Cách Giảm Stress, Căng Thẳng, Hiệu Quả, đơn Giản Ngay Tại Nhà

Stress là gì?

Stress là một từ tiếng Anh và hiện đã được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Stress chỉ cảm giác căng thẳng hay áp lực đè nén lên tâm lý trước các tác động bên ngoài cuộc sống thực tại. Không chỉ tâm lý, chúng còn gây nên tác hại khôn lường đến sức khỏe thể chất của bạn. Thông thường, đây là phản ứng của cơ thể khi bạn phải đối diện với các tình huống căng thẳng hoặc buồn bã khiến bạn phải suy nghĩ và lo âu.

Về bản chất, khi bạn bị stress tất cả các nguồn năng lượng đều sẽ tập trung vào nhịp thở, tim đập nhanh hơn, tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động cơ… Những điều này sẽ kích thích cơ thể bạn tỉnh táo và tập trung hơn để sẵn sàng giải quyết những tình huống khó khăn mà mình gặp phải. Vì thế, stress là điều kiện cần thiết để bạn trưởng thành hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý và giải toả đúng cách, stress kéo dài sẽ đem đến những hệ lụy tiêu cực.

Nguyên nhân dẫn đến stress

Trước khi học cách giảm stress hiệu quả, bạn cần xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải. Điều gì là nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và lo âu trong thời gian này? Thực tế, stress sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, đôi khi là những điều nhỏ nhặt bạn vô tình gặp trong cuộc sống. Bởi mỗi người sẽ đối diện với khó khăn trong cuộc sống theo một cách khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến stress.

Bên cạnh đó, cũng có một số ngoại lệ khi một người bị căng thẳng liên tục sau một sự kiện đau thương, chẳng hạn như tai nạn hoặc lạm dụng. Triệu chứng này được gọi là rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).

Thực tế, một số tình huống sẽ ảnh hưởng đến một số người và không ảnh hưởng đến một số người khác. Trong đó, các trải nghiệm quá khứ của mỗi người cũng có thể tác động đến cách mà họ sẽ phản ứng với stress. Đôi khi sẽ chẳng vì một nguyên nhân cụ thể nào cả. Đó có thể là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng tích lũy. Chúng khiến họ sẽ dễ bị stress hơn những người khác.

Ngoài ra, các tình huống khách quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho bạn như ô nhiễm tiếng ồn quá mức ở khu vực mà bạn đang sinh sống. Hoặc bạn đang trải qua cảm giác không chắc chắn, thiếu niềm tin hoặc đang chờ đợi một kết quả quan trọng.

  • Áp lực từ công việc.

  • Các vấn đề khó khăn trong kinh tế.

  • Rắc rối từ các mối quan hệ xung quanh.

  • Mất việc, thất nghiệp, không xin được việc làm.

  • Thiếu thời gian dành cho bản thân và gia đình.

  • Thất tình.

  • Vấn đề sức khỏe

  • Chuyển nhà.

  • Hôn nhân.

  • Chăm con, dạy con và sức khỏe của con.

  • Bế tắc trong các vấn đề của cuộc sống

  • Trải qua cảm giác mất mát.

  • Thất vọng vì vẻ ngoài của bản thân.

Biểu hiện của stress

Stress tuy là một triệu chứng về tinh thần nhưng nó cũng có tác động lên toàn bộ cơ thể bạn bao gồm cả về thể chất, hành vi, nhận thức, cảm xúc… Những biểu hiện của stress đều ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Hơn nữa, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị stress. Về cơ bản, dù các biểu hiện mơ hồ hay rõ nét, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Thể chất: cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng vai gáy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, tay chân hay bị lạnh, run rẩy, mất khả năng hoặc hứng thú tình dục, tăng hoặc giảm cân đột ngột, rụng tóc, mất ngủ…

  • Tâm lý: luôn có cảm giác cô đơn, hay thay đổi cảm xúc, dễ khóc, đôi lúc có suy nghĩ tiêu cực, không còn cảm giác hứng thú với những điều mình từng yêu thích, dễ nổi giận, cáu gắt, stress lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm...

  • Hành vi: thay đổi khẩu vị, ăn quá nhiều hoặc quá ít, tự cô lập bản thân, tránh tiếp xúc với người khác, có nhiều hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế, tìm đến các chất kích thích để giải tỏa tâm lý...

  • Nhận thức: mất khả năng tập trung, thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực từ mọi thứ xung quanh, giảm khả năng phán đoán, khó tiếp nhận cái mới…

Hậu quả của stress kéo dài

Như đã nói trên, do là chứng bệnh liên quan đến tâm lý, nên chắc chắn hậu quả đầu tiên mà stress gây nên tới sức khỏe người bệnh thường sẽ bao gồm: mất ngủ, đau đầu, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thay đổi tâm lý, hay buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, thậm chí là trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn nhân cách.

Bên cạnh đó, mặc dù stress là cơ chế tự nhiên khi bạn phải đối mặt với những thách thức của cuộc sống, stress trong thời gian dài có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Các bệnh đường tiêu hóa. Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.

  • Các bệnh về tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim…

  • Các bệnh phụ khoa ở nữ giới, làm giảm ham muốn, rối loạn nội tiết tố dẫn đến những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt…

  • Stress góp phần làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Các chứng bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón tay…

  • Các chứng bệnh về da và tóc, thúc đẩy quá trình lão hoá. Stress sẽ kích thích hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, nhăn nheo. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra mụn, bệnh vẩy nến...

  • Tất cả những hậu quả của stress cuối cùng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, suy sụp. Từ đó, cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.

Từ khóa » Giảm Căng Thẳng Tiếng Anh