Cách Dùng Rau Ngổ (rau Om, Ngò Om) Chữa Sỏi Thận Tại Nhà | Dân Việt

Theo Đông y, rau ngổ (hay rau om, rau ôm, ngò om) có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư,…

Vì sao rau om có tác dụng trị sỏi thận?

Đối với những người mắc bệnh sỏi thận, áp dụng các biện pháp dân gian để chữa bệnh đã không còn xa lạ, nhưng quan trọng là người bệnh nên biết lựa chọn cách nào vừa đơn giản, vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. Bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau ngổ là một lựa chọn hợp lý nhất. Trên thực tế, dùng rau ngổ thường xuyên có thể giúp người bệnh sỏi thận, sỏi mật chữa bệnh hiệu quả, đồng thời còn tránh được nguy cơ tái phát.

Rau om có tác dụng lợi tiểu, trị sỏi thận (Nguồn: Internet) Rau om có tác dụng lợi tiểu, trị sỏi thận (Nguồn: Internet)

Sở dĩ, rau ngổ chữa sỏi thận được là nhờ nó có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Vì thế, nó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ

Để trị sỏi thận bằng rau om (rau ngổ, ngò om) hiệu quả thì bạn có thể thực hiện bằng các cách sau:

Bài 1

Lấy khoảng 50g rau om tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối để uống. Mỗi ngày uống 2 lần, dùng khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Với cách này, bạn có thể dùng riêng rau om hoặc dùng phối hợp với râu bắp, mã đề, cây cối xay.

Bài 2

Dùng rau om xay sinh tố lấy nước (Nguồn: Internet) Dùng rau om xay sinh tố lấy nước (Nguồn: Internet)

Dùng khoảng 50 – 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút thì tắt bếp, đợi nước ấm thì uống. Uống khoảng 15 – 30 ngày sẽ khỏi.

Bài 3

Dùng rau ngổ tươi, rửa sạch, phơi khô. Mỗi lần uống, lấy rau ngổ khô liều ít, sắc nước uống.

Ngoài ra, người bệnh sỏi thận cũng có thể dùng rau ngổ nấu canh chua, xào thịt bò, làm rau sống ăn kèm với phở, hủ tíu,…để có thể dùng rau ngổ thường xuyên hơn.

Một số điều cần lưu ý khi dùng rau om trị sỏi thận

Rau om có nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên thân cây có nhiều lông tơ, khó rửa sạch vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi chế biến các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc cần phải rửa thật sạch và ngâm với thuốc tím hoặc nước muối nhằm tránh ngộ độc thực phẩm từ rau om.

Phân biệt rau om và rau ngổ trâu để tránh nhầm lẫn (Nguồn: Internet) Phân biệt rau om và rau ngổ trâu để tránh nhầm lẫn (Nguồn: Internet)

Rau om dễ bị nhầm lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour) thuộc họ Cúc, là loại cây sống nổi trên mặt nước. Vì vậy, khi dùng ngò om trị sỏi thận, bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Khi thực hiện hết liệu trình dùng rau ngổ trị sỏi thận cần thăm khám, xem xét kết quả. Nếu bệnh không thuyên giảm thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị bằng phương pháp khác phù hợp và hiệu quả hơn.

Hiệu quả của bài thuốc trị sỏi thận bằng rau ngổ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

(Tài liệu tham khảo: Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế; Sách Cây rau làm thuốc của TS Võ Văn Chi)

Từ khóa » Ngò ôm Chữa Sỏi Thận