Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô, Xe Tải đơn Giản Nhất - AutoF
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết Cách đọc thông số lốp xe ô tô, xe tải đơn giản nhất
1. Thông số lốp xe ô tô thường thể hiện ở đâu? 2.Cách đọc thông số lốp xe 2.1 Ý nghĩa chữ cái P và LT 2.2 Độ rộng của bề mặt lốp 2.3 Tỷ số giữa phần độ cao thành lốp và độ rộng bề mặt lốp 2.4 Cấu trúc của lốp 2.5 Đường kính mâm xe 2.6 Chỉ số tải trọng 2.7 Chỉ số tốc độ 2.8 Chỉ số chịu nhiệt của lốp 2.9 Chỉ số áp suất lốp 3. Một số thông số khác trên lốp xe ô tôAutoF – Lốp xe là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Chính vì thế mà đòi hỏi chủ xe phải biết được thông số lốp xe của mình để khi mua thay thế có thể tìm được loại lốp xe đúng kích cỡ để thay thế và tránh thay phải lốp xe khác kích cỡ không phù hợp với hệ thống mâm bánh xe. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách đọc thông số lốp xe để hiểu được các nội dung mà nhà sản xuất muốn gửi đến cho người sử dụng. Qua đó biết được loại lốp xe nào phù hợp cho “xế cưng” của mình
Đọc hiểu các thông số của lốp xe giúp cho chủ xe dễ dàng trong việc tìm lốp thay thế
1. Thông số lốp xe ô tô thường thể hiện ở đâu?
Khi bạn tiến hành thay lốp xe cho xe ô tô thì thông thường chủ xe sẽ dựa vào thông số lốp xe cũ để thay bởi vì đây là thông số tốt nhất và được nhà sản xuất khuyên nên sử dụng.
Vậy bạn có thể lấy được thông số lốp ở đâu để tiến hành đặt mua?
Thông thường thì nhà sản xuất sẽ tiến hành điền thông tin về thông số lốp xe tại những vị trí như sau:
- Thanh đứng của khung cửa ngay vị trí ghế lái
- Phần phía sau nắp ngăn đựng găng tay
- Trên nắp của bình xăng
- Trong sách hướng dẫn sử dụng
Chỉ cần tìm tại các vị trí này thì bạn có thể ra ngay được thông số lốp để tiến hành đặt mới và thay thế cho xe
2.Cách đọc thông số lốp xe
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa các ký hiệu trên thông số lốp ô tô, qua đó biết được nội dung mà nhà sản xuất muốn truyền tải đến cho người sử dụng là gì.
2.1 Ý nghĩa chữ cái P và LT
Hầu hết cái mẫu lốp xe hiện nay thì bạn đều thấy có chữ “P” đứng đầu dãy số, ví dụ như P325/70R16 91S. Vậy chữ P ở đây có ý nghĩa là gì? Nó chính là viết tắt của từ “P-metric” thường được quy định dành cho lốp xe du lịch bởi tổ chức lốp và mâm xe của Mỹ.
Khi thấy ký hiệu chữ “P” thì loại lốp xe này chỉ phù hợp cho các dòng xe chở khách trong đó bao gồm: xe du lịch, SUV, minivan và các loại xe bán tải. Đặc điểm chung của các loại xe này chính là tải trọng hàng hóa không quá nặng vì khả năng chịu lực của bánh xe là không lớn
Tiếp theo là chữ “LT”, nó có ý nghĩa là loại lốp này chỉ sử dụng dành cho các loại xe tải nhẹ. Trong đó “LT” là viết tắt của từ “LT-metric”, được quy định bởi tổ chức lốp và mâm xe của nước Mỹ. “LT” là loại lốp xe được thiết kế để dành cho các loại xe chở hàng nhẹ hoặc là các loại xe kéo.
Từ “T” ở đây có ý nghĩa là tạm thời, nó thường được dụng để chỉ các loại lốp dự phòng, ngoài ra nếu bạn thấy từ “ST” thì đây là loại lốp được sử dụng cho các xe moóc chuyên dụng.
Từ “C” thường dùng để chỉ các loại lốp sử dụng cho các dòng xe chở hàng thương mại hoặc các dòng xe tải nặng
Như vậy là là chúng ta đã hiểu được thông tin đầu tiên trên thông số lốp.
