Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm một số bài viết liên quan:
- 10 lưu ý quan trọng trong nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Cách tính bảo hiểm xã hội chi tiết: Mỗi tháng đóng bao nhiêu? Quy định đóng thế nào?
- 7 phương pháp đánh giá nhân sự trên phầm mềm quản lý
1. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương với tài khoản 334, 338
1.1 Hạch toán tiền lương tại tài khoản 334 - Phải trả người lao động
Tài khoản 334 được sử dụng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 334 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản phải trả đã trả cho người lao động: tiền lương, tiền công, thưởng và các khoản khác.
- Các khoản mà doanh nghiệp đã khấu trừ vào tiền lương, công của người lao động.
- Kết chuyển tiền công mà người lao động chưa nhận được.
Bên Có:
- Tiền lương, tiền công và các khoản thanh toán khác phải trả cho người lao động.
Số dư bên Có: các khoản còn phải trả người lao động của doanh nghiệp.
1.2 Hạch toán các khoản trích theo lương với tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác
Tài khoản 338 được sử dụng để phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội, trong đó có các khoản trích theo lương gồm: kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế và về các khoản trích theo lương, khấu trừ vào lương…
Kết cấu của tài khoản 338 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải nộp cho cơ quan quản lý/phải trả cho người lao động
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. phải trả cho người lao động
Bên Có:
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT.. tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương của người lao động
- Các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.. được nhà nước cấp bù
- Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- Các khoản phải trả khác
Số dư bên nợ: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán.
Số dư bên có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Đây là hai tài khoản kế toán chính được sử dụng để thực hiện hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp.
2. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Lương của bộ phận nào thì được hạch toán tương ứng vào chi phí của bộ phận đó. Ví dụ:
- Lương của nhân viên mua hàng hạch toán vào TK 641 – chi phí bán hàng
- Lương của ban giám đốc hạch toán vào TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lương của nhân công bộ phận sản xuất hạch toán vào TK 622
- Lương của quản lý phân xưởng sản xuất hạch toán vào TK 627 – chi phí sản xuất chung
- Các khoản trích theo lương gồm 2 phần: phần 1 do doanh nghiệp chịu, tính vào chi phí của bộ phận tương ứng; phần 2 do người lao động chịu, DN nộp thay và trừ vào lương phải trả cho người lao động.
- Kế toán cần luôn cập nhật tỉ lệ các khoản trích theo lương mới nhất để áp dụng đúng cho doanh nghiệp
3. Hướng dẫn chi tiết hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo TT200 và TT133
3.1. Hạch toán tiền lương các khoản phải trả cho người lao động
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 154, 642 (Theo TT 133)
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
3.2. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương
- Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào chi phí của doanh nghiệp, kế toán viên ghi:
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642 …: Tiền lương tham gia BHXH x 23.5%
Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội: Tiền lương tham gia BHXH x 17.5%
Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế: Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – bảo hiểm tự nguyện: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 – KPCĐ: Tiền lương tham gia BHXH x 2%
- Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383 – BHXH: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384 – BHYT: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – BHTN: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
- Khi doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 3383 – BHXH: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25%)
Nợ TK 3384 – BHYT : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – BHTN: Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382 – KPCĐ: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)
Kế toán cần lưu ý nộp các khoản bảo hiểm đúng hạn, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm khoản tiền chậm nộp BHXH, gây lãng phí cho DN.
- Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có)
Khi doanh nghiệp trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của người lao động, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Số thuế TNCN khấu trừ
Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế TNCN, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 3335 – Thuế TNCN: số thuế TNCN đã nộp
Có TK 111, 112: số thuế TNCN đã nộp
3.3. Hạch toán chi phí lương (hoặc ứng trước tiền lương)
- Khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương hoặc ứng trước tiền lương cho người lao động, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Số tiền đã trả người lao động
Có TK 111, 112: Số tiền đã trả người lao động
- Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng hàng hóa, sản phẩm:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
hoặc:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).
- Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng quỹ khen thưởng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Khi xuất quỹ chi tiền thưởng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
Có các TK 111, 112, . . .
3.4. Hạch toán bảo hiểm xã hội phải trả cho nhân viên
- Hạch toàn BHXH – Hạch toán tiền ốm đau thai sản phải trả nhân viên, kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Khi nhận được tiền của cơ quan BHXH trả cho doanh nghiệp, kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 111, 112: Khoản nhận về từ cơ quan BHXH
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …), kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112
4. Bài tập ví dụ
Tại Công ty A áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200, trong tháng 6 có các tài liệu sau. (Đơn vị tính: Đồng):
- Số dư đầu tháng của các TK:
TK 334: 16.000.000
TK 338 (chi tiết 3383): 1.000.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Giữa tháng 6, kế toán viên rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt là 85.000.000 và chi toàn bộ số tiền mặt này để trả hết lương nợ đầu tháng và ứng lương đợt 1 cho nhân viên.
