Thiết Kế đường ống Nước Trong Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm - Việt Tín

Nội Dung

  • 1 Hệ thống đường ống nước nhà tắm
    • 1.1 Tìm hiểu bản vẽ cấp thoát nước trong nhà vệ sinh, nhà tắm
    • 1.2 Tiêu chuẩn đường kính ống cấp nước trong nhà vệ sinh, nhà tắm
  • 2 Đi đường ống nước nhà vệ sinh
    • 2.1 Lắp ống nước xuống bể phốt
    • 2.2 Sử dụng cút nối đúng cách
  • 3 Lắp đặt đường ống thoát ngang
      • 3.0.1 Related posts:
2.5/5 - (6 bình chọn)

Nhà vệ sinh dù lớn hay nhỏ thì đều cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Trong đó thiết kế lắp đặt hệ thống điện nước nhà vệ sinh vừa hiện đại, an toàn, tiện dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà ở. Thiết kế đường ống nước trong nhà vệ sinh một cách khoa học nhất được chúng tôi trình bày dễ hiểu giúp bạn có thể tự đi đường ống trong nhà của mình rất dễ dàng mà đem lại hiệu quả cao nhất, ngoài ra bạn sẽ được chúng tôi giới thiệu thêm về cách đi đường nước trong nhà tắm một cách nhanh chóng mà không cần đến thợ sửa đường ống nước.

Hệ thống đường ống nước nhà tắm

–  Phải tách biệt hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh (gồm bồn cầu, bồn tiểu,) và hệ thống thoát nước rửa (lavabo, bồn tắm, sàn) –  Thiết kế chiều dài đường ống phải ngắn nhất có thể –  Lắp đặt phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết –  Hệ thống phải đảm bảo không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ –  Phân biệt được các đường ống thải khi gặp sự cố cần sửa chữa –  Có thể dễ dàng thi công và lắp đặt

Xem thêm:Thông Tắc Cống Tại Hà Nội

Tìm hiểu bản vẽ cấp thoát nước trong nhà vệ sinh, nhà tắm

Bạn có thể hiểu đơn giản về khái niệm của sơ đồ đường nước trong nhà vệ sinh chính là những bản vẽ sơ lược để cho mọi người có cái nhìn tổng quan nhất. Nó mô tả được hệ thống cấp thoát nước trong gia đình của bạn một cách chi tiết để giúp cho việc kiểm tra đường ống khi gặp sự cố một cách dễ dàng. Các bạn có thể thấy qua hình ảnh thiết kế đường ống nước trong nhà tắm.

  • Khối lượng vật tư
  • Sơ đồ Mặt bằng cấp thoát nước
  • Thiết bị cấp thoát nước
  • Sơ đồ Chi tiết cấp thoát nước nhà vệ sinh

Tiêu chuẩn đường kính ống cấp nước trong nhà vệ sinh, nhà tắm

  • Ống cấp nước có đường kính ít nhất là: Φ > 20 mm
  • Ống thoát nước chính: Có Kích thước Φ > 102mm.
  • Ống thoát dọc : ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm
  • Ống ngang: các ống nằm ngang , không nghiêng quá 45o . Φ >38m.
  • ống thoát bồn vệ sinh: Φ > 78 mm.
  • Các ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt. kích thước Φ > 38 mm.
  • Ống Thông khí : Đường ống nối với một hệ thống thoát nước phải đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước là: Φ> 38mm mm.
  • Ngoài ra còn những đường ống khác : Φ > 38.
Sơ đồ hệ thông cấp thoát nước
Sơ đồ hệ thông cấp thoát nước

Đi đường ống nước nhà vệ sinh

Đường ống thải có quá nhiều đoạn chuyển hướng sẽ làm tăng trở lực của toàn hệ thống Các chất thải dễ dàng đóng cạn tại các đoạn chuyển hướng về lâu dài sẽ gây nên hiện tượng xả yếu hoặc tắc Ngoài ra còn gây tốn nhiều chi phí khi phải sử dụng nhiều đoạn cút nối không cần thiết›  Đường ống thải nhất định phải có ống khí. Nếu không áp lực khí trong ống có thể là nguyên nhân chính của tình trạng xả yếu hoặc đường ống nước sẽ bị vỡ do áp lực mạnh
Đường ống nước thải bao gồm lưu ý sau
Đường ống nước thải bao gồm lưu ý sau

Lắp ống nước xuống bể phốt

Ống thải khi xuống bể phốt không để bị ngập trong nước điều này sẽ làm giảm đi hiệu quả xả. Ống thải xuống bể phốt phải cao hơn mặt nước ít nhất 200mm để đảm bảo bảo hệ thống xả tốt nhất

Lắp ống nước xuống bể phốt  
Lắp ống nước xuống bể phốt

Sử dụng cút nối đúng cách

Đây cũng là khâu rất quan trọng vì ở mỗi đoạn cút nối đều làm tăng trở lực. Phải hạn chế tối đa các đoạn nối. Khi lắp đặt nhiều thiết bị trên cùng 1 đường ống nên sử dụng loại cút nối chữ Y không nên sử dụng loại chữ T– Với cút nối chữ Y dòng chất phải chảy theo 1 hướng nên không gây nên cản trở tới các thiết bị sau. Điều này đảm bảo được tính năng xả cà thông khí ›  Cút nỗi chữ T khiến cho dòng chảy bị phân đôi ảnh hưởng đến quá trình xả khi sử dụng nhiều thiết bị gây cản trở xả nước của hệ thốngKhi lắp đặt thiết bị trên nhiều tầng cũng nên sử dụng loại chữ Y không nên sử dụng loại chữ T–  Với cút nối chữ Y dòng chảy từ thiết bị phía trên chạy thẳng xuống nên không gây cản trở nên quá trình xả của các thiết bị phía dưới – Đối với cút nối chữ T dòng chảy của các thiết bị phía trên có thể chảy vào đường ống thải của các thiết bị phía dưới, gây ảnh hưởng để đến việc xả nước của các thiết bị phía dưới
Xem thêm: Hút bể phốt

Lắp đặt đường ống thoát ngang

– Đối với các sản phẩm thoát ngang như bồn cầu thoát ngang, bồn tiểu (tiểu nam, tiểu nữ) khi lắp đặt cũng cần hết sức lưu ý tới độ nghiêng của ống thải. Nếu ống thải dốc vào các thiết bị sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả xả. Nước bẩn cũng có thể tràn ngược vào các thiết bị. Bên trên là một số lưu ý khi thiết kế thi công đường ống thải để đảm bảo các thiết bị phòng tắm phát huy được hết tính năng. Đồng thời người sử dụng tâm khi sử dụng trong thời gian dài không lo bị tắc hay gặp phải vấn để khó giải quyết liên quan đến đường hệ thống đường ống thải.

Related posts:

Phao cơ inox là gì? Ưu điểm và công dụng của phao cơ bồn nước inoxGiá bê tông tươi mác 250 bao tiền 1 mét khối? [Cập nhật 2024]Cấu tạo bể phốt nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 2 - 3 ngănCách Tẩy Trắng Nhà Vệ Sinh Cực NhanhXi Măng Trắng: khái niệm, công dụng và ưu nhược điểmBật mí về giấc mơ thấy nhà vệ sinh, mơ thấy bồn cầu

Từ khóa » Thiết Kế đường Nước Nhà Vệ Sinh