2.2 Độ rộng của bề mặt lốp
Thông số lốp tiếp theo mà chúng ta cần tìm hiểu đó chính là độ rộng của bề mặt lốp, đây chính là khoảng cách giữa hai thành lốp với nhau
Dãy số đầu tiên nằm trong dãy thông tin kích thước của lốp xe được dùng để diễn ra độ rộng của bề mặt lốp. Ví dụ nếu thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì độ rộng của bề mặt lốp là 325. Có nghĩa là khoảng cách giữa hai thành lốp của xe bạn là 325 mm.
2.3 Tỷ số giữa phần độ cao thành lốp và độ rộng bề mặt lốp
Phần năm phía sau dấu gạch chéo đó chính là tỷ số giữa phần độ cao thành lốp và độ rộng của bề mặt lốp. Thông số này nó sẽ cung cấp cho bạn về độ dày của lốp xe, thông số này có đơn vị tính là phần tram
Ví dụ nếu thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì phần tỷ số giữa phần độ cao thành lốp và độ rộng về mặt lốp sẽ là 70%.
Các dòng lốp xe có tỷ số thấp thì thường sẽ có lợi thế hơn so với các dòng xe có tỷ số cao ở khả năng xử lý của lốp trên nhiều dạng địa hình. Ví dụ là loại lốp có tỷ số 60 thì sẽ di chuyển linh hoạt bền bỉ hơn loại tỷ số 75. Tùy vào mỗi loại xe mà nhà cung cấp sẽ cho bạn một loại lốp có tỷ lệ phù hợp.
2.4 Cấu trúc của lốp
Phần chữ cái tiếp theo nó hiển thị cấu trúc của lốp để giữ sự cân bằng cho xe của bạn
Hiện tại cấu trúc lốp có hai dạng phổ biến sau đây thường được ký hiệu lên thành lốp xe:
- R là viết tắt của từ Radial
- D là viết tắt của từ Diagonal hoặc là Bias Ply
Tại Việt Nam thì loại lốp Radial được sử dụng khá là phổ biến, loại lốp này thường có cấu trúc bao gồm các sợi mành chạy song song và hướng vào phần tâm và từ mép này cho đến mép kia sau đó vuông gốc với phần trục xoay.
Ví dụ như thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì cấu trúc lốp xe của bạn là cấu trúc R (Radial)
2.5 Đường kính mâm xe
Đối với mọi loại lốp xe thì kích thước đường kính mâm xe vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến loại lốp mà bạn lựa chọn, bạn không nào chọn một chiếc lốp có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn đường kính mâm xe. Vì thế phải xem thông tin đường kính mâm xe thật kỹ trước khi quyết định mua lốp xe.
Đường kính mâm xe thể hiện trên thông số lốp thường được tính bằng đơn vị là inch. Ví dụ thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì đường kính mâm xe của bạn là 16 inch
2.6 Chỉ số tải trọng
Chỉ số tải trọng của lốp xe cho chúng ta biết khối lượng tối đa mà lốp xe có thể tải khi bơm căng, khối lượng tính của tải trọng là pound.
Ví dụ đối với thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì phần chỉ số tải trọng sẽ là 91 pound.
Chỉ số tải trọng sẽ không tự mình thể hiện khối lượng mà lốp xe có thể tải được, mà con số này nó tương ứng với khối lượng tải cụ thể trong bảng liên kê. Tương ứng với dãy số từ 1 đến 150 là khối lượng tải tương ứng từ 99 lbs cho đến 7385 lbs.
