Cách Dùng Thuốc Bôi Trị Bỏng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Ở phạm vi gia đình, bỏng thường gặp do nước sôi, nước canh nóng, bỏng do lửa, do mỡ bắn vào… Đối với bỏng độ 2 và độ 3 thì bạc sulfadiazin tôi là một thuốc rất thông dụng có thể giúp người bệnh trong việc phòng và chữa các nhiễm khuẩn bỏng này, vì tôi rất có hiệu quả trên vi khuẩn P. aeruginosa là mầm bệnh thường gặp nhất trong bỏng nhiễm khuẩn gây chết người. Ngoài bỏng, bạc sulfadiazin tôi còn được dùng hỗ trợ trong thời gian ngắn, điều trị nhiễm khuẩn các vết loét ở chân và nơi tỳ do cọ xát ở người bệnh nằm lâu ngày; hỗ trợ phòng nhiễm khuẩn tại chỗ ở người cho mảnh ghép da hoặc xây xước da diện rộng và điều trị bảo tồn các tổn thương ở đầu ngón tay như mất móng, mút ngón, hoặc mất một phần các đốt cuối... Thuốc không dùng để điều trị nhiễm khuẩn sâu.

Đối với vết thương bỏng, sau khi làm sạch và loại bỏ các mô hoại tử ở vết thương, dùng tay đi găng vô khuẩn, bôi một lớp kem dày 1 - 3mm vào diện tích bị bỏng, ngày 1 hoặc 2 lần. Bôi thuốc vào tất cả các khe kẽ, các chỗ nứt nẻ hoặc sùi trên vết bỏng, sau đó băng kín lại hoặc đặt gạc có mặt vải mịn, rồi quấn băng lại để thuốc tiếp xúc với vết thương. Hàng ngày, người bệnh rửa vết thương bỏng bằng nước vô trùng và loại bỏ các mô hoại tử, đặc biệt là ở người bệnh bị bỏng độ 3. Và tiếp tục bôi thuốc điều trị cho đến khi vết thương lành hoặc cho đến khi các vết bỏng đã có thể ghép da được.

Với những vết thương bỏng diện rộng, khi bôi thuốc có thể hấp thu toàn thân nên làm thay đổi tác dụng của một số thuốc khác, đặc biệt là làm tăng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết dùng đường uống và phenytoin (thuốc chống động kinh). Vì vậy, đối với người bệnh đái tháo đường, người bệnh động kinh khi bị bỏng mà dùng bạc sulfadiazin tôi, cần hết sức lưu ý theo dõi nồng độ của thuốc điều trị trong máu để điều chỉnh liều. Rất nhiều người không chú ý tới điều này nên đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị các bệnh mạn tính sẵn có của mình.

Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 25độ C và tránh ánh sáng. Nếu týp thuốc chỉ dùng cho một người, sau khi mở ra dùng được trong 7 ngày, nếu còn cũng phải vứt bỏ. Các lọ thuốc để dùng chung cho nhiều người, sau khi mở ra chỉ dùng trong 24 giờ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Mặc dù là thuốc bôi ngoài da, nhưng thuốc có thể hấp thu vào cơ thể gây ra một số tác dụng không mong muốn tại chỗ cũng như toàn thân như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi; ngứa, mày đay, mẫn cảm với ánh sáng; giảm bạch cầu… Giảm bạch cầu có liên quan đến liều dùng và thường biểu hiện sau khi bắt đầu điều trị 2 - 3 ngày, thường tự giới hạn và không cần phải ngừng thuốc. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi cẩn thận công thức máu để đảm bảo bạch cầu sẽ trở lại bình thường sau vài ngày khi ngừng dùng thuốc.

Từ khóa » Thuốc Bôi Phỏng