Thiết Kế Sơ đồ Và Cách đi đường ống Nước Nhà Tắm Tiêu Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Thiết kế đường ống nước nhà tắm là vô cùng quan trọng trước khi tiến hành xây dựng nhà ở để đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hoạt động hiệu quả, không xảy ra tình trạng tắc nghẽn hay rò rỉ trong quá trình sử dụng cũng như giúp thợ điện nước dễ hình dung hơn trong việc lắp đặt. Dưới đây, Maykhoanbosch.net sẽ chia sẻ đến bạn sơ đồ đường ống nước nhà tắm thông dụng được các thợ chuyên nghiệp sử dụng cũng như những thông tin hữu ích liên quan đến việc thiết kế, thi công đường ống nước trong gia đình.
Sơ đồ đi đường ống nước nhà tắm
Mỗi công trình nhà ở trước khi thi công, kiến trúc sư đều phải nghiên cứu và phác thảo một sơ đồ kết cấu chi tiết bao gồm kết cấu, bố trí, diện tích không gian các phòng, hệ thống đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước,...
Trong đó, sơ đồ đường ống nước nhà tắm là một trong những bản vẽ quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào khi bắt tay vào xây dựng cũng đều rất chú trọng.
Bản vẽ cách đi hệ thống cấp thoát nước nhà tắm sẽ giúp các thợ điện nước khi thi công dễ hình dung hơn và căn cứ vào đó để lắp đặt hoàn chỉnh.
Dưới đây là sơ đồ cách đi đường ống nước nhà tắm tiêu chuẩn của một gia đình mà bạn có thể tham khảo:
Xem thêm:
- Hướng dẫn lắp đặt đường ống nước trong nhà dễ hiểu nhất
- Hệ thống điện là gì? Quy trình lắp đặt mạng điện cho gia đình
- Hướng dẫn cách lắp tủ bếp treo tường bằng máy khoan gia đình
Quy định về cách đi đường ống nước nhà tắm
Hệ thống cấp thoát nước trong nhà tắm được phân chia thành đường ống cấp nước và đường ống thoát nước. Khi lắp đặt, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Về đường ống thoát nước: Luôn phải đảm bảo hệ thống thoát nước được âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà tắm, bởi khi đó nước thải ra mới có độ dốc để thoát vào hộp kỹ thuật.
-
Về đường ống cấp nước: Phải tuân thủ theo nguyên tắc gắn trên tường. Khi thi công, thợ điện nước sẽ đục dán ống nước âm vào trong tường sau đó cố định và chát lại vừa để lấp đi.
Ngoài ra, khi thiết kế sơ đồ đường ống nước nhà tắm, bạn cũng cần phải lưu ý:
-
Đường ống nước nhà tắm phải được tách biệt với hệ thống cấp thoát nước trong nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiêu) và hệ thống thoát nước rửa (bồn tắm, lavabo, sàn)
-
Chiều dài đường ống nên được thiết kế ngắn nhất có thể
-
Hệ thống đường ống nước nhà tắm phải đảm bảo không đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách
-
Thiết kế, lắp đặt phải đảm bảo có thể dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết
Nguyên tắc lắp đặt đường ống nước nhà tắm tiêu chuẩn
Vị trí lắp đặt ống thoát nước
-
Ống thoát bồn cầu cách mặt sàn cao 15cm - 20cm, tim ống thoát cách tường chưa trát từ 30 - 32cm tùy theo loại bồn cầu
-
Hệ thống ống thoát sàn nên thiết kế ở góc trong cùng của nhà tắm, tim ống thoát sàn cách tường 15x15cm
-
Đường ống thoát lavabo được đục thẳng dưới nền lên tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp khoảng 60cm
-
Kích thước đầu chờ ống thoát nước bồn tắm nằm và bồn tắm đứng phải dựa trên kích cỡ loại bồn mà chủ nhà sử dụng để bố trí ống thoát chờ
Tiêu chuẩn về cách bố trí ống cấp nước
Thông thường, nước cấp khi chảy từ trên xuống gặp các thiết bị thì ống sẽ chạy sang ngang. Ống cấp nước chạy ngang sẽ thu lại bắt đầu từ trục cấp chính. Ở đầu chờ thiết bị có dùng nước nóng và nước lạnh thì nguyên tắc lắp đặt như sau:
Để phù hợp với thiết kế của thiết bị nhà tắm (bình nóng lạnh, bình năng lượng mặt trời,...) ống cấp nước nóng thường được bố trí ở bên trái, ống cấp nước lạnh lắp ở bên phải
nước cấp sẽ đi từ trên xuống qua bình nóng lạnh đường ống chạy ngang cách nền tầm 75cm. Chia ra làm 2 nhánh.
-
Nhánh 1 rẽ trái cách 50cm chạy xuống 20cm sẽ là vòi rửa rồi sang ngang 30cm là tới sen tắm và cách 70cm là chậu rửa mặt.
-
Nhánh 2 đi từ bình nóng lạnh xuống cách nền nhà tắm 15cm rẽ phải cách 1m là bồn cầu.
Tiêu chuẩn đường kính ống trong nhà tắm
Khi thiết kế đường ống nước nhà tắm, các bạn cũng cần phải lưu ý về tiêu chuẩn kích thước các đường ống sẽ sử dụng để đảm bảo hiệu quả cấp thoát nước tốt nhất:
-
Ống thoát nước chính phải có kích thước đường kính >20mm
-
Ống thoát dọc (ống chính theo phương đứng) phải >78mm
-
Ống ngang (các ống nằm ngang) không nghiêng quá 45 độ và đường kính > 38mm
-
Ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt phải có kích thước >38mm
-
Đường kính ống cấp nước tối thiểu phải >20mm
-
Đối với nhà cao tầng ( 7 - 10 tầng) sẽ có áp lực nước lớn nên các ống cấp nước nhánh có thể sử dụng thêm ống phụ khoảng 20mm
-
Ống thông khí có đường kính tiêu chuẩn là 34mm
-
Ống hút mùi kích thước tiêu chuẩn là 90mm
Như vậy, bài viết này đã giúp cho các bạn hình dung rõ hơn về sơ đồ đường ống nước nhà tắm, cách đi đúng và một số tiêu chuẩn liên quan. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích hơn cho công việc của bạn!
Từ khóa » Sơ đồ đi đường Nước Nhà Vệ Sinh
-
Sơ đồ Và Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn
-
Thiết Kế Sơ đồ Lắp đặt ống Nước Nhà Tắm ,vệ Sinh Tiêu Chuẩn
-
Sơ đồ ống Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn Hữu ích Cho Mọi Nhà
-
Thiết Kế Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm
-
Hướng Dẫn Sơ đồ Lắp đặt ống Nước Nhà Vệ Sinh Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Đi Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh Đúng Tiêu Chuẩn
-
Thiết Kế đường ống Nước Trong Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm - Việt Tín
-
Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Cách Lắp đường ống Nóng Lạnh
-
Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Hút Bể Phốt Tại Hải Dương
-
Sơ đồ ống Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn Cho Mọi Nhà
-
Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Thợ Sửa Chữa
-
Cách Đi Đường Nước Nhà Vệ Sinh
-
Top 5 Mẫu Sơ đồ đường Nước Trong Nhà Mới Nhất 2020