Phải Làm Gì Khi Cắn Vào Lưỡi Bị Sưng? TÌM HIỂU NGAY!
Có thể bạn quan tâm
Cắn vào lưỡi bị sưng là hiện tượng thường gặp. Hầu như mỗi người đều đã từng một vài lần vô tình cắn vào lưỡi. Thông thường, các tổn thương đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vị trí bị cắn có thể tiến triển nặng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy, khi lưỡi bị tổn thương sẽ gây ra những hệ quả gì? Sơ cứu vết cắn thế nào cho hiệu quả? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Nguyên nhân cắn vào lưỡi thường gặp
Cắn vào lưỡi là tình trạng phổ biến và thường vô tình xảy ra. Hiện tượng này để lại những tổn thương nhỏ, không đáng kể ở trẻ em. Tuy nhiên, tổn thương sẽ nặng hơn ở người lớn. Tùy thuộc vào mức độ của tổn thương mà thời gian hồi phục sẽ dài hoặc ngắn. Một số nguyên nhân khiến bạn cắn vào lưỡi là:
- Lơ đãng khi ăn.
- Mất ý thức sau khi gây mê nha khoa.
- Thói quen trong khi ngủ.
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, gây mất tập trung.
- Co giật trong bệnh động kinh.
- Chấn thương khi chơi thể thao hoặc gặp tai nạn xe nào đó.
Thông thường, cắn phải lưỡi sẽ gây đau đớn dữ dội. Cơn đau sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu xảy ra các hiện tượng sau, bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị:
- Chảy máu quá mức hay chảy máu lần thứ 2 sau khi đã nhưng chảy máu lần đầu.
- Vị trí bị cắn đỏ lên và sưng phù.
- Xuất hiện mủ, vết đỏ trên lưỡi.
- Cảm giác đau đớn quá mức.
- Sốt cao.
- Lưỡi bị biến dạng rõ rệt.
Cắn vào lưỡi có thể gây ra những tổn thương rất nặng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
>>> XEM THÊM: Viêm lợi trùm răng khôn có mủ nguy hiểm như thế nào? TÌM HIỂU NGAY!
Điều trị tình trạng cắn vào lưỡi bị sưng tại nhà
Trong trường hợp tình trạng cắn vào lưỡi bị sưng không quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Để giảm đau và đảm bảo vết thương lành đúng cách, bạn có thể thực hiện các bước sau:
1. Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc đeo găng tay y tế.
2. Súc miệng với nước để loại bỏ máu và nước bọt. Quan sát vết thương.
3. Áp gạc vào vị trí bị tổn thương để cầm máu.
4. Nếu có sưng, sử dụng một viên đá áp vào môi hoặc miệng.
5. Đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu chảy máu không ngừng hay có biến dạng không nhìn rõ.
Nếu tổn thương nghiêm trọng, bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây tại nhà:
- Lựa chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen.
- Ngậm 1 chút đá lạnh hoặc kem hương vị trái cây.
- Rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sau khi ăn để giảm đau.
Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng hay xảy ra nhiễm trùng, bác sĩ còn có thể chỉ định:
- Khâu đóng vết thương.
- Sử dụng thêm kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng xảy ra.
- Gắn lại phần lưỡi đã bị cắn đứt ra (hiếm gặp).
Bạn cũng nên chú ý về việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc ngay cả khi bạn đã cảm thấy mình tốt hơn.
>>> XEM THÊM: Người bị nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Note ngay 4 thực phẩm cực tốt này!
Ngăn chặn tình trạng cắn vào lưỡi
Cắn vào lưỡi rất dễ khiến cho người bệnh đau điếng. Bên cạnh đó, hàng loạt nguy cơ có thể xảy ra khi cắn vào lưỡi như: Nhiễm trùng, viêm loét nặng, đứt lưỡi, thậm chí dẫn đến tử vong. Do vậy, để hạn chế cắn vào lưỡi bị sưng, bạn cần có những biện pháp ngăn chặn của riêng mình tùy từng trường hợp.
Cắn lưỡi trong giấc ngủ
Ở một số người, cắn vào lưỡi khi ngủ là một thói quen và thường xuyên xảy ra. Nếu bạn cũng gặp tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về một thiết bị đặt trong miệng để tránh bị cắn.
Cắn lưỡi khi co giật
Vết cắn lưỡi khi co giật do động kinh khá nghiêm trọng ở cả người lớn hay trẻ em. Nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh động kinh, hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các tác nhân gây co giật đã được xác định.
Mặt khác, khi thấy một người bị động kinh, việc quan trọng cần ngăn cản họ cắn vào lưỡi bằng cách cho cắn vào vải.
Cắn lưỡi trong các hoạt động thể thao
Khi tham gia các hoạt động, nhất là những môn thể thao yêu cầu sự di chuyển đột ngột hay phải tiếp xúc với nhiều vật cứng bất ngờ như: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,… thì việc cắn phải lưỡi hoàn toàn có thể xảy ra. Để ngăn chặn tình trạng này, khi vận động thể thao, bạn nên sử dụng thêm các dụng cụ bảo vệ miệng. Một số môn thể thao như bóng chảy, khúc côn cầu cần đội mũ bảo hiểm hoặc đeo mặt nạ để ngăn ngừa cắn vào lưỡi.
Cắn lưỡi khi ăn
Sự mất tập trung gây ra hiện tượng cắn vào lưỡi khi ăn. Hiện tượng này cũng xảy ra khi bạn ăn quá nhanh, vội vàng. Do đó, bạn nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho bữa ăn của mình, không nên sử dụng điện thoại hay xem tivi khi ăn, những điều này có thể khiến bạn phân tâm và dễ cắn vào lưỡi.
Các biện pháp trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ cắn vào lưỡi. Về cơ bản, hầu hết các trường hợp cắn vào lưỡi đều khá dễ chăm sóc. Điều quan trọng là bạn cần phải tránh hiện tượng nhiễm trùng xảy ra tại vị trí bị cắn vào.
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng tái phát nhiều lần. TÌM HIỂU NGAY!
Gumimouth – Dự phòng viêm lưỡi sau khi bị cắn vào
Sau khi lưỡi bị cắn vào, tại vị trí bị tổn thương nếu không được chăm sóc kỹ sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Thông thường, nếu như trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ không cần sử dụng kháng sinh mà chỉ chăm sóc bằng các biện pháp thông thường. Tuy vậy, vi khuẩn có trong mảng bám vẫn có thể tác động và gây viêm. Để cải thiện tình trạng này, hạn chế biến chứng viêm lưỡi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công gel bôi Gumimouth đem lại hiệu quả dự phòng viêm lưỡi hiệu quả.
Hiệu quả của Gumimouth có được là do nó tác động toàn diện vào các cơ chế:
Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng
Kẽm salicylate:Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra kẽm còn có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm khoang miệng như đỏ, nóng, sưng tấy, đau nhức, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.
Khả năng sát khuẩn, chống nấm vượt trội
- Nano bạc: Hoạt tính kháng khuẩn của bạc đã được biết đến từ thời cổ đại và với nồng độ thấp thì không gây độc cho tế bào ở người. Các phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, từ đó phá vỡ rồi tiêu diệt chúng. Bên cạnh đó, các phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên. Từ đó, tiêu diệt vi khuẩn ở các mảng bám trên răng.
- Chitosan: Có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus, vi khuẩn, nấm. Một nghiên cứu của Fujiwara và các cộng sự báo cáo rằng, chitosan không tan trong nước và có tác dụng ức chế vi khuẩn gây sâu răng - streptococcus mutans. Hiện nay, chitosan được ứng dụng nhiều trong nha khoa vì khả năng ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ vi khuẩn.
- Chiết xuất neem: Neem là loại cây thường xanh mang nhiều giá trị. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất từ loài cây này đem lại hiệu quả chống mầm bệnh nha chu và vi khuẩn gây sâu răng hay có trong mảng bám. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, dịch chiết ở lá và vỏ cây có tác dụng chống lại vi khuẩn S.mutans và S.faecalis. Đồng thời ức chế chống lại sự xâm nhập của nấm hiệu quả.
Chống viêm, giảm đau
- Chiết xuất đinh hương: Tinh dầu (eugenol) trong đinh hương có hiệu quả gây tê tự nhiên mạnh, kích thích dây thần kinh, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất eugenol còn có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, mùi thơm nhẹ của đinh hương cũng mang lại hơi thở thơm tho cho người sử dụng.
- Kẽm salicylate: Kẽm là một chất có tác dụng tốt trong kiểm soát mảng bám. Từ đó làm giảm vi khuẩn có trong khoang miệng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, salicylate đem lại hiệu quả chống viêm mạnh, giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi.
- Chiết xuất duối: Theo đông y, cây duối vị đắng, chát, tính mát, đem lại tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Đây cũng là loại thảo dược được ông cha ta sử dụng để trị các bệnh về răng miệng từ lâu đời.
Tái tạo niêm mạc lưỡi
Chitosan: Các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, phát hiện ra nhiều tác dụng đột phá như chống viêm, khả năng cầm máu, kích thích tái tạo mô - biểu mô, nhanh làm liền vết thương của chitosan. Hơn nữa, chúng còn tạo thành một lớp màng polymer trên niêm mạc lưỡi trong một thời gian dài. Từ đó, giúp lợi nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, các cao dược liệu (chiết xuất neem, duối, đinh hương) còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp lợi nhanh chóng được tái tạo sau tổn thương
Như vậy, bằng sự kết hợp của những thành phần trên, Gumimouth đem lại hiệu quả hỗ trợ dự phòng viêm lợi hiệu quả ở bệnh nhân cắn vào lưỡi.
Bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị cắn vào lưỡi bị sưng để cải thiện tình trạng nhanh chóng. Bên cạnh đó, để dự phòng tình trạng viêm lưỡi xảy ra, bạn nên sử dụng đều đặn Gumimouth mỗi ngày. Hãy thực hiện ngay để ngăn chặn viêm lưỡi xảy ra, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề cắn vào lưỡi bị sưng và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917.185.170
Từ khóa » Cắn Vô Lưỡi
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì? Nên Chọn Con Số May Mắn Nào?
-
Sau Khi Cắn Vào Lưỡi Bị Nổi Cục Sưng Có Sao Không? | Vinmec
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì? Nên Chọn Con Số May Mắn Nào?
-
Cắn Vào Lưỡi Là điềm Lành Hay Dữ?
-
Cách để Xử Lý Khi Cắn Phải Lưỡi - WikiHow
-
Chấn Thương Lưỡi - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Cắn Vào Lưỡi Báo điềm Gì - Thủ Thuật
-
Thường Xuyên Cắn Vào Lưỡi Khi ăn, Nếu Không Mắc 3 Thói Quen Xấu ...
-
Đang ăn Cắn Vào Lưỡi Là điềm Gì, Tốt Hay Xấu?
-
Chữa Vết Cắn Lưỡi - Báo Thanh Niên
-
Thường Xuyên Cắn Vào Lưỡi Quá Nhiều Có Thể Là Dấu Hiệu Của đột ...
-
[Giải đáp] Đang ăn Cắn Vào Lưỡi Là điềm Báo Gì ? Có Sao Không ?
-
Chữa Vết Cắn Lưỡi - ECO Pharma