Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
Có thể bạn quan tâm
Hạch toán lương và các khoản trích theo lương là công việc không hề dễ dàng đối với kế toán. Vậy cách hạch toán lương và các khoản trích theo lương như thế nào? Hãy cùng kế toán Lê Ánh theo dõi trong bài viết dưới đây.
Hạch toán tiền lương là công việc vô cùng quan trọng, để tránh sai sót khi hạch toán lương và các khoản trích theo lương, bạn đọc hãy liệt kê các tài khoản sử dụng để hạch toán lương như dưới đây nhé.
>>>Tham khảo: Khóa học kế toán tổng hợp cùng chuyên gia
1. Các tài khoản dùng để hạch toán lương và các khoản trích theo lương
a. Tài khoản hạch toán lương - tài khoản 334
Tài khoản 334 phản ánh các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản phải trả này.
Bên Nợ tài khoản 334 gồm:
Các khoản phải trả đã trả cho người lao động như tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác.
Các khoản mà doanh nghiệp đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của nhân viên.
Kết chuyển tiền công mà người lao động chưa nhận được.
Bên Có tài khoản 334 gồm:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.
Số dư bên Có là các khoản còn phải trả người lao động của doanh nghiệp.
b. Tài khoản hạch toán các khoản trích theo lương - tài khoản 338
Tài khoản 338 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản phải trả và phải nộp cho tổ chức xã hội và một trong các khoản đó là các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trích theo lương khác.
Bên Nợ tài khoản 338 gồm:
Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải nộp cho cơ quan phải trả cho người lao động
Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải trả cho người lao động
Bên Có tài khoản 338 bao gồm:
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT.. tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương của người lao động
Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. được nhà nước cấp bù
Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử lý
Các khoản phải trả khác
Số dư bên nợ là số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán.
Số dư bên có là số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
2. Cách hạch toán lương và các khoản trích theo lương
a. Hạch toán tiền lương
- Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
- Nợ TK 154, 642 (Theo TT 133)
- Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
- Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
b. Hạch toán các khoản bảo hiểm trích theo lương
Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào chi phí của doanh nghiệp:
- Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642 …: 23.5%
- Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội: 17.5%
- Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế: 3%
- Có TK 3386 – bảo hiểm tự nguyện: 1%
- Có TK 3382 – KPCĐ: 2%
Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: 10,5%
- Có TK 3383 – BHXH: 8%
- Có TK 3384 – BHYT: 1,5%
- Có TK 3386 – BHTN: 1%
Khi doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 3383 – BHXH: Số tiền đã trích BHXH: 25%
- Nợ TK 3384 – BHYT : Số tiền đã trích BHYT: 4,5%
- Nợ TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – BHTN: Số tiền đã trích BHTN: 2%
- Nợ TK 3382 – KPCĐ: Số tiền đóng kinh phí công đoàn: 2%
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp 34%
Hạch toán thuế TNCN phải nộp
Khi doanh nghiệp trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của người lao động thì kế toán ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động là tổng số thuế TNCN khấu trừ
- Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân là số thuế TNCN khấu trừ
Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế TNCN, kế toán ghi:
- Nợ TK 3335 – Thuế TNCN: số thuế TNCN đã nộp
- Có TK 111, 112: số thuế TNCN đã nộp
c. Hạch toán chi phí lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương hoặc ứng trước tiền lương cho người lao động, kế toán ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động là số tiền đã trả người lao động
- Có TK 111, 112 là số tiền đã trả người lao động
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng hàng hóa, sản phẩm:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
hoặc:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).
Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng quỹ khen thưởng, kế toán ghi:
- Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Khi xuất quỹ chi tiền thưởng, kế toán ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
- Có các TK 111, 112, . . .
d. Hạch toán bảo hiểm xã hội phải trả cho nhân viên
Hạch toán BHXH bao gồm tiền ốm đau, thai sản phải trả nhân viên, kế toán viên ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Khi nhận được tiền của cơ quan BHXH trả cho doanh nghiệp, kế toán viên ghi:
- Nợ TK 111, 112: Khoản nhận về từ cơ quan BHXH
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên kế toán viên ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
- Có TK 111, 112
3. Ví dụ hạch toán lương và các khoản trích theo lương
Tháng 9/2020, Công ty Kế toán Lê Ánh có tình hình chi lương nhân viên bộ phận quản lý như sau:
Lương cơ bản: 30.000.000đ
Phụ cấp trách nhiệm và chức vụ: 5.000.000đ
Có chi tạm ứng lương cho nhân viên bằng tiền mặt: 10.000.000đ
Có phát sinh thuế TNCN phải nộp: 530.000đ
Công ty nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng và thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng tiền mặt.