Đọc hiểu được thông số lốp giúp chủ xe lựa chọn được bánh xe phù hợp
2.7 Chỉ số tốc độ
Chữ cái cuối cùng nằm trong dãy thông số lốp chính là chỉ số tốc độ, cũng giống như chỉ số tải trọng sẽ tương ứng với một khối lượng tải cụ thể nào đó thì chỉ số tốc độ cũng sẽ tương ứng với tốc độ tối đã được tính thông qua các mục kiểm tra
Ví dụ với thông số lốp của xe bạn là P325/70R16 91S thì mẫu lốp xe của bạn sẽ chịu được tốc độ “S” tương ứng với 112 mph, còn đối với loại lốp có chỉ số tốc độ là “R” thì tương ứng với nó là 106 mph
Những lốp xe với chỉ số tốc độ cao thường góp tăng thêm độ ổn định cho khả năng vận hành của xe. Bên cạnh đó một nguyên tắc đối với lốp dự phòng là chỉ số tốc độ của nó phải bằng hoặc là cao hơn so với lốp đang sử dụng để có thể góp phần đảm bảo và duy trì tốc độ chạy của xe
2.8 Chỉ số chịu nhiệt của lốp
Phần chỉ số chịu nhiệt của lốp xe được thể hiện thông qua các chữ số A, B, C mà trong đó A được dùng để biểu thị mức chịu nhiệt cao nhất, B là mức trung bình còn C là mức thấp nhất
2.9 Chỉ số áp suất lốp
Thông thường thì phần thông tin chỉ số áp suất lốp nó sẽ nằm bên phần viền của lốp, nó sẽ cho biết áp suất tối đa để có thể đảm bảo hiệu suất hoạt động của lốp.
3. Một số thông số khác trên lốp xe ô tô
Bên cạnh những thông số chính trên thì phần thông số lốp ô tô còn có thêm một số thông tin khác như:
Uniform Tire Quality Grades: đây là thông số dùng để chỉ độ mòn của phần gân lốp cùng với độ bám đường và độ chịu nhiệt
Treadwear: một thông số khác để chỉ về độ mòn gân lốp, tiêu chuẩn này thông thường thường được dùng để so sánh với các dòng lốp xe của cùng một nhà sản xuất và tiêu chuẩn này không có ý nghĩa khi so sánh lốp xe của hai nhà sản xuất khác nhau
- Nếu trên 100 thì đạt mức tốt
- 100 tương ứng với mức chuẩn
- Dưới 100 thì đạt mức kém
Traction: một thông số dùng để chỉ khả năng dừng của lốp theo một hướng thẳng trên các mặt đường trơn. Hiện tại thì thông số này có 4 cấp bậc như sau:
- AA là mức cao nhất
- A là mức tốt nhất
- B là mức trung bình
- C là mức tạm chấp nhận được
M + S: là thông số dùng để đo xem lốp xe có đạt được yêu cầu khi di chuyển trên các mặt đường lầy lội hoặc có phủ tuyết hay không
Maximum load: đây là thông số dùng để đo trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu được, đại lượng đo của thông số này là pound hoặc kg
Maximum Inflation Pressure: đây là thông số áp lực hơi tối đa mà dựa vào đây các chủ xe sẽ biết được phải dừng bơm lốp lại để áp suất của lốp không vượt qua mức trên. Đơn vị tính của thông số này là psi viết tắt của từ pound per square inch hoặc là kPA (kilopascal)
Trên đây chính là các thông số lốp thường có trên các lốp xe, việc đọc hiểu các thông số lốp xe sẽ giúp cho chủ xe trở nên chủ động hơn trong quá trình sữa chữa hoặc thay mới lốp xe. Tránh việc mua nhầm các lốp xe không cùng kích thước với mâm hoặc có chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xe.
Từ khóa » Cách đọc Thông Số Lốp ô Tô Tải
-
Cách đọc Thông Số Lốp Xe Tải Nặng Chính Xác Nhất
-
Cách đọc Thông Số Lốp Xe Tải
-
Thông Số Lốp ô Tô - Hướng Dẫn Cách đọc | Bridgestone Việt Nam
-
Cách đọc Thông Số Lốp Cho Mọi Loại Xe Tải, Các Bác Tài đã Biết Chưa?
-
Hướng Dẫn Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô Tài Xế Việt Cần Biết
-
Ý Nghĩa Và Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô Tải Isuzu Chính Xác
-
Ký Hiệu Và Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô - Đăng Kiểm
-
Cách đọc Và ý Nghĩa Thông Số Lốp Xe Tải
-
Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô đơn Giản, Dễ Nhớ - VinFast
-
Thông Số Lốp Xe Ô Tô Tải
-
Cách đọc Thông Số Lốp Xe ô Tô: 5 Phút để Biết Tất Cả Từ AZ
-
Huớng Dẫn Cách đọc Thông Số Lốp Xe Tải - LinkedIn
-
Cách đọc Các Thông Số Lốp ô Tô Cơ Bản
-
Cách đọc Các Thông Số Kỹ Thuật Trên Lốp Xe ô Tô - Mitsubishi Hanoi Auto