Cách đo điện Trở Chống Sét Của Hệ Thống Tiếp địa Chi Tiết A-Z
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Tổng hợp phương pháp đo điện trở chống sét cho hệ thống tiếp địa
- Cách đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở
- Top máy đo điện trở hỗ trợ đo điện trở chống sét tốt nhất
Hệ thống tiếp địa giúp truyền lượng điện trong sét và dòng điện rò rỉ từ mạch điện xuống lòng đất để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Việc đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở đất là cách kiểm tra khả năng phóng - truyền của hệ thống tiếp địa. Kiểm tra đúng cách sẽ đảm bảo cho hệ thống chống sét vận hành an toàn và hiệu quả.
Tổng hợp phương pháp đo điện trở chống sét cho hệ thống tiếp địa
Có nhiều phương pháp đo điện trở chống sét khác nhau. Dưới đây là các phương pháp đo phổ biến được áp dụng nhiều nhất:
Phương pháp điện áp rơi 3 cực
Phương pháp điện áp rơi 3 cực hoạt động dựa trên nguyên lý bơm dòng điện vào trong mạch gồm: đồng hồ đo - cọc nối đất - điện cực dòng - đồng hồ đo. Trong đó, điện cực dòng được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc tiếp địa.
Đo điện trở chống sét bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực
Điện áp rơi 3 cực được đánh giá là một trong những cách đo điện trở tiếp địa an toàn và hiệu quả cao. Đây cũng là phương pháp mang tính thông dụng hơn cả. Tuy nhiên quá trình đo cần đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhau hết mức có thể, thông thường khoảng cách này là 40m.
Điện áp được cắm vào đất trong khu vực có nguồn điện thế bằng 0, ngay khoảng giữa điện cực dòng và cọc nối đất. Để đảm bảo tính chính xác cao, nên thực hiện cả 3 phép đo với điện cực áp ở vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Trường hợp cả 3 có kết quả giống nhau thì vị trí các điện cực áp đã được xác định chính xác.
Đo điện trở chống sét bằng phương pháp 4 cực
Cách đo điện trở tiếp địa 4 cực được áp dụng chủ yếu cho các hệ thống nối đất liên hợp, hệ thống nối đất riêng lẻ, kết nối ngầm với nhau. Khi tiến hành đo điện trở cho hệ thống này, cần cô lập từng hệ thống riêng lẻ bằng các kìm đo.
Tiếp đến, bố trí các điện áp cực và điện áp dòng tương tự như phương pháp đo 3 cực. Tuy nhiên, dòng điện được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Khi đó, đồng hồ đo sẽ tính điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua hệ thống cọc nối đất.
Phương pháp hai kìm đo điện trở tiếp địa
Phương pháp hai kìm áp dụng cho hệ thống tiếp địa liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Mục đích của cách đo là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần với điểm thu sét nhất mới có khả năng thoát khỏi dòng sét hiệu quả.
Mặc dù phương pháp tiếp địa với điện trở cố định thấp, duy trì được một số tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không có khả năng chống sét cao.
Phương pháp 2 kìm hỗ trợ hiệu quả trong đo điện trở tiếp địa
Đo điện trở chống sét bằng phương pháp xung
Phương pháp xung được sử dụng để đo điện trở của những cột điện cao thế, có khả năng xác định trở kháng đất của một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Hơn nữa, khi áp dụng cách này thì không cần ngắt điện của đường dây cao thế.
Cách đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở
Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng máy đo điện trở - loại máy đo và kiểm tra điện được thực hiện theo quy trình 4 bước như sau.
Bước 1: Tiến hành kiểm tra điện áp pin
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.
- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
- Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
Bước 2: Nối đầu nối của các dây nối
Cắm lần lượt 2 cọc bổ trợ: cọc thứ 1 cách điểm đo 5 – 10m, cọc thứ 2 cách cọc thứ 1 khoảng 5 – 10m. Dây màu xanh (Green) kẹp vào điểm đo với chiều dài 5m. Dây màu vàng (Yellow) dài 10m và dây màu đỏ (Red) dài 20m, kẹp lần lượt vào cọc 1 và cọc 2 sao cho tương ứng với chiều dài của dây.
Chú ý nối đầu cọc khi đo điện trở chống sét
Bước 3:Đo điện áp của đất
Bật công tắc đến vị trí “EARTH VOLTAGE”, sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp của đất. Để kết quả đo chính xác thì điện áp của đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4:Bắt đầu đo điện trở tiếp địa
- Bật công tắc mạch đồng hồ đo điện trở đất về thang đo x100Ω. Kết hợp nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”. Nếu thấy đồng hồ chớp nháy liên tục thì khả năng cao các que đo hoặc cọc đất chưa được tiếp xúc đất tốt. Lúc này, đổ thêm nước vào cọc đất.
- Bật công tắc chuyển mạch đồng hồ đo điện trở tiếp đất về vị trí thang đo x10Ω hoặc x1Ω.