Nhân viên được hưởng chế độ ốm đau và nhận BHXH trong tháng số tiền là 800.000đ.
Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
Tính lương nhân viên bộ phận quản lý:
Tổng lương = 30.000.000đ + 5.000.000đ = 35.000.000đ
Nợ TK 642: 35.000.000
Có TK 334: 35.000.000
Tính các khoản trích theo lương:
Tính vào chi phí công ty:
BHXH = 17.5% x 35.000.000đ = 6.125.000đ
BHYT = 3% x 35.000.000đ = 1.050.000đ
BHTN = 1% x 35.000.000đ = 350.000đ
KPCĐ = 2% x 35.000.000đ = 700.000đ
Tổng tiền BH công ty đóng = 8.225.000đ
Nợ TK 6421: 8.225.000
Có TK 3383: 6.125.000
Có TK 3384: 1.050.000
Có TK 3386: 350.000
Có TK 3382: 700.000
Trừ vào lương nhân viên:
BHXH = 8% x 35.000.000đ = 2.800.000đ
BHYT = 1,5% x 35.000.000đ = 525.000đ
BHTN = 1% x 35.000.000đ = 350.000đ
Tổng tiền BH nhân viên phải đóng = 3.675.000đ
Nợ TK 334: 3.675.000
Có TK 3383: 2.800.000
Có TK 3384: 525.000
Có TK 3386: 350.000
Chi tạm ứng lương cho nhân viên bằng tiền mặt:
Nợ TK 334: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
Phát sinh thuế TNCN phải nộp trừ vào lương nhân viên:
Nợ TK 334: 530.000
Có TK 3335: 530.000
Công ty đóng tiền bảo hiểm và KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng:
BHXH = 6.125.000đ + 2.800.000đ = 8.925.000đ
BHYT = 1.050.000đ + 525.000đ = 1.575.000đ
BHTN = 350.000đ + 350.000đ = 700.000đ
KPCĐ = 700.000đ
Tổng tiền BH và KPCĐ = 11.900.000đ
Nợ TK 3383: 11.475.000
Nợ TK 3384: 1.575.000
Nợ TK 3386: 700.000
Nợ TK 3382: 700.000
Có TK 112: 11.900.000
Công ty thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng tiền mặt:
Tiền lương thực trả = Tổng lương - Tiền bảo hiểm - Thuế TNCN - Tạm ứng lương
= 35.000.000đ – 3.675.000đ – 530.000đ – 10.000.000đ =20.795.000đ
Nợ TK 334: 20.795.000
Có TK 112: 20.795.000
Tính tiền chế độ ốm đau cho nhân viên:
Nợ TK 3383: 800.000
Có TK 334: 800.000
Nhận được tiền từ Cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển về tài khoản công ty:
Nợ TK 112: 800.000
Có TK 3383: 800.000
Công ty thanh toán tiền chế độ ốm đau cho nhân viên bằng tiền mặt:
Nợ TK 334: 800.000
Có TK 111: 800.000
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được cách hạch toán lương và các khoản trích theo lương. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn hạch toán lương một cách nhanh chóng và chính xác.
>>>Xem thêm:- Tham gia hợp đồng giao khoán có phải đóng BHXH và đóng thuế TNCN không
- Thủ tục báo tăng giảm BHXH
- Quy định về đóng nhờ BHXH bắt buộc
- Mức vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Từ khóa » Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội, KPCĐ
-
Bài Tập Hạch Toán Tiền Lương Có Lời Giải Mới Nhất
-
Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Lương Theo Thông Tư ...
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương 2022
-
Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Bảo Hiểm
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương - Kế Toán Lê Ánh
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội - Đại Lý Thuế Việt An
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Sơ đồ Và Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Lương Quan Trọng Theo TT200
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội, KPCĐ - MISA AMIS
-
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Trong DN Xây Lắp
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương | Bài Viết Hay
-
Định Khoản Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương