Cách để Xử Lý Môi Khô Và Nứt Nẻ - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Margareth Pierre-Louis, MD. Margareth Pierre-Louis là bác sĩ da liễu, chuyên gia bệnh học về da và người sáng lập của Twin Cities Dermatology Center và Equation Skin Care tại Minneapolis, Minnesota. Twin Cities Dermatology Center là phòng khám da liễu điều trị cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi thông qua phương pháp da liễu lâm sàng, da liễu thẩm mỹ và y tế từ xa. Equation Skin Care được thành lập để cung cấp các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, dựa trên bằng chứng xác thực. Pierre-Louis có bằng cử nhân sinh học và bằng MBA của Đại học Duke, bằng bác sĩ y khoa của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về da liễu tại Đại học Minnesota và hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về bệnh học da tại Đại học Washington ở St Louis. Pierre-Louis được Ủy ban Da liễu và Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận là chuyên gia điều trị bệnh da liễu, phẫu thuật da và bệnh học da. Bài viết này đã được xem 184.619 lần.
Trong bài viết này: Chăm sóc môi nứt nẻ bằng phương pháp trị liệu tại nhà Đẩy lùi tình trạng môi nứt nẻ do nguyên nhân tiềm ẩn Bài viết có liên quan Tham khảoMôi khô, nứt nẻ hoặc đau thường xảy ra vào những ngày trời lạnh và khô. Môi nứt nẻ mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nào đó, còn môi khô nẻ thông thường có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà. Hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách làm cho môi mềm mọng trở lại.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 2:Chăm sóc môi nứt nẻ bằng phương pháp trị liệu tại nhà
Tải về bản PDF-
- Bạn cần uống nước nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều nước trong một lần. Việc uống nước không giúp cải thiện tình trạng của môi ngay lập tức!
1 Uống nhiều nước. Tốt nhất bạn nên uống 8-10 cốc nước mỗi ngày. Khi cơ thể mất nước, điều đó sẽ thể hiện ngay trên môi của bạn. Vì vậy, bạn nên uống càng nhiều nước càng tốt![1] -
- Khi muốn liếm môi hoặc bóc lớp da khô, bạn nên thoa son dưỡng môi ngay lập tức.
- Thoa lại son dưỡng hoặc thuốc bôi sau khi uống nước hoặc rửa miệng.
2 Đừng liếm hoặc bóc da khô trên môi. Khi môi khô, bạn nên tránh liếm môi liên tục hoặc bóc lớp da khô. Hai thói quen xấu này chỉ làm cho tình trạng của môi tồi tệ hơn. Việc liếm môi có thể cải thiện tình trạng tạm thời, nhưng khi nước bọt trên môi bốc hơi, môi của bạn cũng bị khô.[2] Việc bóc lớp da khô có thể gây chảy máu, viêm nhiễm hoặc lở môi.[3] -
- Dùng muối hoặc đường để tẩy tế bào chết. Thoa một trong hai nguyên liệu này lên môi và mát xa theo chuyển động tròn để tẩy sạch lớp da chết (bạn cũng có thể thử dùng đường thêm một ít dầu ô-liu để tẩy tế bào chết). Môi của bạn sẽ trở nên mềm mại và tươi sáng.
- Dùng bàn chải tẩy tế bào chết. Bàn chải dễ sử dụng nhất trong trường hợp này là bàn chải đánh răng! Bạn chỉ cần đảm bảo bàn chải đã được làm sạch. Bất kỳ bàn chải nhỏ và mềm nào cũng đều dùng được. Bạn sẽ chà bàn chải lên môi theo hình vòng tròn để loại bỏ lớp da chết.
- Không dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng xà phòng. Sản phẩm rửa mặt với hạt tẩy tế bào chết và loại tẩy tế bào chết dạng xà phòng sẽ khiến môi khô hơn.
3 Tẩy tế bào chết cho môi. Trước khi thoa bất kỳ thuốc bôi nào, bạn nên tẩy da chết cho môi. Việc này để lộ lớp da non và giúp chữa lành cho môi. Đừng dùng tay chà mạnh vì môi sẽ trở nên tồi tệ hơn; thay vào đó, bạn mát xa môi một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách dùng những thứ mà bạn chọn để tẩy tế bào chết cho các phần khác trên cơ thể. Hãy thử một trong những thứ sau: -
- Tìm son dưỡng môi có chứa sáp ong, shea butter (bơ hạt mỡ), bơ dừa, dầu hạnh nhân hoặc các chất dưỡng ẩm tự nhiên khác - chỉ cần như vậy là đủ. Đừng chọn son dưỡng có nhiều thành phần mà bạn không biết cách đọc tên.
- Thuốc bôi dạng vitamin E hoặc glycerin có chứa các thành phần tự nhiên cũng rất hiệu quả.[5]
- Tránh dùng son để cấp ẩm cho môi. Son có thể làm khô môi; vì vậy, bạn cần thoa thuốc mỡ bảo vệ ở bên dưới. Trong một số trường hợp, bạn có thể dị ứng với son hoặc màu nhuộm đỏ số 40 thường có trong các công thức son. Nếu việc này xảy ra, son có thể tạo cảm giác khó chịu hoặc các vết sưng đỏ trên môi.
4 Thoa thuốc mỡ. Hãy chọn thuốc bôi có bán ở quầy thuốc hoặc son dưỡng một cách cẩn thận để làm lành đôi môi nứt nẻ. Nhiều sản phẩm có chứa thành phần như long não (camphor) hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly) giúp môi tạm thời tốt hơn, nhưng sẽ khiến môi khô hơn, buộc bản phải thoa sản phẩm nhiều lần.[4] -
- Dầu dừa
- Dầu hạnh nhân
- Dầu jojoba
- Dầu ô-liu
- Bơ hạt ca cao hoặc bơ hạt mỡ
- Dầu tầm xuân
5 Thoa dầu. Để tăng thêm độ ẩm, bạn thoa một ít dầu lên môi. Việc này sẽ làm dịu và dưỡng ẩm cho môi cũng như bảo vệ môi khỏi các thương tổn khác. Hãy dùng sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên từ dầu dừa và các loại bơ hạt như sau: -
- Dùng một lát dưa leo thoa lên môi hằng ngày trong khoảng 10 phút cũng rất hiệu quả.
- Thoa một ít gel lô hội lên môi để giảm đau.
- Thoa một ít mật ong lên môi để dưỡng ẩm và tạo cảm giác dễ chịu.
- Thoa son dưỡng môi không mùi có chứa các loại dầu hoặc bơ tự nhiên, như dầu dừa hoặc bơ hạt mỡ.
6 Làm dịu cảm giác đau trên môi. Khi môi nứt nẻ và tạo cảm giác đau khi cười, bạn thử giảm đau bằng phương pháp chăm sóc tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn: -
- Bạn nhớ đọc nhãn sản phẩm để tìm hương liệu trong danh sách thành phần. Những thành phần này có thể tạo cảm giác nóng rát hoặc gây kích ứng khiến môi trở nên tồi tệ hơn.
7 Tránh lạm dụng phương pháp chăm sóc da công nghiệp. Các phương pháp này thường bao gồm mỹ phẩm và son dưỡng có mùi - đây là những sản phẩm làm khô da. - 8 Thử dùng kem đánh răng không có fluoride. Một số người bị dị ứng với flouride, vốn không chỉ ảnh hưởng đến môi mà còn gây các kích ứng khác trong miệng. Hãy đổi kem đánh răng và xem bạn có cảm nhận được sự khác biệt hay không.
- 9 Dùng máy làm ẩm không khí tại nhà hoặc văn phòng. Sức nóng từ máy sưởi trong nhà vào mùa đông khiến không khí bị khô. Hãy thử đặt máy làm ẩm không khí để cấp ẩm cho không khí trong phòng và môi của bạn.[6] Quảng cáo
Đẩy lùi tình trạng môi nứt nẻ do nguyên nhân tiềm ẩn
Tải về bản PDF-
- Tránh các loại thức ăn mặn khiến bạn muốn liếm môi nhiều hơn. Chế độ ăn và các món ăn vặt nhiều muối là nguyên nhân gây khô môi.
- Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thức uống có caffeine để không phải liếm môi.
- Nước có ga cũng là một nguyên nhân vì có chứa caffeine và muối. Vì vậy, bạn nên chọn thức uống khác.
1 Xem xét chế độ ăn của bạn. Tăng lượng vitamin cần thiết vào chế độ ăn bằng cách ăn uống lành mạnh hoặc dùng các viên bổ sung vitamin. -
- Môi khô, nứt nẻ còn bắt nguồn từ việc hít thở bằng miệng khi bạn bị ngạt mũi. Hãy làm sạch hốc mũi để bạn có thể thở bằng mũi một cách dễ dàng.
- Việc dùng dụng cụ bảo vệ răng miệng, vòng kẹp và dụng cụ khác khiến bạn mở miệng cũng là nguyên nhân gây khô môi.
- Nếu không thể tránh việc mở miệng khi ngủ, bạn nên thoa sản phẩm dưỡng môi trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn thường xuyên mở miệng khi ngủ và cảm thấy mệt mỏi, hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo bạn không gặp vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.
2 Cố gắng không mở miệng khi ngủ hoặc thở. Nếu môi của bạn khô và nứt nẻ vào buổi sáng, có thể bạn đã mở miệng trong khi ngủ. Không khí lưu thông qua miệng trong suốt cả đêm có thể gây khô môi. Hãy thử xem việc thay đổi vị trí ngủ xem có giúp ích cho bạn không.[7] - 3 Bảo vệ môi bạn trước sự ảnh hưởng của môi trường hanh khô bên ngoài. Việc không bảo vệ môi trong ngày lộng gió có thể gây thương tổn cho đôi môi của bạn. Môi cũng bị khô và nứt nẻ khi bạn ở nơi nào đó cực kỳ khô. Nếu môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính làm môi bạn thường xuyên khô rát, hãy chú ý chăm sóc môi mỗi khi ra ngoài.[8]
-
- Đừng chờ đến khi môi bị tổn thương do ánh nắng rồi hẳn chăm sóc! Bạn nên cố gắng tránh tình trạng này bằng việc luôn dùng sản phẩm chống nắng cho môi, chẳng hạn như son dưỡng chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 15.[9]
4 Chăm sóc thương tổn do ánh nắng. Không chỉ da mà môi cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời. Môi cũng có thể bị cháy nắng và cảm giác sẽ rất đau! Hãy thoa gel lô hội lên đôi môi bị cháy nắng để giúp môi mau lành. - 5 Việc hút thuốc hoặc ăn uống cũng là nguyên nhân khiến môi nứt nẻ. Bất kỳ thứ gì có tiếp xúc thường xuyên với môi đều ảnh hưởng đến tình trạng của môi. Hóa chất trong thuốc lá, kẹo cao su và thức ăn vặt chế biến sẵn có thể khiến môi khô và nứt nẻ.
- 6 Thử xem việc thiếu hụt vitamin có phải là nguyên nhân hay không. Một số vitamin rất cần thiết trong việc giữ cho da và môi khỏe mạnh là vitamin A, B, C, B2 (gây thiếu hụt Riboflavin). Bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin này để tránh tình trạng nứt nẻ môi.
-
- Chọn dùng kem đánh răng không chứa sodium lauryl sulphate. Đây là một chất tạo bọt có trong hầu hết các loại kem đánh răng - có thể khiến tình trạng đau hoặc lở miệng và môi nứt nẻ trở nên tồi tệ hơn.
7 Có thể bạn nhạy cảm hoặc bị dị ứng với thành phần trong sản phẩm nào đó? Tình trạng môi khô bong tróc cũng có thể là do phản ứng phụ của các thành phần trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng. Việc lạm dụng những sản phẩm này sẽ khiến tình trạng nứt nẻ môi trở nên nghiêm trọng hơn.[10] - 8 Xem xét tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng phụ dẫn đến tình trạng khô hoặc nứt nẻ môi. Nếu tình trạng này xảy ra khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới, bạn nên trao đổi với bác sĩ về khả năng này.
-
- Bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hay người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh này, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm môi bạn bị khô rát và đau đớn.
- Bệnh Kawasaki. Một bệnh rối loạn máu nghiêm trọng hiếm gặp có thể gây khô môi mãn tính.
- Hội chứng Sjogren. Một loại tự miễn dịch có thể gây tổn thương tuyến lệ và tuyến tương tự. Bệnh này gây khô mắt, khô miệng, khô niêm mạc và cũng là nguyên nhân gây nứt nẻ môi nghiêm trọng.
- Bệnh hồng cầu lớn trong máu. Một loại bệnh về máu xảy ra khi kích thước hồng cầu trung bình tăng lên đến mức độ nghiêm trọng.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (còn gọi là STDs). Các bệnh STDs, vi-rút Herpes HSV-1 ở miệng, HIV và các bệnh khác đều là nguyên nhân tiềm ẩn gây nứt nẻ môi mãn tính.
9 Xem xét các tình trạng bệnh nghiêm trọng khác. Nếu các yếu tố kể trên không phải là nguyên nhân khiến môi bị đau, có thể bạn đang gặp phải triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ tình trạng nứt nẻ môi xảy ra do một loại bệnh nào đó.[11] Sau đây là một số bệnh có liên quan:
Lời khuyên
- Thoa dầu dừa lên môi cũng hiệu quả.
- Đừng bóc lớp da chết trên môi kẻo môi sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn dùng thuốc bôi giúp làm bong lớp da chết để có thể thoa son dưỡng.
- Thử dùng dầu hạnh nhân để làm dịu cảm giác đau trên môi.
- Thoa một lớp dày sản phẩm chăm sóc môi mà bạn chọn trước khi đi ngủ để không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống, hôn, v.v.
- Tránh chạm vào môi kẻo xảy ra tình trạng đau, chảy máu.
- Làm sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu ô-liu và đường.
- Thoa dưa chuột lên môi trong khoảng từ 5 đến 20 phút.
- Dùng son dưỡng dạng thuốc phù hợp với bạn.
- Không tán son dưỡng bằng việc bặm môi. Bạn nên nhẹ nhàng thoa son dưỡng bằng ngón tay và tăng lượng son dưỡng nếu cảm thấy môi vẫn khô.
- Bạn cũng có thể thử mỡ khoáng (Petroleum Jelly) để làm dịu cảm giác đau và giúp môi trở nên mềm mại.
- Đừng liếm môi. Ban đầu việc này khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng nước bọt sẽ khiến môi khô hơn.
- Dùng son dưỡng được làm từ sáp ong tự nhiên 100%.
Cảnh báo
- Đừng bao giờ dùng dụng cụ cứng để chà lên môi, chẳng hạn như đồ dũa móng hoặc bàn chải cứng.
