Cách Đi Đường Nước Nhà Vệ Sinh
Có thể bạn quan tâm
Nhà tắm hay nhà vệ sinh là một trong những công trình phụ có tầm quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm là cách đi đường nước trong nhà vệ sinh sao cho đúng yêu cầu kĩ thuật
Với kinh nghiệm nhiều năm thi công cho nhiều dự án công trình nhà vệ sinh, nhà tắm lớn nhỏ thì hôm nay diennuockhanhtrung.com sẻ giúp bạn giải đáp những vấn đề khi lắp ống thoát nước, kích thước hộp kĩ thuật nhà vệ sinh và một số yêu cầu lắp đặt khác
Contents
- 1 Cách đi đường nước trong nhà vệ sinh
- 1.1 Kích thước hộp kỹ thuật nhà vệ sinh
- 1.2 Sơ đồ ống nước nhà vệ sinh
- 1.3 Lắp đặt ống thoát nước nhà vệ sinh
- 2 Lưu ý cách đi đường nước nhà vệ sinh
- 2.1 Các ống bẫy nước xi phông
- 2.2 Ống thoát nước bồn cầu cần có độ dốc tương ứng
- 2.3 Cần chú ý đến hệ thống thoát hơi
- 2.4 Hạn chế sử dụng nhiều co lơ
- 2.5 Cần tạo ra các đường ống nước chờ sẵn
Cách đi đường nước trong nhà vệ sinh
Kích thước hộp kỹ thuật nhà vệ sinh
Tất cả các hệ thống cấp thoát nước đều được đặt trong hộp kĩ thuật nhà vệ sinh, đây là bộ phận giúp che giấu những khuyết điểm, đường ống rườm rà bên trong.
Thông thường tất cả các đường ống cấp thoát nước sinh hoạt, nước thải bồn cầu đề có kích thước khá lớn, trên Φ60. Vậy nên, hộp kĩ thuật nhà vệ sinh cần được thiết kế đủ rộng để có thể bao trùm toàn bộ đường ống bên trong
Yêu cầu kích thước hộp kĩ thuật nhà vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn sau: Chiều Dài = Chiều Rộng = 30 cm đây là kích thước áp dụng cho công trình nhà ở, đối với các trong trình lớn như công ty, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn thì yêu cầu kích thước phải lớn hơn
Lưu ý: Không nên sử dụng ống thoát bồn cầu > Φ114, ống thoát nước thải < Φ60, ống cấp nước < Φ 41
Xem chi tiết cách lắp đặt ống thoát bồn cầu
Sơ đồ ống nước nhà vệ sinh
Các đường ống cấp thoát nước thường có 2 loại: Nằm ngang và nằm dọc, nhiệm vụ của nó là cấp nước đến cho từng thiết bị trong nhà vệ sinh như valabo, bồn cầu, nhà tắm và hệ thống sinh hoạt trong nhà
Đối với hệ thống ống nước nằm ngang nó sẻ được kết với với ống dọc bằng co lơ có kích thước tương ứng
Dưới đây là mô hình đường ống thoát nước nhà vệ sinh
Đường ống thoát nước thì ngược lại, mọi nước thải, chất bẩn đến từ bồn rửa chén bát, valabo, bồn cầu sẻ được dẫn hết về ống thoát ngang dưới sàn nhà vệ sinh, từ đó chuyển thẳng ra hệ thống ống thoát chính
Tham khảo thêm một số sơ đồ cấp thoát nước nhà tắm khác
Lắp đặt ống thoát nước nhà vệ sinh
Hệ thống thoát nước bồn cầu: Cần được đưa thẳng trực tiếp xuống hầm vệ sinh, bể phốt nếu vị trí hầm cầu nằm ngay dưới toilet
Trường hợp vị trí cách xa bồn cầu cần sử dụng nối để đưa đường ống đến vị trí bể phốt.
