Cách đổi Tiền Việt Sang Tiền USD Và Ngược Lại - VNCB
Có thể bạn quan tâm
Đồng đô la Mỹ (USD) là một loại tiền tệ toàn cầu là loại tiền được chấp nhận cho thương mại trên toàn thế giới. Do vậy nhu cầu đổi tiền Việt sang USD hay là ngược lại từ USD sang tiền Việt ở các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân rất là lớn.
Dưới đây Công Danh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng Đôla và các cách để đổi tiền USD như thế nào để phù hợp với qui định của chính phủ Việt Nam.
Đồng Dola Mỹ (USD) là gì?
Theo Wiki, đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States Dollar), trong ngôn ngữ tiếng việt thì còn được gọi ngắn là “đô la” hay “đô”, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.
Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $.
1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt? theo tỷ giá ngày 24/11/2024
Hiện nay giá USD trên thị trường ngày càng có xu hướng leo thang, tính đến hiện nay thì tỷ giá trung tâm USD/VND và các đồng ngoại tệ khác ngày 24/11/2024 được ngân hàng nhà nước niêm yết ở mức như sau:
===> Như vậy: dựa trên bảng tỷ giá trên thì khi các bạn muốn tính 1 USD, 20 USD, 30 USD, 400 USD, 600 USD, 700 USD,…Hay 1000 USD hoặc 1 triệu USD thì bạn chỉ cần lấy tỷ giá nhân với số tiền USD sẽ ra tổng tiền Việt Nam.
Đổi tiền USD sang tiền Việt và ngược lại đổi tiền Việt sang USD ở đâu?
Theo Thông tư 20/2011/TT-NHNN, bạn chỉ được phép mua bán ngoại tệ nói chung và đồng Đô la nói riêng ở các địa điểm được phép thực hiện mua bán ngoại tệ thuộc, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, công ty tài chính…
Xem thêm: Bảo Hiểm PTI Là Gì? Những Sản Phẩm Mà Bảo Hiểm PTI Cung CấpDưới đây là các địa điểm và tổ chức giúp bạn có thể đổi USD sang tiền Việt và từ tiền Việt sang USD
Cách đổi tiền USD sang tiền việt hay từ tiền việt sang USB ở ngân hàng
Bạn có thể đến các phòng giao dịch/chi nhánh của các ngân hàng nhà nước gần nhất để đổi tiền Việt sang USD hay là bán lại đồng đô la cho ngân hàng thu mua. Bạn có thể xem bảng tỷ giá các đồng ngoại tệ ở trên theo từng ngân hàng để biết được giá mua vào và bán ra mới nhất của đồng Đô la.
Ngoài ra, ở chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân.
- Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.
- Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.
Bởi vậy, khi muốn bán USD nói riêng và ngoại tệ nói chung thì cần lên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng xem cụ thể địa điểm được mua, bán ngoại tệ để đến đó bán ngoại tệ.
Giao dịch tại các tiệm vàng
Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác “chợ đen”.
Song vẫn có một số cửa hàng được cấp phép kinh doanh ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp.
Xem thêm: Số điện thoại nhân viên ngân hàng FE Credit – Hotline hỗ trợ 24/7Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.
Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Không chỉ thế, người dùng cũng có thể mua bán đồng Đôla qua mạng, do nhiều cá nhân cung cấp, mang đến thu đổi tận nhà.
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra người dân có thể tìm đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu… Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ…
Các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả… Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.
Đổi tiền Việt qua đồng Đôla qua các tổ chức và cá nhân
Hiện nay có rất nhiều tổ chức cá nhân thực hiện mua bán hàng hóa qua mạng, chơi Bitcoin,… thường sẽ có số lượng rất nhiều USD trên các trang công ty chuyên về dịch vụ ví điện tử hay cổng thanh toán trực tuyến trên mạng Internet, điển hình như Paypal…
Xem thêm: Phí Thường Niên MB Bank – Những Thông Tin Cập Nhật Mới NhấtNếu như bạn cần đổi tiền Việt sang USD với một lượng lớn thì có thể tham gia vào các Group trên Facebook để tìm kiếm những tổ chức hay cá nhân đang có nhiều tiền trên Paypal để thực hiện mua bán trao đổi. Ưu điểm là giá mua vào rẻ hơn các ngân hàng thương mại rất nhiều.
Nhưng nguy hiểm ở chỗ:
- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019 về qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trong đó phân loại vi phạm theo từng số tiền ngoại tệ trao đổi, mua bán trên thị trường. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12.
- Theo đó, hành vi mua, bán ngoại tệ dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) giữa cá nhân hoặc tại tiệm vàng, điểm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép sẽ bị phạt cảnh cáo.
- Mua bán trao đổi ngoại tệ 1.000-10.000 USD sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Mức phạt tăng lên 20-30 triệu đồng nếu số tiền mua, bán hoặc thanh toán bằng ngoại tệ từ 10.000 đến dưới 100.000 USD. Mức phạt này cũng áp dụng nếu đại lý mua bán ngoại tệ không niêm yết tỷ giá rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Còn với giao dịch từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng. Riêng hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt bất hợp pháp sẽ bị phạt đến 250 triệu đồng.
Hy vọng với những thông tin mà VNCB nêu trên bạn biết cách quy đổi Đô la sang tiền Việt và từ tiền Việt sang Đô la như thế nào. Nếu bạn có những cách đổi tiền hay hơn hay là có những thắc mắc nào thì có thể bình luận ở dưới bài viết này.
Từ khóa » Cách Tính Usd Ra Tiền Việt
-
Quy đổi: 1 Đô La Mỹ [USD] Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam?
-
Tỷ Giá Chuyển đổi Đô-la Mỹ Sang Đồng Việt Nam. Đổi Tiền USD/VND
-
Cách Chuyển đổi Tiền Tệ, Ngoại Tệ Sang Tiền Việt Cực Nhanh Bằng ...
-
1 USD Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt? Tỷ Giá USD Hôm Nay, Đổi USD ...
-
1 Đô La Mỹ (USD) Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam Hôm Nay?
-
Đô La Mỹ (USD) Và Việt Nam Đồng (VND) Máy Tính Chuyển đổi Tỉ Giá ...
-
Đổi Tiền - MSN Tài Chính
-
Công Cụ Chuyển đổi Ngoại Tệ | Ngoại Hối - HSBC VN
-
1 USD Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam? - TheBank
-
Đô La Mỹ Việt Nam Đồng (USD VND) Bộ Quy Đổi
-
Chuyển đổi đô La Mỹ (USD) Sang đồng Việt Nam (VND)
-
Chuyển đổi Đô La Mỹ Sang Đồng Việt Nam USD/VND - Mataf
-
Chuyển đổi đơn Vị Tiền Tệ Và Tỷ Giá Hối đoái - Shopify Help Center
-
Chuyển đổi Tiền Tệ, Đô La Mỹ đến Đồng Việt Nam