Cách đọc Tên Các Loại Răng - Nha Khoa Việt Smile

  • Tìm hiểu về Dsd – Digital smile design – Thiết kế nhìn trước nụ cười
  • Khi nào bọc sứ, khi nào dán sứ, khi nào chỉnh nha? Bác sĩ giải đáp
  • Top 4 phương pháp khắc phục răng thưa hiệu quả nhất

Bạn có biết răng có bao nhiêu chiếc? Cách đọc tên răng từng loại? Có phải ai cũng có răng khôn không? Cùng Nha khoa Việt Smile theo dõi nội dung bài viết để có thông tin chi tiết nhất nhé.

Cách đọc tên các loại răng
Cách đọc tên các loại răng

Nội dung chính

Toggle
  • Răng người bao nhiêu cái?
  • Cấu tạo của Răng
  • Cách đếm răng trên cung hàm
  • Phân loại nhóm răng
  • Giữ hàm răng khỏe mạnh bằng cách nào?

Răng người bao nhiêu cái?

Bộ răng người nằm trong ổ miệng, mỗi răng có chân răng dính chặt vào xương hàm. Răng được giữ vững, cố định nhờ vào xương hàm nhờ các mô nha chu gồm nướu răng, dây chằng nha chu, xi măng gốc răng và xương ổ răng.

Thông thường vào khoảng 6 tháng tuổi, chúng ta sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Khi tới khoảng 3 tuổi trẻ có bộ răng đầy đủ bao gồm 20 chiếc răng sữa gồm: 10 trên – 10 dưới. Đến 5- 6 tuổi, các răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và được thay thế dần bằng các răng vĩnh viễn, việc thay thế này sẽ kết thúc vào khoảng 12-13 tuổi.

Bộ răng ở người trưởng thành gồm 32 chiếc răng vĩnh viễn (đã bao gồm cả 4 chiếc răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới). Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ số lượng 32 răng cũng có 1 số người thiếu răng bẩm sinh hoặc có răng thừa. Ở mỗi phần tư hàm sẽ có: 2 răng cửa gồm một răng cửa giữa và một răng cửa bên, một răng nanh, hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn.

Trong 32 chiếc răng này sẽ có 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn. 12 răng cối lớn còn được gọi là răng nhai hay răng cấm này đã bao gồm cả 4 cái răng khôn sẽ mọc sau ở độ tuổi 18 – 30 tuổi.

Thực tế, không phải ai cũng mọc răng khôn. Theo thống kê thì hiện có 5 – 35% người bị thiếu một hoặc nhiều răng khôn. Rất nhiều người trưởng thành chỉ có 28 chiếc răng mà thôi (không mọc thêm chiếc răng khôn – răng số 8). Vì răng này mọc khi chúng ta ở tuổi trưởng thành nên cung hàm đã hết chỗ trống mà răng khôn vẫn chưa mọc, nhiều khả năng khi lên thì răng khôn sẽ mọc chệch ra, đâm xiên đâm xéo, chèn ép chân răng số 7 gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cấu tạo của Răng

Cấu tạo của răng người chia thành 3 phần chính, gồm (1) Thân răng – là phần nằm ở phía trên nướu ( 2) chân răng – nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu, chúng được bao phủ bởi những dây chằng nha chu, nhìn bình thường sẽ không thấy, (3) cuối cùng là cổ răng – được gọi là đường viền nướu, là phần giao nhau giữa lợi và răng.

Răng được cấu tạo bởi ba phần là men răng, ngà răng và tủy răng.

Men răng

Men răng là lớp ngoài cùng, có màu trắng sữa, chúng bao bọc lấy phần thân của răng. Men răng gồm hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi và flour và nó có màu trắng sữa. Men răng được xem là chất cứng nhất cơ thể, chúng có thể chịu được những lực tác động khá lớn từ bên ngoài. Men bao phủ thân răng và hầu như không có cảm giác.

Xem thêm: Phục hình implant R22 tự nhiên như răng thật - KH Nguyễn Thị Vợi HN8426

Ngà răng

Ngà răng là lớp giữa của răng, nằm ở phía trong, được lớp men răng che chắn và bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt, khá xốp. Ngà răng là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng. Ngà răng ít cứng hơn men răng, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng (apex). Trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng có chứa các ống thần kinh Tomes, do đó ngà răng có cảm giác và khá nhạy cảm với các tác động nóng, lạnh bên ngoài. Phủ ngoài ngà chân răng là xi măng chân răng, là chỗ bám của dây chằng nha chu

Tủy răng – trái tim của răng

Tủy răng là lớp trong cùng, được bao bọc và che chở bởi cả lớp men răng và ngà răng. Tủy răng kéo dài từ bên trong thân răng thẳng xuống đến cuối chân răng.

Tủy răng là tổ chức rất đặc biệt, có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.

Cấu tạo của 1 ống tủy
Cấu tạo của 1 ống tủy

Xương răng

Xương răng còn gọi là Cementum, là lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ ngoài chân răng, gắn chặt vào nướu.

Cách đếm răng trên cung hàm

Hàm răng của một người trưởng thành bình thường gồm 28 – 32 chiếc răng và được chia làm 4 phần cung hàm, từ 1 đến 4 đối với người lớn theo chiều kim đồng hồ.

