Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán-Tài Khoản 632, Theo Thông Tư 133
Có thể bạn quan tâm
Giá vốn hàng bán là gì?. Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán?. Tài khoản sử dụng khi hạch toán giá vốn hàng bán. Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133.
THÔNG TIN MỚI NHẤT:
>> Khóa học kế toán thực hành – Giảm 50% Học phí
Giá vốn hàng bán là gì?.
Giá vốn hàng bán là giá trị phản ánh lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp đã bán được của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó phản ánh mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, …cũng như tham gia xác định lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.
Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí của tất cả các mặt hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa, dịch vụ đã được bán.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản thì giá vốn hàng bán còn bao gồm: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
Giá vốn hàng bán phải được ghi nhận trong cùng một thời kỳ với doanh thu liên quan. Do đó, doanh thu và chi phí liên quan luôn được ghi nhận phù hợp với nhau ( theo nguyên tắc phù hợp).
Để phản ánh giá vốn kế toán sử dụng Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Để có Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133 một cách chính xác, kế toán phải nắm rõ nguyên tắc kế toán của tài khoản 632.
1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 632-Giá vốn hàng bán.
Tại điều 62 thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán phải tuân thủ năm nguyên tắc kế toán sau:
Nguyên tắc thứ nhất về cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632.
“a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐSĐT…”.
Nguyên tắc thứ hai về cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632.
“b) Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng và loại trừ hàng tồn kho dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản, giá trị hàng tồn kho dùng cho sản xuất sản phẩm mà sản phẩm được tạo ra từ những hàng tồn kho này có giá bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.”
Nguyên tắc thứ ba về cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632.
“c) Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có).”
Nguyên tắc thứ tư về cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632.
“d) Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.”
Nguyên tắc thứ năm về cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632.
“e) Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.”
Sau khi nắm được nguyên tắc kế toán của tài khoản 632, kế toán cần nắm kỹ kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 thì mới có được Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133 một chính chính xác.
II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632-Giá vốn hàng bán.
2.1. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bên Nợ:
– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
– Đối với hoạt động kinh doanh BĐSĐT, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐSĐT không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐSĐT;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐSĐT trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐSĐT bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐSĐT phát sinh trong kỳ;
+ Số tổn thất do giảm giá trị BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
Bên Có:
– Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
– Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐSĐT phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
– Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
– Trị giá hàng bán bị trả lại;
– Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh);
– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ;
– Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT có dấu hiệu tăng giá trở lại;
– Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.2. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
2.2.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Bên Nợ:
– Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
– Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
– Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;
– Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
– Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Bên Nợ:
– Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho đầu kỳ;
– Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
– Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.
Bên Có:
– Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”; TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh, dở dang”;
– Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
– Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của KẾ TOÁN HÀ NỘI về Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632 theo thông tư 133. Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016. Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC).Thông tư 133 có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017.
III. Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632 theo thông tư 133.
Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 632 và các tài khoản liên quan. Căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 và các tài khoản có liên quan. KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau:
Trong bài viết này Kế Toán Hà Nội xin được trình bày cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632 theo thông tư 133 đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Và cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632 theo thông tư 133 đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
3.1. Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632 theo thông tư 133 đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
3.1.1. Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155, 156, 157,…
3.1.2. Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán.
– Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381),…
– Phản ánh chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.
3.1.3. Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
– Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
– Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3.1.4. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư.
– Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư.
– Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thoả mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,…
– Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có các TK 111, 112, 331, 334,…
– Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
– Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
3.1.5. Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ các TK 155,156
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3.1.6. Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng.
Trường hợp này kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, 155, 156 (giá trị khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ).
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng).
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).
3.1.7. Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133.
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3.2. Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133 đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
3.2.1. Đối với doanh nghiệp thương mại.
a) Hạch toán đầu kỳ kế toán:
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa tồn kho đầu kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán đầu kỳ và kết chuyển giá vốn của hàng hóa đang đi đường đầu kỳ , ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 156, 157, 151.
b) Hạch toán cuối kỳ kế toán:
– Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê về mặt hiện vật của hàng hóa và hàng gửi đi bán để xác định giá trị của hàng hóa và hàng gửi đi bán còn lại cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 156, 157, 151
Có TK 611 – Mua hàng.
– Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ, theo công thức:
và kế toán ghi sổ như sau:
+ Kết chuyển giá vốn hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 611 – Mua hàng.
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3.2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
a) Hạch toán đầu kỳ kế toán.
– Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm.
– Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
b) Hạch toán cuối kỳ kế toán.
– Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê về mặt hiện vật của thành phẩm tồn trong kho và thành phẩm gửi đi bán để xác định giá trị của thành phẩm tồn trong kho và thành phẩm gửi đi bán còn lại cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm (thành phẩm còn tồn trong kho)
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (thành phẩm gửi bán)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Cuối kỳ, xác định giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, giá thành dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Giá thành sản phẩm.
– Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm đã xuất bán trong kỳ, theo công thức:
và kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá vốn hàng bán trong kỳ).
4. Ví dụ Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133 trong trường hợp DN kế toán HTX theo PP kiểm kê định kỳ.
Tại doanh nghiệp A, chuyên sản xuất một loại sản phẩm B, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trong tháng 03 năm N có tài liệu sau (đơn vị tính đồng).
- Số dư ngày 01/03/N của tài khoản 155 ( sản phẩm B) là: 350 sản phẩm trị giá 700.000.000đ
- Tổng hợp sản phẩm B nhập trong tháng 03/N, số lượng 2.000 sản phẩm, tổng giá thành thực tế 4.587.500.000đ.
- Theo kết quả kiểm kê:
Tính toán và xác định giá vốn hàng bán và định khoản kế toán T3/N của doanh nghiệp A
Kế toán làm như sau:
- Đầu tháng, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 632: 700.000.000
Có TK 155: 700.000.000
- Cuối tháng, xác định giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632: 4.587.500.000
Có TK 631: 4.587.500.000
- Cuối tháng, kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm B tồn kho cuối tháng, ghi:
Nợ TK 155: 450.000.000
Có TK 632: 450.000.000
- Cuối tháng, kết chuyển trị giá vốn thực tế của sản phẩm B gửi bán chưa được bán, ghi:
Nợ TK 157: 112.500.000
Có TK 632: 112.500.000
- Cuối tháng, kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911: 4.725.000.000
Có TK 632: 4.725.000.000.
? Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
? Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Sau khi tham khảo Cách hạch toán giá vốn hàng bán-Tài khoản 632, theo Thông tư 133, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính
Bài viết liên quan
- Trung tâm dạy kế toán thuế tại Ứng Hòa chuyên nghiệp
- Hoàn thuế GTGT xuất nhập khẩu- Những điều doanh nghiệp cần biết
- Mẫu giấy đi đường và cách lập theo thông tư 200
- Hướng dẫn kê khai thuế tài nguyên cho DN khai thác khoáng sản
- Địa chỉ học kế toán tổng hợp tại Thanh Xuân Hà Nội TỐT nhất
- Mẫu Sổ cái dùng cho hình thức Nhật ký – chứng từ theo Thông tư 200
- Mức lương tối thiểu vùng chính thức tăng từ 2017 – Nỗi lo âu của nhiều DNN
- Giá dịch vụ làm báo cáo thuế tại Thanh Xuân chuyên nghiệp
- Hướng dẫn cách tính giá của hàng nhập khẩu
- NĐ 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 của Chính phủ: QĐ về lệ phí Môn bài
Từ khóa » Hạch Toán Tk 632 Theo Quyết định 48
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán - Tài Khoản 632
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán Tài Khoản 632 Theo TT 200
-
So Sánh Giá Vốn Hàng Bán Theo TT 200 Và QĐ 48 - Kế Toán Lê Ánh
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 632 - Giá Vốn Hàng Bán Theo Thông Tư 133
-
So Sánh Giá Vốn Hàng Bán Theo TT 200 Và QĐ 48 - Kế Toán Lê Ánh
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 133 Và 200
-
CÁCH HẠCH TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN, DỊCH VỤ THEO TT 200 ...
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản 632 - Giá Vốn Hàng Bán Theo TT133 ...
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Công Ty Dịch Vụ Vận Tải
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại
-
Định Khoản Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Trong Doanh Nghiệp | Thư Viện
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán-Tài Khoản 632, Theo Thông Tư 133
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 154 Theo Quyết định 48
-
Phương Pháp Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dở Dang Trong ...