Cách Diều Chỉnh Nhiệt độ Và độ ẩm Trong Nhà Kính, Nhà Màng
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết mưa liên tục có thể có tác động rất xấu đến sản xuất rau nhà kính. Khi độ ẩm trong nhà quá cao, sẽ rất có lợi cho sự xuất hiện và lây lan của các bệnh khác nhau, ánh sáng bị suy yếu, nhiệt độ giảm và sẽ khiến cho sự phát triển của rau bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy phải làm sao để cây trồng phát triển khỏe? Sâu bệnh trong nhà kính ít xuất hiện nhất? Cách cân đối độ ẩm trong nhà kính? Hút ẩm trong nhà kính như thế nào?… Đó là các câu hỏi thường được đặt ra với rất nhiều người chuyên sản xuất rau, hoa quả trong nhà kính, để giải đáp thắc mắc trên sau đây sẽ là những chia sẻ để giải quyết các vấn đề trên.
Nắm chắc các kỹ thuật cơ bản trong trồng và sản xuất trong nhà kính thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao
1. Đảm bảo khoảng cách trồng cây trong nhà màng, nhà kính
- Nói về khoảng cách trồng cây trong nhà kính thì sẽ quyết định đến nhiều yếu tố như: ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, đến khả năng hấp thụ phân bón, đến sự phát triển của các loại sâu bệnh và ảnh hưởng đến sự thông thoáng, độ ẩm không khí. Vậy nên phải đảm bảo khoảng cách trồng phải được hợp lý sao cho cây trồng phát triển thích hợp nhất, độ thông thoáng và độ ẩm trong không khí được đảm bảo (khi mật độ cây trồng thưa thì độ ẩm trong không khí giảm hơn so với cây được trồng dày).
2. Thông gió cho cây trồng trồng trong nhà kính, nhà lưới
- Thông gió là biện pháp chính để hút ẩm. Để đạt hiệu quả cao nên thông gió khi nhiệt độ ngoài môi trường đạt cao và khoảng giữa trưa. Khi độ ẩm trong nhà kính và môi trường cao hơn ngưỡng nhiệt độ chịu đựng của cây trồng nên tiến hành thông gió và cố gắng làm giảm độ ẩm không khí càng nhanh càng tốt để tránh gây tác động xấu đến cây trồng. Nhưng cũng phải chú ý, không nên điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ xuống quá thấp để tránh gây sốc cho cây trồng.
3. Đảm bảo lượng nước tưới hợp lý cho cây trồng
- Tưới nước là yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng độ ẩm trong nhà kính. Số lần tưới và lượng nước tưới mỗi lần tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện đất đai, loại rau, mùa sinh trưởng và giai đoạn sinh trưởng. Nói chung, với điều kiện phát triển của nền nông nghiệp hiện nay nên tiến hánh tưới nhỏ giọt, phun sương… để đảm bảo lượng nước cho cây trồng để tránh tính trạng ngập, tiết kiệm nước và giảm hiện tượng bốc hơi. Khi nhiệt độ trong nhà kính thấp, đặc biệt là khi không khí không thể được thông gió lúc này việc tưới nước phải được kiểm soát chặt chẽ
4. Có biện pháp canh tác đất hợp lý giúp giảm độ ẩm trong nhà kính.
- Có lịch trình làm đất để vào vụ cụ thể và hợp lý. Phủ kính trước khi trồng và làm đất sau khi tưới, nó có thể làm giảm sự bốc hơi, duy trì độ ẩm của đất, giảm thời gian tưới nước và giảm độ ẩm không khí.
5. Sử dụng các hệ thống hút ẩm trong nhà màng, nhà kính
- Cứ tăng 1 ° C trong nhiệt độ trong nhà nhà màng, nhà kính thì, độ ẩm tương đối trong không khí giảm từ 3% đến 5%. Việc sử dụng hệ thống này có điều chỉnh được nhiệt độ và giảm được độ ẩm tương đối của không khí.
Hệ thống làm mát được thiết kế trong nhà kính ,nhà màng
6. Nắm chắc thời điểm và loại thuốc, phân bón dùng cho cây trồng trong nhà kính, nhà màng.
- Khi tiến hành phun thuốc hoặc các loại phân bón cho cây trồng trong nhà kính chắc chắn sẽ làm tăng độ ẩm trong nhà kính, nhà màng.
- Nên khuyến nông dân rằng, nên phun vào ngày nắng, tốt nhất nên thực hiện vào khoảng ba giờ chiều, và cố gắng phun trước khi trời tối để đảm bảo chất lỏng được hấp thụ hoàn toàn, tranh tình trạng giữ nước trên lá sẽ là tiền đề cho các loại sâu bệnh phát triển. Vào những ngày nhiều mây, nông dân trồng rau có thể sử dụng máy phun tự động và máy phun sương để giảm lượng thuốc. Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là sử dụng phương pháp bụi và phương pháp khói để tránh tăng độ ẩm không khí trong nhà kính, nhà màng và cải thiện hiệu quả khi sử dụng.
Xem thêm> Acid Fulvic |
7. Cắt tỉa trên cây trồng để góp phần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho cây trồng.
- Trong giai đoạn giữa và cuối của sản xuất rau nhà kính, nhà màng thoát hơi nước thực vật là nguồn chính của hơi nước trong nhà. Các biện pháp nông học như cắt tỉa cành, ngọn và ngọn, loại bỏ lá chết và loại bỏ cây yếu phải kịp thời để cải thiện cấu trúc quần thể thực vật và giảm hiệu quả thoát hơi nước của cây.
Nguồn: Admin Xem thêm chủ đề: Trồng cây trong nhà màng nhà kính, cách điều chỉnh nhiệt độ tỏng nhà màng, tưới nước cho cây trồng trong nhà màng, độ ẩm trong nhà màng FLC Sầm SơnTừ khóa » Cách Tăng độ ẩm Cho đất
-
Mẹo Làm Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng Trong Nhà - Làm Thợ
-
Cách Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng Trong Nhà - Jardineria On
-
Cách Tăng độ ẩm Trong Phòng Giúp đảm Bảo Sức Khỏe, Chất Lượng ...
-
Giữ Ẩm Cho Đất Trồng Dễ Thực Hiện Cho Người Bận Rộn
-
Cải Thiện điều Kiện đất Làm Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng
-
Cách Làm Tăng độ ẩm Trong Phòng Sử Dụng điều Hòa??
-
Top 7 Biện Pháp Tăng độ Phì Nhiêu Cho đất Tốt Nhất
-
Tăng độ ẩm Làm Thế Nào để Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng Trong Nhà
-
5 CÁCH TĂNG ĐỘ ẨM TRONG PHÒNG HIỆU QUẢ MÀ KHÔNG ...
-
Cách Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng Trong Nhà - Tưới Nhỏ Giọt
-
Biện Pháp Làm Tăng độ Phì Nhiều Của đất, độ Phì Nhiêu Của đất Là Gì?
-
Giảm độ ẩm Trong Nhà Kính Giúp Giảm Dịch Bệnh Cho Cây Trồng
-
Mẹo Cải Thiện đất Canh Tác Hiệu Quả Nhất - Nông Nghiệp Thuận Thiên
-
Cách Tăng độ ẩm Cho Cây Trồng Trong Nhà