Để đếm và đọc răng chúng ta hãy chia răng thành 4 cung hàm. Giống như hệ trục tọa độ trong mặt phẳng vậy

Với trục nằm ngang trung với phần giữa của hai hàm trên dưới, trục thẳng đứng chay qua kẽ răng cửa hàm trên và dưới. Khi đó ra sẽ có 4 cung hàm ứng với mỗi góc ¼

Khi đã nắm được cách đếm răng cơ bản thì đọc răng cũng là một việc hoàn toàn dễ dàng. Để đọc răng chính xác, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: R + cung hàm (số thường) + thứ tự răng. Trong đó, R là viết tắt của Răng,

Ví dụ:

  • Răng thứ 3 hàm trên bên trái có cách đọc là: R23
  • Răng thứ 6 hàm dưới bên phải có cách đọc là: R46
  • Răng thứ 5 hàm trên bên phải có cách đọc là: R15
  • Răng thứ 2 hàm dưới bên trái có cách đọc là: R32.
Vị trí các răng trên cung hàm
Vị trí các răng trên cung hàm

Đối với răng sữa, cách đọc răng là chỉ thay đổi các phần cung hàm 1 2 3 4 bởi các số 5 6 7 8, và được hiểu như sau:

  • Phần cung hàm 1 của răng người lớn sẽ tương đương với số 5
  • Phần cung hàm 2 của răng người lớn sẽ tương đương với số 6
  • Phần cung hàm 3 của răng người lớn sẽ tương đương với số 7
  • Phần cung hàm 4 của răng người lớn sẽ tương đương với số 8.

Phân loại nhóm răng

Bộ răng của người trưởng thành sẽ được chia thành 4 nhóm như sau:

Răng cửa: 1 người trưởng thành sẽ mang đủ 8 răng cửa, 8 răng cửa này chiếm vị trí chính giữa của hàm, thường mang nhiệm vụ xé và nghiền thức ăn.

Răng nanh: Bao gồm 4 chiếc nằm 2 ngoài răng cửa. Răng nanh sẽ mang phần chóp răng khá nhọn so với những răng khác trong hàm. Nhiệm vụ của răng nanh trong hàm là giữ và xé thức ăn.

Răng cối nhỏ: Bao gồm 8 chiếc. Nhiệm vụ của răng cối nhỏ là nhai và nghiền thức ăn, 4 răng cối nhỏ này sẽ nằm kế răng nanh của 2 bên hàm.

Xem thêm: [THÔNG BÁO] Nha khoa VIET SMILE Bạch Mai chính thức hoạt động

Răng cối to (răng hàm): Là những chiếc răng nằm ở vị trí sắp cuối của hàm, cũng là răng khoẻ nhất trong hàm, đảm nhận nhiệm vụ nghiền vụn thức ăn hoặc nhai vỡ những món ăn cứng. Răng cối to sẽ bao gồm 8 chiếc chia đều ở 2 bên của 2 hàm.

Răng khôn: Là những chiếc răng mọc sau hết của hàm, nằm ở vị trí cuối cùng của hàm. Răng khôn thường mọc rất muộn và hay gây đau nhức cho người đang mọc răng. Do đó, chúng thường được nha sĩ nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Nhổ răng khôn mọc lệch, lợi trùm gây sưng, viêm răng 7

Giữ hàm răng khỏe mạnh bằng cách nào?

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Với trẻ em chúng khó có thể tự mình làm sạch răng tốt được. Do đó, cha mẹ cần dùng rơ lưỡi để vệ sinh cho bé, hướng dẫn các bạn nhỏ chải răng để hình thành thói quen.

Thực hiện đánh răng 2 lần/ ngày 1 cách nhẹ nhàng, bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có fluor để ngăn ngừa sâu răng. Lưu ý dùng lực vừa phải, chải răng đều ở các mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai, nhất là phía răng trong cùng – các vị trí dễ xảy ra sâu răng. Sau khi ăn bạn nên dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng để loại trừ các mảng bám thức ăn ở các điểm trên răng và kẽ răng. Bạn nên súc miệng sau đánh răng để làm sạch những gì bàn chải còn sót lại trên răng và khoang miệng giúp giữ hơi thở luôn thơm mát.

Hạn chế các thói quen xấu

Ba mẹ không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm ti giả, mút ngón tay tránh ảnh hưởng tới sự phát triển răng và xương của trẻ. Hạn chế ăn đồ ngọt, những đồ ăn chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe răng miệng. Người lớn cũng nên từ bỏ các thói quen dùng răng mở nắp chai, cắn xé đồ bằng răng cửa hay tác động lực quá mạnh vào răng gây tổn thương, gãy vỡ răng.

Khám răng định kỳ

Nên cho trẻ đi khám bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó, khi trẻ được 1 tuổi nên bắt đầu đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để bé làm quen với môi trường nha khoa, kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm.. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

Viêm lợi nên làm gì để đỡ?

Hi vọng với những thông tin mà Việt Smile chia sẻ về cách đếm răng, đọc răng, và cách gọi tên các răng trong bộ răng hoàn chỉnh của người trưởng thành bạn đã có những thông tin hữu ích.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline 1900 3331 để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất, hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Cách đọc tên các loại răng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Hệ thống Nha khoa VIET SMILE
  • Zalo OA: Nha khoa VIET SMILE Zalo Official
  • Youtube: Nha khoa VIET SMILE Youtube Channel
  • Cộng đồng khách hàng: Nha khoa VIET SMILE Group

Từ khóa » Cách đếm Thứ Tự Răng