CÁCH GHÉP CÁC BỘ TRONG TIẾNG TRUNG
Có thể bạn quan tâm
Bộ thủ là một thành phần cơ bản trong chữ Hán. Hình dạng của bộ thủ dựa vào số nét, ít nhất là 1 nét và nhiều nhất là 17 nét. Theo thời gian, số lượng của các bộ thủ cũng có sự thay đổi, cho đến nay trong tiếng Trung có 214 bộ thủ được công nhận là những bộ thủ thông dụng nhất. Các bộ thủ cũng không có một vị trí cố định mà sẽ thay đổi theo từng chữ Hán để biểu thị nghĩa của từ. Ta có thể dễ dàng nhận thấy chữ hội ý và chữ hài thanh(hai trong sáu phép ghép chữ Hán cơ bản, hay còn gọi là Lục thư) là hai hình thức tạo chữ độc đáo sử dụng triệt để tác dụng của các bộ thủ trong tiếng Trung.
Hãy cùng Tiếng Trung Kim Oanh tìm hiểu về cách ghép các bộ trong tiếng Trung để có thêm nhiều kinh nghiệm học tiếng Trung thật đỉnh bạn nhé!
Ghép bộ thủ trong tiếng Trung
Cách ghép các bộ thủ
Một chữ hán có thể được cấu tạo từ một hay nhiều bộ thủ khác nhau để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của từ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách ghép các bộ thủ trong tiếng Trung với hai hình thức tạo từ của chữ hình thanh và chữ hội ý nhé!
Chữ hình thanh
Chữ hình thanh là chữ được tạo nên từ hai bộ phận: bộ phận biểu âm và bộ phận biểu nghĩa. Vị trí của hai bộ phận này cũng không cố định, có thể phân thành các loại chủ yếu sau:
- Nghĩa bên trái, âm bên phải. cách ghép các bộ thủ
Ví dụ: chữ 妈 /mā /: mẹ, là chữ được tạo nên từ bộ nữ(女) ở bên trái (biểu thị ý nghĩa, vì mẹ là nữ giới nên sử dụng bộ nữ) và chữ mã(马) ở bên phải (biểu thị âm đọc , tạo nên âm “ma” cho chữ 妈).
- Nghĩa bên phải, âm bên trái
Ví dụ: 鸭: con vịt, được tạo nên từ chữ 甲 ở bên trái (tạo nên âm “ya”) và bộ điểu(鸟) ở bên phải biểu thị ý nghĩa.
- Trên hình dưới thanh
Ví dụ: chữ花/ /: hoa, được tạo nên bởi bộ thảo đầu ở bên trên - biểu thị nghĩa cây cỏ và lấy âm đọc của chữ 化/huà/: thay đổi, biến đổi, chuyển đổi, làm âm đọc âm đọc “hua”.
Nghĩa là, khi cây cỏ trong quá trình từ cây con sang cây trưởng thành đều sẽ ra hoa花.
- Dưới hình trên thanh
Ví dụ: chữ忘/ wàng /: quên, được tạo nên bởi chữ “vong” 亡(tạo nên âm đọc- wang) và bộ“tâm” 心(tấm lòng, trái tim), biểu thị rằng chết cả cõi lòng thì mới có thể quên đi tất cả.
- Ngoài hình trong thanh
Ví dụ: chữ圆/ yuán /: được tạo nên từ bộ “Vi” 囗 (vây quanh) và chữ “viên” 员(yuán- âm đọc) .
- Trong hình ngoài thanh
Ví dụ: chữ问/ wèn/: được tạo nên từ chữ môn 门 (cửa) và chữ khẩu 口 (miệng), biểu thị ý nghĩa rằng muốn hỏi, muốn có được thông tin thì phải đến cửa nhà người khác để hỏi.
Chữ hội ý
Chữ hội ý là chữ được tạo thành bởi sự kết hợp ý nghĩa của hai hay nhiều bộ thủ.
Ví dụ:
- 明 /míng /: sáng gồm chữ nhật 日 (ngày) và chữ nguyệt月 (trăng), ý chỉ những điều tươi sáng, rõ ràng.
- 众/zhòng/: chúng, được tạo nên bởi sự kết hợp của ba chữ nhân(人) , chỉ một đám đông nhiều người.
►Cách viết chữ Trung Quốc cơ bản
Học thật nhanh 214 bộ thủ Tiếng Trung
Các bộ thủ trong tiếng Trung
► Cách gõ tiếng Trung trên máy tính phổ biến nhất hiện nay
Cùng Tiếng Trung Kim Oanh ngân nga các bộ thủ theo nhịp điệu của bài thơ dưới đây bạn nhé!
- Mộc (木) – cây, thủy (水) – nước, kim (金) – vàng
- Hỏa (火) – lửa, thổ (土) – đất, nguyệt (月)- trăng, nhật (日) – trời
- Xuyên (川) – sông, sơn (山) – núi, phụ (阜) – đồi
- Tử (子) – con, phụ (父) – bố, nhân (人) – người, sỷ (士) – quan
- Miên (宀) – mái nhà, hán (厂) – sườn non
- Nghiễm (广) – hiên, hộ (戶) – cửa, cổng – môn (門), lý (里) – làng
- Cốc (谷)- thung lũng, huyệt (穴)- cái hang
- Tịch (夕) – khuya, thần (辰) – sớm, dê – dương (羊), hổ( 虍) – hùm
- Ngõa (瓦) – ngói đất, phẫu (缶) – sành nung
- Ruộng – điền (田), thôn – ấp 邑, què – uông (尢), lão(老) – già
- Dẫn 廴- đi gần, sước 辶 – đi xa
- Bao 勹 – ôm, tỵ 比 – sánh, củng 廾 – là chắp tay
- Điểu 鳥 – chim, trảo 爪 – vuốt, phi 飛 – bay
- Túc 足 – chân, diện 面 – mặt, thủ 手 – tay, hiệt 頁 – đầu
- Tiêu 髟 là tóc, nhi 而là râu
- Nha 牙 – nanh, khuyển 犬 – chó, ngưu 牛- trâu, giác 角 – sừng
- Dực 弋 – cọc trâu, kỵ 己 – dây thừng
- Qua 瓜 – dưa, cửu 韭 – hẹ, ma 麻 – vừng, trúc竹 – tre
- Hành 行 – đi, tẩu 走 – chạy, xa 車 – xe
- Mao 毛 – lông, nhục 肉 – thịt, da 皮 – bì, cốt 骨 – xương.
- Khẩu (口) là miệng, xỉ (齒) là răng
- Ngọt cam (甘), mặn lỗ (鹵), dài trường (長), kiêu cao (高)
- Chí (至) là đến, nhập (入) là vào
- Bỉ (匕) môi, cữu (臼) cối, đao (刀) dao, mãnh (皿) bồn
- Viết (曰) rằng, lập (立) đứng, lời ngôn (言)
- Long (龍) rồng, ngư (魚) cá, quy (龜) con rùa rùa
- Lỗi (耒) cày ruộng, trỉ (黹) thêu thùa
- Huyền (玄) đen, yêu (幺) nhỏ, mịch (糸) tơ, hoàng (黃) vàng
- Cân (斤) rìu, thạch (石) đá, thốn (寸) gang
- Nhị (二) hai, bát (八) tám, phương (方) vuông, thập (十) mười
- Nữ (女) con gái, nhân (儿) chân người
- Kiến (見) nhìn, mục (目) mắt, xích (彳) dời chân đi
- Tay cầm que gọi là chi (支 )
- Dang chân là bát (癶), cong thì là tư (厶)
- Tay cầm búa gọi là thù (殳)
- Khí (气) không, phong (風) gió, vũ (雨) mưa, tề (齊) đều
- Lộc (鹿) hươu, mã (馬) ngựa, thỉ (豕) heo
- Sống sinh (生), lực (力) khoẻ, đãi (隶) theo bắt về
- Võng (网) là lưới, châu (舟) thuyền bè
- Hắc (黑) đen, bạch (白) trắng, xích (赤) thì đỏ au
- Thực (食) đồ ăn, đấu (鬥) đánh nhau
- Thỉ (矢) tên, cung (弓) nỏ, mâu (矛) mâu, qua (戈) đòng
- Đãi (歹) xương, huyết (血) máu, tâm (心) lòng
- Thân (身) mình, thi (尸) xác, đỉnh (鼎) chung, cách (鬲) nồi
- Khiếm (欠) thiếu thốn, thần (臣) bầy tôi
- Vô (毋) đừng, phi (非) chớ, mãnh (黽) thời ba ba
- Nhữu (禸) chân, thiệt (舌) lưỡi, cách (革) da
- Mạch (麥) mỳ, hòa (禾) lúa, thử (黍) là cây ngô
- Tiểu (小) là nhỏ, đại (大) là to
- Tường (爿) giường, suyễn (舛) dẫm, phiến (片) tờ, vi (韋) vây
- Trỉ (夂) bàn chân, tuy (夊) rễ cây,
- Tự (自) từ, tỳ (鼻) mũi, nhĩ (耳) tai, thủ (首) đầu.
- Thanh (青) xanh, thảo (艹) cỏ, sắc (色) màu,
- Trĩ (豸) loài hổ báo, kệ (彑) đầu con heo.
- Thử (鼠) là chuột, rất sợ mèo,
- Hương (香) thơm, mễ (米) gạo, triệt (屮) rêu, dụng (用) dùng.
- Đấu (斗) là cái đấu để đong,
- Chữ can (干) lá chắn, chữ công (工) thợ thuyền.
- Thị (示) bàn thờ cúng tổ tiên,
- Ngọc (玉) là đá quý, bối (貝) tiền ngày xưa.
- Đậu (豆) là bát đựng đồ thờ,
- Sưởng (鬯) chung rượu nghệ, dậu (酉) vò rượu tăm.
- Y (衣) là áo, cân (巾) là khăn,
- Hựu (又) bàn tay phải, chỉ (止) chân tạm dừng.
- Ất (乙) chim én, trùng (虫) côn trùng,
- Chuy(隹) chim đuôi ngắn, vũ (羽) lông chim trời.
- Quynh (冂) vây 3 phía bên ngoài,
- Vi (囗) vây bốn phía, khảm (凵) thời hố sâu.
- Phốc (攴) đánh nhẹ, thái (采) hái rau,
- Kỵ (几) bàn, duật (聿) bút, tân (辛) dao hành hình
- Văn (文) là chữ viết, văn minh,
- 72. cấn (艮) là quẻ cấn, giống hình bát cơm.
- Ma là quỵ (鬼), tiếng là âm (音),
- Cổ (鼓) là đánh trống, dược (龠) cầm sáo chơi.
- Thị (氏) là họ của con người,
- Bốc (卜) là xem bói, nạch (疒) thời ốm đau.
- Bóng là sam (彡), vạch là hào (爻)
- Á (襾) che, mịch (冖) phủ, sơ (疋) đầu (亠) nghĩa nan.
- Sổ (丨) phết (丿) móc (亅) chủ (丶) nét đơn,
- Hễ (匸) phương (匚) băng (冫) tiết (卩), thì dồn nét đôi.
- Vô (无) là không, nhất (一) mộ thôi,
- Diễn ca bộ thủ muôn đời không quên.
Bộ thủ là một công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ người học ghi nhớ mặt chữ Hán, giúp chúng ta rút ngắn thời gian học từ vựng. Thông qua bộ thủ người học có thể hình dung, suy đoán nghĩa và cách phát âm của từ. Đây cũng chính là yếu tố giúp chúng ta ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và lâu hơn. Tiếng Trung Kim Oanh hi vọng thông qua chủ đề hôm nay các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị về phương pháp ghép các bộ thủ trong tiếng Trung. Chúc bạn luôn thành công!
►Cách học tiếng Trung dễ nhớ - nhớ lâu
Cách ghép các bộ thủ trong tiếng Trung
► Khóa học tiếng Trung giao tiếp cơ bản
Xem thêm:
► Những câu tiếng Trung giao tiếp cơ bản dùng hằng ngày
► Pinyin tiếng Trung là gì? Trọn bộ bảng chữ cái kèm cách đọc
► VIẾT NGÀY THÁNG NĂM TRONG TIẾNG TRUNG ĐẠT CHUẨN - CHUYỆN NHỎ!
► NHỮNG CÂU CHỬI THỀ TIẾNG TRUNG CỰC GẮT!
Từ khóa » Các Bộ Chữ Hán Trong Tiếng Trung
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán Trong Tiếng Trung: Ý Nghĩa, Cách Học Siêu Nhanh
-
Full 214 Bộ Thủ Tiếng Trung: Ý Nghĩa Và Cách Học Dễ Nhớ
-
214 Bộ Thủ Tiếng Trung: Đọc, Viết, Ý Nghĩa (bản Mới 2022)
-
Bài 4: 214 Bộ Thủ Trong Tiếng Trung - Cách Học Chữ Hán Nhanh Nhất
-
Ý Nghĩa 214 Bộ Thủ Tiếng Trung | Cách đọc & Cách Viết
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán – Cách Học Các Bộ Thủ Tiếng Trung Dễ Nhớ
-
Cách Nhớ 214 Bộ Thủ Chữ Hán | Bộ Thủ 3 Nét | Phần 2 - YouTube
-
50 BỘ THỦ THƯỜNG DÙNG NHẤT TRONG TIẾNG TRUNG
-
NÊN HỌC 214 BỘ THỦ HAY CHỮ HÁN TRƯỚC?
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán (có File Download) - SHZ
-
Chữ Hán Tiếng Trung (Hán Tự) - SHZ
-
Chữ Số Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Thủ – Wikipedia Tiếng Việt