Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Cách Lắp đường ống Nóng Lạnh

Cách đi đường nước nhà vệ sinh là một trong những điểm mấu chốt. Bởi bạn biết không, chỉ cần một thao tác, công đoạn nào đó bị sai thôi. Sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống, chưa kể,.. Lại còn có thể dẫn đến tắc nghẽn.. Nan giải ghê, hãy cùng tìm hiểu xem. Đường nước nhà vệ sinh sẽ được đi thế nào nhé.

Nội dung chính bài viết

Toggle
  • Sơ đồ đường nước trong nhà
    • Bản vẽ cấp thoát nước trong nhà
    • Đường kính ống cấp nước trong nhà
  • Cách đi đường nước nhà vệ sinh
    • Khi thiết kế hệ thống nước thải, cũng cần lưu ý
    • Đặt ống nước thải xuống bồn cầu
    • Sử dụng co nối hợp lý
    • Lắp các sản phẩm thoát ngang cũng cần chú ý:
  • Cách lắp đường ống nóng lạnh
    • Sơ đồ đường ống nước bình nóng lạnh

Sơ đồ đường nước trong nhà

Trước khi đi tìm cách đi đường nước nhà vệ sinh, thì ngó qua một chút về sơ đồ đường nước trong nhà đã nhé.

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Bản vẽ cấp thoát nước trong nhà

Có thể hiểu đơn giản, sơ đồ đường nước là những bản vẽ. Mô tả chính xác hệ thống cấp nước của gia đình. Và thể hiện ra một vài yếu tố:

  • Mặt bằng cấp thoát nước
  • Sơ đồ đứng cấp thoát nước:
  • Chi tiết cấp thoát nước nhà vệ sinh
  • Các chi tiết, thiết bị cấp thoát nước
  • Các khối lượng vật tư cần thiết

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Đường kính ống cấp nước trong nhà

  • Ống cấp nước đường kính tối thiểu là Φ > 20 mm
  • Ống thoát nước chính: Kích thước Φ > 102mm. Ống ngang Φ > 78 mm. ống thoát bồn vệ sinh Φ > 78 mm. Các ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt, chậu rửa bát,… kích thước Φ > 38 mm.
  • Ống thông khí: đối với ống hướng thẳng lên không trung. Kích thước Φ > 78 mm. Còn các ống còn lại có kích thước Φ > 38.

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Như đã nói ở trên, cách đi đường nước nhà vệ sinh là một khâu khá quan trọng. Bạn có thể xem sơ đồ dưới đây, Để bạn có cái nhìn tổng thể hơn đó mà.

Sau khi đã xem sơ đồ, bạn đã hòm hòm được về cách đi đường nước nhà vệ sinh thế nào chưa? Nhưng lý thuyết là thế, thực tế, vẫn cần đáp ứng một vài tiêu chuẩn dưới đây.

  • Hệ thống phải đảm bảo không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ
  • Việc lắp đặt phải dễ dàng để có thể sửa chữa, thay thế khi cần thiết
  • Bạn nên tách riêng hệ thống thoát nước nhà vệ sinh (bồn cầu) với hệ thống thoát nước rửa (lavabo, bồn tắm, sàn)
  • Thiết kế chiều dài đường ống phải là ngắn nhất.
  • Tạo điều kiện dễ dàng trong thi công và lắp đặt

Khi thiết kế hệ thống nước thải, cũng cần lưu ý

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

  • Không nên thiết kế đường ống thải quá nhiều đoạn gấp khúc: Bởi việc có quá nhiều đoạn chuyển hướng, gấp khúc. Sẽ làm tăng trở lực của toàn hệ thống, mà các chất thải dễ dàng mắc phải những đoạn gấp khúc đó. Lâu dài sẽ gây ra hiện tượng bồn cầu xuống nước chậm, nghiêm trọng hơn, còn tắc nghẽn bồn cầu luôn.
  • Đường ống thải nhất định phải có ống khí, nếu không ống nước sẽ bị vỡ. Do chịu áp lực quá mạnh.

Đặt ống nước thải xuống bồn cầu

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

  • Ống thải khi xuống bể phốt, không để bị ngập trong nước. Áp lực nước sẽ làm giảm đi hiệu quả thoát nước
  • Khoảng cách thích hợp nhất, là ống thải xuống bể phốt phải cao hơn mặt nước ít nhất 200mm.

bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách đặt ống trong bể tự hoại

Sử dụng co nối hợp lý

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Đây cũng là khâu quan trọng trong cách đi đường nước nhà vệ sinh. Bởi mỗi đoạn cút nối sẽ làm tăng trở lực. Nên dù gì đi nữa, vẫn phải hạn chế tối đa các đoạn nối.

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Bạn nên sử dụng loại cút nối chữ Y – khi lắp đặt nhiều thiết bị trên cùng một đường ống. Không nên sử dụng loại chữ T

  • với cút nối chữ Y, nước chảy theo 1 hướng, nên không gây cản trở các thiết bị sau. Điều này làm hạn chế phần nào tình trạng tắc nghẽn.
  • Ngược lại, cút nối chữ T khiến dòng chảy bị phân đôi. Vậy bạn đã biết, vì sao nên dùng cút nối chữ Y chưa?

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Lắp các sản phẩm thoát ngang cũng cần chú ý:

Bạn cần chú ý, độ nghiêng của ống thải so với các thiết bị. Dốc quá cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả xả đó nhé.

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Cách lắp đường ống nóng lạnh

Cách đi đường nước nhà vệ sinh là thế. Đối với việc lắp đường ống nóng lạnh. Thì cũng cần lưu ý một vài điểm sau. Dưới đây là sơ đồ đường ống nước bình nóng lạnh. Bạn có thể tham khảo qua một chút.

Cách đi đường nước nhà vệ sinh

Sơ đồ đường ống nước bình nóng lạnh

Cần bố trí sao cho hợp lý:

  • Gắn kèm thiết bị chống rò điện: Đối với các loại bình nóng lạnh. Ta phải gắn kèm cả thiết bị chống rò điện. Và đường dây lắp đặt, phải phù hợp với công suất của bình.
  • Kỹ thuật lắp bình nóng lạnh: Bắt van an toàn vào đường nước lạnh. Đường cấp nước phải cho vào phần dưới của van an toàn, bằng ống mềm. Đường nước nóng vào ống ra của bình.
  • Lắp gương sen: Lắp đệm cao su vào 2 đai ốc. Lắp thân sen vào 2 ống cấp nước, siết chặt đai ốc. Sau đó lắp giá treo tay lên tường, vào các vị trí có sẵn. Lắp bát sen vào dây sen, dây sen thì lắp vào thân sen
  • Lắp bồn rửa mặt: Lắp bàn đá trước nếu là chậu đặt bàn đá. Kiểm tra mặt bàn thẳng chưa bằng thước đo. Gắn vào đúng vị trí các vòi cấp nước, xi-phong, ống thoát,… Kiểm tra lại các chỗ, hàn kín giữa các khe hở giữa bồn và tường, giữa bồn và bàn đá bằng keo silicon.

Xem thêm: Kích thước lavabo cho các phòng vệ sinh

Vậy là chúng tôi đã gửi đến bạn cách đi đường nước nhà vệ sinh. Cũng như là cách lắp đường ống nóng lạnh rồi. Nếu bạn cần tư vấn, hay cũng như có nhu cầu sử dụng những dịch vụ tắc nghẽn, hút bể phốt. Hãy liên lạc với Hưng Thịnh qua hotline: 0974 222 997 nha. Xin chân thành cảm ơn.

Hưng Thịnh

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.

Từ khóa » Sơ đồ đi đường Nước Nhà Vệ Sinh