Đo điện Trở Chống Sét - 4 Lưu ý Cần Biết Khi đo điện Trở Tiếp địa
Có thể bạn quan tâm
Đo điện trở chống sét - Kiểm định hệ thống chống sét là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động này giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự an toàn của con người lẫn tài sản trước những sự cố cháy nổ, chập điện do sét gây ra. Bài viết này giới thiệu dịch vụ đo điện trở chống sét, đo điện trở đất cho hệ thống chống sét.
1. Hệ thống nối đất, tiếp địa (chống sét) là gì?
Hệ thống tiếp địa (chống sét) thông thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m và có thể là thép góc hoặc thép tròn và chúng được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng cụ thể. Hiện nay chúng ta đang áp dụng tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.
Liên hệ Vinacontrol CE thực hiện đo điện trở chống sét 1800.6083
Các cọc này thường được dùng bằng thép góc, thép thông thường nếu như công trình tiếp địa, chống sét sử dụng tạm thời. Còn khi xác định công trình lâu dài ta nên sử dụng cọc đồng và liên kết các cọc này bằng các thanh đồng hoặc dây đồng để tăng tuổi thọ của hệ thống tiếp địa chống sét, tránh bị đứt rỉ và gây ra tác hại không mong muốn. Ngoài ra ta cũng có thể lắp thêm thiết bị đếm sét để xác định số lần năng lượng sét đã đi qua hệ thống chống sét của công trình.
Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này đảm bảo dẫn dòng điện, ít bị bị lão hóa, bị ăn mòn theo thời gian.(Trong một số trường hợp ít quan trọng thì mối ghép này có thể dùng hàn hơi hoặc kẹp nối …)
Hệ thống tiếp đất chống sét đảm bảo phải có:
+) Tổng trở bé: Điện trở tác dụng bé, dung kháng cao, cảm kháng thấp.
+) Khả năng tản năng lượng sét tốt;
+) Hướng tiên đạo sét tốt;
+) Chống rỉ;
+) Chống trộm.
Đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét
✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn, Quy định kiểm định chống sét
2. Đo điện trở chống sét là gì?
Đo điện trở chống sét hay đo điện trở đất là hoạt động kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống chống sét. Hoạt động nàyvô cùng quan trọng giúp bảo đảm hệ thống tiếp địa hoạt động tốt. Đồng thời, bảo đảm cho hệ thống công trình, tài sản bên trong khi không may bị sét đánh.
Lợi ích của việc đo điện trở đất
- Đảm bảo cho sự an toàn của con người trong các công trình xây dựng
- Đảm bảo hiện trạng tài sản cho doanh nghiệp tránh các sự cố như cháy, nổ do hiện sự cố sét gây nên;
- Đáp ứng yêu cầu về pháp luật về đảm bảo an toàn con người và tài sản trong mùa mưa;
- Giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …). Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta cần đo điện trở đất sau mỗi 12 tháng.
Dịch vụ đo điện trở chống sét
✅ Tiết kiệm chi phí
✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
Liên hệ ngay Để lại thông tin Hotline: 1800.60833. Căn cứ pháp lý quy định đo điện trở hệ thống chống sét?
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống – việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ;
- Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét là hoạt động bắt buộc.
Đo điện trở kim chống sét
✍ Xem thêm: Kiểm định hệ thống chống sét là gì? Lợi ích kiểm định chống sét?
4. Quy trình kiểm định hệ thống chống sét
- Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn;
- Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất;
- Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được;
- Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét;
- Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất;
- Đọc giá trị đo và xử lý kết quả đo.
Môt số đơn vị không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét mỗi năm một lần đã bị các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy xử phạt và có các biện pháp xử phạt nặng nề. Vì vậy Vinacontrol CE khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.
Chu kỳ kiểm định hệ thống chống sét tối thiểu 12 tháng/lần, sẽ đem đến kết quả tốt hơn và khả năng đảm bảo an toàn cao hơn dưới tác động của sấm sét.
Quy trình đăng ký kiểm định hệ thống chống sét tại Vinacontrol CE
Vinacontrol CE được chỉ định thực hiện việc kiểm định hệ thống chống sét áp dụng theo tiêu chuẩn, quy định về kiểm định chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và các quy định có liên quan về sét và cách phòng chống.
Mọi thắc mắc và yêu cầu dịch vụ kiểm định hệ thống chống sét liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » điện Trở Sét Là Gì
-
Giá Trị điện Trở Nối đất Của Hệ Thống Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt? - Hioki
-
Quy định đo điện Trở Chống Sét - Kiểm định Hệ Thống Chống Sét
-
Điện Trở Nối đất Của Hệ Thống Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt Và An Toàn
-
Tiêu Chuẩn điện Trở Nối đất - Nguyên Lý đo điện Trở Nối đất
-
Cách đo điện Trở Chống Sét Của Hệ Thống Tiếp địa Chi Tiết A-Z
-
Đo Điện Trở Chống Sét - Tiêu Chuẩn Và Cách Đo Chính Xác?
-
Giá Trị điện Trở đất, điện Trở Chống Sét Bao Nhiêu Là đạt Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Cách đo điện Trở Tiếp địa Chống Sét Chuẩn Xác
-
Điện Trở đất Là Gì? Cách đo điện Trở đất Trong Quá Trình Thi Công
-
Đo điện Trở Tiếp địa - Thiết Bị Chống Sét
-
Cách đo điện Trở đất, Quy Trình & Tiêu Chuẩn đo điện Trở Nối đất
-
Làm Cách Nào để Giảm điện Trở Nối đất Hệ Thống Chống Sét
-
Điện Trở đất Là Gì? Cách đo điện Trở đất - Hoàng Phương
-
Điện Trở đất Là Gì? Tại Sao Phải đo điện Trở Chống Sét