Cách đọc Tên Các Nét Cơ Bản Lớp 1

Cách đọc tên các nét cơ bản lớp 1Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng Việt lớp 1Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hướng dẫn đọc các nét cơ bản trong tiếng Việt

  • 1. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng Việt
    • 1.1. Nét viết
    • 1.2. Nét cơ bản
  • 2. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết thường
  • 3. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết hoa
  • 4. Cách thực hiện các nét cơ bản cho học sinh lớp 1
    • 4.1. Nét thẳng
    • 4.2. Nét xiên 
    • 4.3. Nét cong
    • 4.4. Nét khuyết

Mời quý phụ huynh tham khảo bài viết sau đây để dạy trẻ tập viết các nét cơ bản đúng cách nhé:

1. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng Việt

Khi bước vào lớp 1, bé sẽ được dạy về các con chữ và từng bước làm chủ công cụ chữ viết để phụ vụ cho quá trình học tập và giao tiếp bên ngoài. Nắm được cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt sẽ giúp phụ huynh và giáo viên dễ dàng hơn trong việc mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết từng chữ cái tiếng việt cho các em theo đúng quy định trong trường tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Đồng thời đây cũng là bước cơ bản để bé có thể luyện tập cách viết chữ nét thanh nét đậm một cách nhanh chóng hơn.

Đầu tiên chúng ta cần phân biệt nét viết và nét cơ bản như sau:

1.1. Nét viết

Nét viết là một đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.

Ví dụ như: nét viết chữ cái “c” là một nét cong trái, nét viết chữ cái “e” là hai nét cong phải và trái tạo thành.

1.2. Nét cơ bản

Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết.

Ví dụ như: nét cong trái đồng thời là nét viết chữ cái “c”, nét cong phải kết hợp với nét cong trái để tạo thành nét viết chữ cái “e”.

Chú ý: một số nét ghi dấu phụ của chữ cái viết thường có thể gọi như sau:

+ Nét gãy (trên đầu các chữ cái â, ê, ô): tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn trái phải là dấu mũ

+ Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă) là dấu á

+ Nét râu (ở các chữ cái ơ, ư) là dấu ơ, dấu ư

+ Nét chấm ( trên đầu chữ cái i) là dấu chấm

Ở một vài chữ cái viết thường, giữa hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một vòng xoắn nhỏ (ví dụ như: chữ k, b, v, r, s ), sẽ được là nét vòng (nét xoắn, nét thắt).

2. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết thường

Tên 5 loại nét cơ bản sử dụng trong bảng chữ cái viết chữ thường

Nét thẳng: thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên

Nét cong: cong kín, cong hở (cong phải, cong trái)

Nét móc: móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải), móc hai đầu

Nét khuyết: khuyết xuôi, khuyết ngược

Nét hấtCác nét cơ bản lớp 1Các nét cơ bản lớp 1

3. Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết hoa

Trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 nét cơ bản (không có nét hất) bao gồm: nét thẳng, nét cong, nét móc và nét khuyết. Mỗi loại nét có thể chia ra các dạng, kiểu khác nhau (kể cả biến điệu).

Nét thẳng:

+ Thẳng đứng : lượn ở một đầu hay cả hai đầu

+ Thẳng ngang: lượn hai đầu giống làn sóng

+ Thẳng xiên: lượn ở một đầu hay cả hai đầu

Các nét cơ bản lớp 1

Nét cong:

+ Cong kín : lượn một đầu vào trong

+ Cong hở bao gồm: cong phải – cong trái – cong trên – cong dưới. Nét cong hở lượn một đầu hay cả hai đầu vào trong.

Các nét cơ bản lớp 1

Nét móc bao gồm: móc xuôi (trái – phải), móc ngược (trái – phải), móc hai đầu(trái – phải – trái & phải)

Các nét cơ bản lớp 1

Nét khuyết: khuyết xuôi, khuyết ngược

Các nét cơ bản lớp 1

Chú ý đối với một số nét phụ (ghi dấu phụ của con chữ ) cách gọi chữ cái viết hoa cũng tượng tự như ở chữ cái viết thường.

+ Nét gẫy (trên đầu các chữ cái hoa Â, Ê, Ô): tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái – phải) là dấu mũ

+ Nét cong dưới nhỏ (đầu chữ cái hoa Ă) là dấu á

+ Nét râu ( ở các chữ cái hoa Ơ, Ư) là dấu ơ, dấu ư

4. Cách thực hiện các nét cơ bản cho học sinh lớp 1

4.1. Nét thẳng

Nét thẳng là 1 nét cơ bản đầu tiên mà trẻ con được làm quen. Với việc chỉ có 1 đường thẳng hàng từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Nét thẳng không yêu cầu sử dụng quá nhiều kỹ năng, nét này được xem là đơn giản và dễ viết nhất.

4.2. Nét xiên 

Nếu như nét thẳng xổ thẳng đi từ trên xuống dưới hoặc dưới lên trên. Thì nét xiên bạn dạy bé đưa đầu bút hướng từ trái qua phải và ngược lại. Phụ huynh hãy chỉ trẻ đặt bút trên đường kẻ đậm ở góc ô cuốn vở luyện viết chữ đẹp. Sau đó đưa lên một nét theo hướng xiên phải đếnđường kẻ 2.

Về cơ bản, nét chữ này cũng không có gì phức tạp lắm. Khi thành thục nét thẳng bé sẽ nhanh chóng tập quen được nét xiên. Song chúng ta phải chú tâm rèn luyện cho con thật kỹ lưỡng,chuẩn từng thao tác và không nên chủ quan, cẩu thả.

4.3. Nét cong

Yêu cầu lớn nhất khi viết nét cong là bé phải rê bút liền mạch không bị đứt quãng, như thế mới tạo nên nét chữ đẹp. Nhưng thực tế tại điểm uốn lượn nhiều trẻ dừng bút sai khiến cho nét méo mó không đẹp.

Để trẻ không mắc phải những lỗi này chúng ta cần xác định dấu chấm nhỏ ở vở ô ly rồi sau đó cho trẻ tập nối theo.

4.4. Nét khuyết

Trong các nét cơ bản, nét khuyết là khó viết nhất. Do chúng đòi hỏi bé phải cách cầm bút đúng,biết rê bút có kỹ thuật và xác định chính xác điểm đặt và dừng bút.

Phụ huynh nên dạy trẻ đặt bút ở giữa ô ly đường kẻ 1. Rồi thực hiện rê bút xuyên qua điểm giao nhau của đường kẻ dọc và đường kẻ 1. Sau đó bắt đầu lượn dần lên đến đường viền và tiến hành kéo xuống trùng với đường kẻ dọc. Cuối cùng dừng bút tại đường kẻ đậm. Lưu ý là nét khuyết có chiều cao 2.5 đường viền và độ rộng khoảng 0.5 đường viền.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Mẫu vở tập viết cho học sinh lớp 1 - Quyển 1
  • Mẫu vở tập viết cho học sinh lớp 1 - Quyển 2
  • Mẫu vở luyện nét cơ bản

Từ khóa » Cấu Tạo Nét Xiên Trái