- Tiếp tục thực hiện nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”, kiểm tra giá trị hiển thị trên đồng hồ. Kết quả đo dưới <10Ω hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng công trình khác nhau.
Top máy đo điện trở hỗ trợ đo điện trở chống sét tốt nhất
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy đo điện trở khác nhau. Trong đó, các sản phẩm sau được đánh giá cao trong đo điện trở chống sét:
Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105A
Đồng hồ đo điện trở chống sét Kyoritsu 4105A được thiết kế với màn hình lớn để đọc, thanh nối đất độ nhạy cao và cuộn cáp sáng tạo giúp làm giảm đáng kể thời gian cần thiết để hoàn thành các phép đo điện trở đất.
Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105A
Sản phẩm mang đến nhiều các tính năng nổi bật bao gồm:
- Kyoritsu 4105AH là máy đo điện trở đất hiển thị dạng số (đồng hồ điện tử )
- Chuẩn chống bụi và chống nước, thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60529 IP54
- Ngoài phương tiện đo chính xác, các dây dẫn cho hệ thống nới lỏng hai dây đơn giản cũng được cung cấp như các phụ kiện tiêu chuẩn. (máy có thể được treo từ cổ để đo đơn giản)
- Được thiết kế để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn IEC 61010-1
- Có khả năng đo điện áp đất
- Tự động cảnh báo khi điện trở của các gậy tiếp đất phụ trợ vượt quá dung sai.
- Kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, được đựng trong hộp làm từ chất liệu chống sốc
- Dòng đo 2mA cho phép kiểm tra điện trở đất mà không chịu ảnh hưởng từ thiết bị ngắt dòng rò điện mặt đất trong mạch khi đang đo
Giá tham khảo: 4.520.000 đồng.
Xem video: Kyoritsu 4105A - Đo Điện Trở Đất 0 - 20Ω/0 - 200Ω/0 - 2000Ω | Đủ Phụ Kiện | Chính Xác Cao
Máy đo điện trở đất Fluke 1625-2 GEO
Đồng hồ đo điện trở đất Fluke 1625-2 GEO có các tính năng nâng cao để điều chỉnh tự động tần số để xác định nhiễu và giảm thiểu ảnh hưởng của nó giúp phép đo chính xác hơn. Ngoài ra, thiết bị còn được đánh giá cao bởi trang bị chức năng phép đo R* để tính điện trở đất ở tần số 55Hz để phản ánh chính xác hơn điện trở đất.
Máy đo điện trở đất Fluke 1625-2 GEO
- Điều khiển tần số tự động để xác định nhiễu hiện có và chọn tần suất đo để giảm thiểu hiệu ứng của nó, do đó cung cấp giá trị mặt đất chính xác hơn.
- Lưu trữ lên đến 1500 kết quả và truy cập chúng một cách dễ dàng thông qua cổng USB.
- Giới hạn có thể điều chỉnh giúp để kiểm tra nhanh hơn
- Công tắc xoay lớn và dễ dàng hoạt động với cả găng tay
- Kết nối PC qua cổng USB
Giá tham khảo: Liên hệ 0902148147 để cập nhật giá bán mới nhất.
Hiện tại, thiết bị đo điện trở chống sét được cung cấp chính hãng tại THB Việt Nam. Mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline Hà Nội: 0902148147- 0981060817 và Sài Gòn: 0979244335- 0986568014 để được tư vấn và báo giá sản phẩm chi tiết, hướng dẫn chi tiết về cách đo điện trở chống sét theo từng mẫu sản phẩm.
Từ khóa » điện Trở Sét Là Gì
-
Giá Trị điện Trở Nối đất Của Hệ Thống Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt? - Hioki
-
Đo điện Trở Chống Sét - 4 Lưu ý Cần Biết Khi đo điện Trở Tiếp địa
-
Quy định đo điện Trở Chống Sét - Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Điện Trở Nối đất Của Hệ Thống Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt Và An Toàn
-
Tiêu Chuẩn điện Trở Nối đất - Nguyên Lý đo điện Trở Nối đất
-
Đo Điện Trở Chống Sét - Tiêu Chuẩn Và Cách Đo Chính Xác?
-
Giá Trị điện Trở đất, điện Trở Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Cách đo điện Trở Tiếp địa Chống Sét Chuẩn Xác
-
Điện Trở đất Là Gì? Cách đo điện Trở đất Trong Quá Trình Thi Công
-
Đo điện Trở Tiếp địa - Thiết Bị Chống Sét
-
Cách đo điện Trở đất, Quy Trình & Tiêu Chuẩn đo điện Trở Nối đất
-
Làm Cách Nào để Giảm điện Trở Nối đất Hệ Thống Chống Sét
-
Điện Trở đất Là Gì? Cách đo điện Trở đất - Hoàng Phương
-
Điện Trở đất Là Gì? Tại Sao Phải đo điện Trở Chống Sét