Cách Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang - Tài Khoản 154
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách hạch toán Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Tài khoản 154, hạch toán chi phí thuê ngoài, khấu hao TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhân công, tiền lương, Chi phí điện, nước, điện thoại... theo Thông tư 133.
1. Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ở những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, Tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
b) Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
c) Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,...); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.
d) Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);
- Chi phí sản xuất chung.
đ) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
e) Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
g) Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí khác;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.
Sơ đồ chữ T hạch toán Tài khoản 154
2. Kết cấu và nội dung Tài khoản 154
Bên Nợ: | Bên Có: |
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ; - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ; - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). | - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB; - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ; - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng; - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho; - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã phản ánh chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho thì phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632); - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). |
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. |
3. Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang một số nghiệp vụ:
3.1 Cách hạch toán trong ngành Công nghiệp |
3.1.1. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên |
a) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 153 Công cụ dụng cụ - Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. - Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 242 - Chi phí trả trước. b) Khi mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo pp khấu trừ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 331, 141, 111, 112,... - Khi mua nguyên liệu, vật liệu (không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo pp trực tiếp thì giá mua nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT. c) Khi số nguyên liệu, vật liệu xuất ra cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ không sử dụng hết vào nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang d) Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. đ) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK cấp 2). e) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 335 - Chi phí phải trả. g) Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất .... thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. h) Chi phí điện, nước, điện thoại ... thuộc phân xưởng, bộ phẩn sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 .... i) Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152 – Nguyên vật liệu. k) Nhập kho giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gia công chế biến xong, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu. Nợ TK 153 – Công cụ dụng cụ. Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. l) Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. m) Chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào giá trị giá hàng tồn kho) phải hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. n) Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. o) Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi: Nợ các TK 642, 241 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. p) Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang: Nợ các TK 111, 112, 331,.... Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). q) Kế toán sản phẩm sản xuất thử: - Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có). - Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử: + Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 241 - XDCB dở dang. r) Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước...), ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. |
3.1.2. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: a) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 631 - Giá thành sản xuất. b) Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi: Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. |
3.2. Cách hạch toán trong ngành Nông nghiệp |
3.2.1. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên |
a) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 153 Công cụ dụng cụ - Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. - Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 242 - Chi phí trả trước. b) Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 334 - Phải trả người lao động. c) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK cấp 2). d) Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất .... thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. đ) Chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở các tổ, đội sản xuất, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 .... e) Trị giá sản phẩm phụ thu hồi, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. g) Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. h) Trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. i) Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. h)Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay không qua nhập kho, ghi: Nợ các TK 642, 241 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. |
3.2.2. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp. |
3.3. Cách hạch toán trong ngành kinh doanh dịch vụ |
Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở tài khoản 154 ở các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh dịch vụ tương tự như đối với ngành công nghiệp. Ngoài ra cần chú ý: a) Nghiệp vụ kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và đã chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. b) Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi: Nợ các TK 642 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. |
3.4. Cách hạch toán trong ngành xây dựng |
3.4.1. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí xây lắp (bên Nợ tài khoản 154 chi tiết “Xây lắp”): |
a) Hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: - Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi phí vật liệu) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường) Có TK 152 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. b) Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Hạch toán tương tự như ngành công nghiệp c) Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công: - Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (số chi phí trên mức bình thường) Có các TK: 111, 112, 242,152, 331, 334, 335, 338… d) Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung: - Khi các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338,... - Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 352 - Dự phòng phải trả (3522) - Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,... - Khi công việc sửa chữa bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (3522) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp: + Nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác. + Nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch ghi vào giá vốn trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang |
3.4.2. Phương pháp hạch toán và kết chuyển chi phí xây lắp (bên Có TK 154 chi tiết "Xây lắp"): |
a) Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (ví dụ: Không đủ tính thực thi về mặt pháp lý như có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó, hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình...) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. b) Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, phế liệu thu hồi và thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng xây dựng: - Nhập kho nguyên liệu, vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (theo giá gốc) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (theo giá có thể thu hồi) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí: Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - Kế toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và TSCĐ này đã trích khấu hao đủ theo nguyên giá khi kết thúc hợp đồng xây dựng: + Phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. + Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị (nếu có), ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112,… + Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có TK 211 - TSCĐ hữu hình. c) Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành được xác định là đã bán (bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho Ban quản lý công trình - bên A); hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính nội bộ: - Trường hợp bàn giao cho Bên A (kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho doanh nghiệp nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541). - Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán (xây dựng nhà để bán,...) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541). |
Kế toán Thiên Ưngchúc các bạn làm tốt công việc kế toán.
----------------------------------------------------------------
Từ khóa » Dở Giảm
-
Nghĩa Của Từ Dở Dang - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Nghĩa Của Từ Dở - Từ điển Việt
-
Tự động áp Dụng Giảm Giá Cho Email Khôi Phục Giao Dịch Thanh Toán ...
-
Hệ Thống Tài Khoản - 154. Chi Phí Sản Xuất, Kinh Doanh Dở Dang.
-
Hệ Thống Tài Khoản - 241. Xây Dựng Cơ Bản Dở Dang.
-
Chi Phí Sản Xuất, Kinh Doanh Dở Dang Là Gì? - Luật Dương Gia
-
Ngân Hàng Khóc Dở Mếu Dở Trước Làn Sóng đòi Giảm Lãi Suất
-
[Mã LT50 Giảm 50k đơn 250k] Sách - Đời Giáo Dở Khóc Dở Cười
-
Hạch Toán Xây Dựng Cơ Bản Dở Dang Tài Khoản 241 Theo TT 133
-
Não Cá Vàng - Chứng Suy Giảm Trí Nhớ Gây "dở Khóc Dở Cười" • Hello ...
-
Chống “nói Hay, Cày Dở”! - Hànộimới
-
Gen Z - Mùa Hè Kiếm Việc Làm Thêm - Kỳ 2: Dở Khóc Dở Cười Với Lao ...
-
Bỏ Dở Cơm Trưa, Dân Văn Phòng Lập Hội "chạy đua" Săn Sale Dịp ...
-
Mạnh Tay Quét "bot", Game "bom Tấn" Dở Khóc Dở Cười Khi Giảm Tới ...