- Luôn nhờ bác sĩ tư vấn khi chẩn đoán bất kỳ tình trạng bệnh nào, đặc biệt khi bệnh không thuyên giảm sau một khoảng thời gian chăm sóc. Riêng đối với môi, bác sĩ da liễu sẽ là người có đủ chuyên môn để đánh giá tình trạng của bạn.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTẩy keo dán mi giả Cách đểNhuộm lông mày Cách đểKhôi phục phấn nén bị vỡ Cách đểChọn màu sắc làm nổi bật màu da của bạn Cách đểChọn màu kem nền phù hợp với màu da Cách đểBiết dáng mắt của bạn Cách đểLựa chọn màu son phù hợp với bạn Cách đểTrang điểm cho người mới bắt đầu Cách đểTrang điểm mắt (dành cho phụ nữ trên 50 tuổi) Cách đểSử dụng kem lót (primer) Cách đểĐánh kem nền Cách đểChe vết thâm tím Cách đểTẩy màu nhuộm lông mày Độ tuổi phù hợp để trang điểm - hướng dẫn cho phụ huynh và các bạn nhỏ Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.webmd.com/beauty/why-your-lips-are-chapped#1
- ↑ https://www.webmd.com/beauty/why-your-lips-are-chapped#1
- ↑ https://www.webmd.com/beauty/why-your-lips-are-chapped#1
- ↑ https://www.webmd.com/beauty/why-your-lips-are-chapped#2
- ↑ http://www.webmd.com/beauty/lips-smile/why-your-lips-are-chapped
- ↑ https://www.webmd.com/beauty/why-your-lips-are-chapped#1
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/chapped-lips/faq-20057819
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/sore-or-dry-lips/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/sore-or-dry-lips/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/chapped-lips/faq-20057819
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/chapped-lips/faq-20057819
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Margareth Pierre-Louis, MD Bác sĩ da liễu Bài viết này đã được cùng viết bởi Margareth Pierre-Louis, MD. Margareth Pierre-Louis là bác sĩ da liễu, chuyên gia bệnh học về da và người sáng lập của Twin Cities Dermatology Center và Equation Skin Care tại Minneapolis, Minnesota. Twin Cities Dermatology Center là phòng khám da liễu điều trị cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi thông qua phương pháp da liễu lâm sàng, da liễu thẩm mỹ và y tế từ xa. Equation Skin Care được thành lập để cung cấp các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, dựa trên bằng chứng xác thực. Pierre-Louis có bằng cử nhân sinh học và bằng MBA của Đại học Duke, bằng bác sĩ y khoa của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về da liễu tại Đại học Minnesota và hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về bệnh học da tại Đại học Washington ở St Louis. Pierre-Louis được Ủy ban Da liễu và Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận là chuyên gia điều trị bệnh da liễu, phẫu thuật da và bệnh học da. Bài viết này đã được xem 184.619 lần. Chuyên mục: Trang điểm Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Séc Tiếng Hindi Tiếng Hàn Tiếng Thái Tiếng Nhật Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTẩy keo dán mi giảCách đểNhuộm lông màyCách đểKhôi phục phấn nén bị vỡCách đểChọn màu sắc làm nổi bật màu da của bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểGấp hộp giấyCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChép tài liệu từ máy tính sang USBCác bài viết hướng dẫn nổi bật
15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine5 cách để tìm một người trên Tinder9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào- Chuyên mục
- Chăm sóc Cá nhân và Phong cách
- Trang điểm
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--462Từ khóa » Cách Làm Da Môi Không Bị Khô
-
12 Cách Trị Khô Môi Nứt Nẻ Tại Nhà Hiệu Quả - TheFaceShop
-
8 Cách Chữa Khô Nứt Môi Hiệu Quả Cho đôi Môi Luôn Căng Mọng
-
7 Cách Chữa Trị Khô Môi đơn Giản Tại Nhà Hiệu Quả
-
Gợi ý Những Phương Pháp Chữa Khô Môi đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất ...
-
9 Cách Trị Khô Môi Nứt Nẻ Nhanh, Đơn Giản Nhất Tại Nhà
-
Hết Ngay Khô Môi, Nứt Môi Trong 1 đêm Với Nguyên Liệu Có Sẵn Tại Nhà
-
Tiết Lộ 7 Cách Trị Khô Môi Nhanh Và đơn Giản Nhất - Cỏ Mềm
-
10 Cách Trị Môi Khô Nứt Nẻ Tại Nhà Nhanh-gọn-lẹ - Hello Bacsi
-
10+ Cách Chữa Khô Môi Vào Mùa đông Tại Nhà đơn Giản, Dễ Thực Hiện
-
Cách để Môi Không Bị Khô - WikiHow
-
22 Cách Trị Môi Khô Bong Tróc, Nứt Nẻ Tại Nhà Vừa ...
-
Cách Trị Môi Khô Và Thâm Hiệu Quả Tại Nhà – Cập Nhật Mới Nhất 2022
-
6 Cách Đơn Giản Trị Khô Môi Hiệu Quả
-
9 Cách Chăm Sóc Môi, Trị Khô Môi, Nứt Nẻ Môi Bạn Gái Cần Biết