2. Cuối tháng phòng nhân sự gửi bảng tính lương phải thanh toán cho các bộ phận như sau:
- Bộ phận trực tiếp sản xuất: 20.000.000
- Bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất: 15.000.000
- Bộ phận bán hàng: .20.000.000
- Bộ phận QLDN: 40.000.000
3. Trích các khoản theo lương theo quy định
4. Chuyển khoản để thanh toán hết các khoản trích theo lương.
5. Nhân viên B tạm ứng tiền ở năm trước, số tiền đã tạm ứng là 5.000.000, đã quá hạn thanh toán tạm ứng nên phòng kế toán khấu trừ vào lương của nhân viên B.
6. Chi tiền mặt thanh toán hết tiền lương còn lại cho công nhân viên.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên và phản ánh vào TK 334
Hướng dẫn thực hiện:
1.
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Nợ TK 111: 85.000.000
Có TK 112: 85.000.000
- Chi tiền mặt để trả tiền lương nợ đầu tháng và ứng lương đợt 1 cho nhân viên
Nợ TK 111 85.000.000
Có TK 334 85.000.000
2.
- Cuối tháng ghi nhận tiền lương cho các bộ phận:
Nợ TK 622 20.000.000
Nợ TK 627 15.000.000
Nợ TK 641 35.000.000
Nợ TK 642 40.000.000
Có TK 334 110.000.000
3.
- Ghi nhận các khoản trích lương theo quy định vào các chi phí của doanh nghiệp:
Nợ TK 622 4.700.000
Nợ TK 627 3.525.000
Nợ TK 641 8.225.000
Nợ TK 642 9.400.000
Có TK 3383 19.250.000
Có TK 3384 3.300.000
Có TK 3386 1.100.000
Có TK 3382 2.200.000
- Ghi nhận các khoản trích theo lương vào lương của NLĐ:
Nợ TK 334 11.550.000
Có TK 3383 8.800.000
Có TK 3384 1.650.000
Có TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) 1.100.000
4.
Chuyển khoản để trả các khoản trích theo lương:
Nợ TK 3382: 2.200.000
Nợ TK 3383: 28.050.000
Nợ TK 3384: 4.950.000
Nợ TK 3386: 2.200.000
Có TK 112: 37.400.000
5.
Trừ lương nhân viên A phần tạm ứng tháng trước chưa hoàn thiện trả:
Nợ TK 334(A) 2.000.000
Có TK 141: 2.000.000
6.
Chi tiền mặt thanh toán hết tiền lương còn lại cho công nhân viên:
Nợ TK 111 98.450.000
Có TK 334 98.450.000
Tổng kết
Hạch toán tiền lương là một hoạt động vô cùng quan trọng và nhạy cảm khi liên kết giữa công ty và nhân viên, trong đó nhân viên tính lương đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên trên thực tế, công việc này khá phức tạp khi phải thực hiện nhiều công đoạn và đòi hỏi độ chính xác cao.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
- 1BOSS SUPERAPPS Siêu ứng dụng quản lý doanh nghiệp
- Văn phòng điện tử
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý đơn hàng
- Quản lý kho
- Quản trị nhân sự
- 1BOSS OFFICE+ Văn phòng điện tử
- Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
- Văn phòng thông minh
- Tài nguyên chia sẻ
- Quản lý công việc
- Quản lý dự án
- Siêu ứng dụng văn phòng điện tử
- 1BOSS CRM+ Quan hệ khách hàng
- Marketing tự động
- Quan hệ khách hàng
- Chăm sóc khách hàng
- Siêu ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng
- 1BOSS OP+ Quản lý đơn hàng
- Quản lý đơn hàng bán
- Quản lý đơn hàng mua
- Siêu ứng dụng quản lý đơn hàng
- 1BOSS WH+ Quản lý kho
- Quản lý kho thông minh
- Siêu ứng dụng quản lý kho
Từ khóa » Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội, KPCĐ
-
Bài Tập Hạch Toán Tiền Lương Có Lời Giải Mới Nhất
-
Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Lương Theo Thông Tư ...
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương 2022
-
Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Bảo Hiểm
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương - Kế Toán Lê Ánh
-
Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội - Đại Lý Thuế Việt An
-
Sơ đồ Và Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Lương Quan Trọng Theo TT200
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội, KPCĐ - MISA AMIS
-
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Trong DN Xây Lắp
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương | Bài Viết Hay
-
Định Khoản Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương