Cách Hạch Toán Tài Khoản 641 - Chi Phí Bán Hàng

cách hạch toán tk 641 Mục lục Hiển thị 1. Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng 2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 641 – Chi phí bán hàng 3. Cách hạch toán tài khoản 641 một số giao dịch chủ yếu

Chi phí bán hàng là chi phí mà doanh nghiệp nào cũng phải bỏ ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vậy, cách hạch toán tài khoản 641 – Chi phí bán hàng theo Thông tư 133 và Thông tư 133 như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ketoan.vn.

cách hạch toán tk 641

1. Nguyên tắc kế toán chi phí bán hàng

  • Tài khoản 641 dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ… Các chi phí đó có thể là: chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển…
  • Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hạch toán theo đúng Chế độ kế toán thì sẽ không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế phải nộp.
  • Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ của Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 641 – Chi phí bán hàng

Bên Nợ

Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ kế toán.

Bên Có:

  • Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ.
  • Kết chuyển chi phí bán hàng sang bên Nợ của tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ.

  • Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên
  • Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
  • Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
  • Tài khoản 6414 – Khấu hao tài sản cố định
  • Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành
  • Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác

3. Cách hạch toán tài khoản 641 một số giao dịch chủ yếu

3.1. Tính tiền lương, phụ cấp, trích bảo hiểm và các khoản hỗ trợ khác cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 334, 338…

3.2. Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, hạch toán:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 152, 153, 242…

3.3. Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

3.4. Chi phí điện nước, dịch vụ mua ngoài, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không đáng kể được phép ghi trực tiếp vào chi phí bán hàng:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, 331…

3.5. Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bán hàng:

  • Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 335 – Chi phí phải trả (nếu chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn)

Có TK 352 – Dự phòng phải trả

Khi chi phí thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 335, 352…

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 241, 111, 112, 152…

  • Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và có liên quan đến nhiều kỳ kế toán, định kỳ, kế toán tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 242 – Chi phí trả trước

3.6. Hàng hóa sản phẩm dùng cho tiêu dùng nội bộ cho hoạt động bán hàng, căn cứ vào chứng từ liên quan, hạch toán:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 155, 156 – Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa

3.7. Hoa hồng bán hàng giao cho bên nhận đại lý:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

3.8. Khi phát sinh giảm chi phí bán hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112…

Có TK 641 – Chi phí bán hàng

3.9. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 – Chi phí bán hàng

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn về cách hạch toán kế toán Chi phí bán hàng -tài khoản 641

Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và phân chia lợi nhuận, chi phí một cách hợp lý, hiệu quả và chính xác. Anh chị tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET tại đây

Xem thêm các bài viết tại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Những điều nên biết

Cách hạch toán tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công theo Thông tư mới nhất

Hạch toán chi phí tài chính Tài khoản 635 theo thông tư 200

Từ khóa » Hạch Toán Tk 6414