Hệ thống thoát nước từ bồn rửa mặt, bồn tiểu, cống nhà tắm: Ta nên đưa tất cả các đường ống thoát nước từ các thiết bị này về 1 vị trí hố ga
Lưu ý cách đi đường nước nhà vệ sinh
Các ống bẫy nước xi phông
Trong bất kì hệ thống thoát nước nào cần được thiết kế ống xi phông, bộ phận này có khả năng giữ lại một phần nước thải ở bất kì vị trí nào trong ống nhằm ngăn mùi, con trùng đi lên từ cống nhà tắm
Tìm hiểu thêm dịch vụ sửa nước tại Đà Nẵng có gì khác biết so với khu vực bạn đang ở
Ống thoát nước bồn cầu cần có độ dốc tương ứng
Cần chú ý đến hệ thống thoát hơi
Ống thông hơi là bộ phận cần thiết, đặc biệt là cần phải có trong hầm cầu, bể phốt, hệ thống này giúp cho đường ống được lưu thông, không bị bí khí, tăng hiệu quả thoát nước, chống tắc nghẽn bồn cầu, nghẹt cống…
Loại ống này thường được đặt trực tiếp trên hầm vệ sinh theo chiều thẳng đứng và có kích thước yêu cầu là Φ 21 đến Φ27. Nếu công trình nhà vệ sinh không có bộ phận này bạn sẻ gặp tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi, kêu ục ục khi xả
Hạn chế sử dụng nhiều co lơ
Một trong những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn ống thoát nước và bồn cầu là sử dụng quá nhiều co lơ, những bộ phận này làm hạn chế hiệu quả thoát nước, những đường ống gấp khúc là nguyên nhân của sự tụ động rác thải
Cho nên bạn cần hạn chế sử dụng quá nhiều co lơ và lời khuyên của chúng tôi là bạn nên sử dụng 2 ống lơ để chuyển hướng đường ống thay vì sử dụng 1 cái co tạo nên góc 90 độ
Cần tạo ra các đường ống nước chờ sẵn
Một trong những sai lầm khi thiết kế đường nước nhà tắm hoặc nhà vệ sinh là không chừa ra một đoạn ống chờ, trường hợp này sẻ khiến cho quá trình lắp đặt thiết bị trở nên khó khăn và thậm chí khiến bạn phải phá dỡ tường gạch, sàn nhà
Thêm một lưu ý nhỏ khi đặt ống chờ cần phải sử dụng khăn giẻ, đầu chụp để che khuất lỗ ống thoát, tránh để cát sả, vật liệu rơi rớt vào đường ống gây tắc ống thoát nước
Ngoài những yếu tố trên bạn cần lắp đặt những thiết bị như phẽo chống hôi, quạt thông gió…
Với những gì chúng tôi chia sẻ ở trên hi vọng là những thông tin bổ ích, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, nắm bắt được các tiêu chuẩn đi đường nước nhà vệ sinh và nhà tắm.
Nguồn: Hút hầm cầu Khánh Trung
Từ khóa » Thiết Kế đường Nước Nhà Vệ Sinh
-
Thiết Kế Sơ đồ Lắp đặt ống Nước Nhà Tắm ,vệ Sinh Tiêu Chuẩn
-
Sơ đồ Và Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn
-
Thiết Kế Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm
-
Hướng Dẫn Đi Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh Đúng Tiêu Chuẩn
-
Thiết Kế đường ống Nước Trong Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm - Việt Tín
-
Sơ đồ ống Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn Hữu ích Cho Mọi Nhà
-
Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Hút Bể Phốt Tại Hải Dương
-
Cách Đi Ống Nước Nhà Vệ Sinh Tầng 2 Đơn Giản Hiệu Quả
-
Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh - Cách Lắp đường ống Nóng Lạnh
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cấp Thoát Nước Nhà Dân - Độ Dốc, Sơ đồ, Bản Vẽ
-
[MẸO MỚI] Cách đi đường Nước Trong Nhà Vệ Sinh (2022)
-
Thiết Kế Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh - Hút Hầm Cầu Bình Dương
-
Hướng Dẫn Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn