Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật - Vieclam123
Có thể bạn quan tâm
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN NHÀ TUYỂN DỤNG Email * Mật khẩu * Đăng nhập Bạn quên mật khẩu?Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Xóa thông báo Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Trang chủ Blog Cẩm nang gia sư Bảng chữ cái tiếng nhật - Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả Bảng chữ cái tiếng nhật - Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quảCHIA SẺ BÀI VIẾT
Hiện nay, ngoại ngữ đang dần trở thành một môn học vô cùng quan trọng. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình những ngôn ngữ khác được sử dụng phổ biến trên thế giới như: Nhật, Hàn, Trung,... Đối với các bạn học tiếng Nhật Bản, công việc đầu tiên các bạn phải làm khi chinh phục ngoại ngữ này chính là học bảng chữ cái. Trong bài viết dưới đây, tôi xin trình bày đôi nét về cách học bảng chữ cái tiếng Nhật để các bạn tham khảo.
MỤC LỤC
- 1. Tìm hiểu về các bảng chữ cái tiếng Nhật
- 2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật
- 2.1. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.1.1. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.1.2. 2.1.2 Cách đọc phiên âm bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
- 2.2.1. Cách đọc viết bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
- 2.2.2. Cách kết hợp các âm trong bảng chữ cái Katakana
- 2.2.3. Cách học bảng chữ cái katakana
- 2.3. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
- 2.3.1. Cách đọc viết bảng Kanji
- 2.3.2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
- 3. Quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
- 3.1. Âm đục (Dakuten)
- 3.2. Âm ghép
- 3.2.1. 3.2.1 Âm ghép với chữ ん trong Hiragana (ン trong Katakana)
- 3.2.2. Âm ghép trường âm
- 3.3. Âm ngắt (xúc âm) trong tiếng Nhật
- 4. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho chuẩn và đẹp
- 5. Nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật
1. Tìm hiểu về các bảng chữ cái tiếng Nhật
Khác với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Việt và hầu hết các ngôn ngữ khác gần như chỉ có 1 bảng chữ cái, ngôn ngữ Nhật có tới 3 bảng chữ cái chính bao gồm: chữ cứng Katakana, chữ mềm Hiragana và chữ Hán Kanji. Theo đó, trong sử dụng và câu tiếng Nhật có thể gồm cả 3 bảng chữ cái trên kết hợp thành giúp người sử dụng rất linh hoạt. Các giáo viên tiếng Nhật thường sẽ dạy các bạn 2 bảng chữ cái là Hiragana và Katakana trước sau đó mới đến Kanji.
* Bảng chữ cái Hiragana là bộ chữ mềm cơ bản nhất của tiếng Nhật mà người học nào cũng phải nắm vững trước tiên nếu muốn học tốt tiếng Nhật. Bảng chữ cái này có 5 nguyên âm chính với 46 chữ cái. Mỗi chữ sẽ nằm trong một ô vuông, tiêu chuẩn viết cân đối trong ô vuông đó. Đây là dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, nằm trong hệ thống chữ viết của người Nhật cùng với Kanji và Katakana. Chữ Hiragana có nhiệm vụ biểu thị chức năng, mối quan hệ trong câu của chữ Hán. Khi học tốt bảng chữ cái này, bạn sẽ học bảng chữ cái Katakana dễ dàng hơn nhiều.
* Bảng chữ cái Katakana trong tiếng Nhật là bảng chữ cái dùng để phiên âm những từ du nhập từ nước ngoài, những từ ngoại lai được người Nhật sử dụng như các tên riêng của người nước ngoài, tên khoa học. Chữ này có mượn từ của các ngôn ngữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Pháp, tiếng Anh.
* Hệ thống chữ cái Kanji. Từ Kanji có nghĩa đen là chữ Hán. Đây là bảng chữ cái có nguồn gốc từ chữ Trung Quốc, loại chữ tượng hình có gốc mượn từ chứ Hán hay do người Nhật sáng tạo ra. Cấu tạo của chữ Kanji gồm có phần âm (chỉ cách phát âm của từ) và phận bộ (chỉ nghĩa của từ). Trong câu, từ Kanji thường mang ý nghĩa của câu. Bảng chữ cái này có số lượng từ vựng lớn.
Trong đó, bảng chữ cái Katakana và Hiragana thuộc hệ thống Kana, có đặc điểm chung là mỗi ký tự sẽ thể hiện một âm tiết.
2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật
2.1. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
2.1.1. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana có tất cả 47 âm được chia thành 5 cột chính chứa các âm: a,i,u,e,o. Mỗi âm chính này có thể kết hợp với những âm khác để tạo thành những từ khác nhau, cụ thể:
Âm “a”: có thể kết hợp với những âm khác để tạo thành âm như ka, sa, ta, na, ha, ma, ya, ra, wa.
Âm “i”: có những âm như ki, shi, chi, ni, hi, mi, ri.
Âm “u”: Có những âm như ku, su, tsu,nu, fu, mu, yu, ru.
Âm “e”: có thể có các âm như ke, se, te, ne, he, me,re
Âm “o”: có thể có các âm như ko, so, to, no, ho, mo, yo, ro.
Việc ghi nhớ cách viết kí tự từng âm trong bảng chữ cái Hiragana có quy tắc của nó. Chỉ cần bạn nhớ một số quy tắc viết dưới đây là có thể dễ dàng viết được 47 kí tự của bảng chữ cái này.
-Kí tự “a”: Cách viết trong bảng chữ cái tiếng Nhật là あ(a). Nếu để ý kĩ ta sẽ thấy một chữ “A” trong cách viết, không giống như âm “o” (お)cũng có cách viết gần tương tự nhưng lại không có chữ “A” hoa này ở bên trong.
Kí tự “i” (い): Cách viết chữ cái này khá đơn giản, gần như chỉ là hai nét gạch thẳng nhưng ở nét gạch đầu tiên có móc lên phía trên, và nét gạch thứ hai thì ngắn hơn và hướng quay vào nét gạch thứ nhất.
Kí tự “u” (う): Để ý kĩ bạn sẽ thấy một chữ u nằm ngang hướng quay về bên trái, và một nét gạch ngang ngắn ở phía trên.
Kí tự “e” (え): Để ghi nhớ cách viết âm này, bạn có thể liên tưởng đến cách viết số 3 ngược trong tiếng Việt, tuy nhiên, nét gạch cuối không hướng vào trong mà hướng ra theo chiều ngược lại. Bạn cũng có thể hình dung đến con cách vẽ con vịt với một nét gạch ngang trên đầu.
Kí tự “o” (お): Bạn có thể viết một chữ “t” trong tiếng Việt, ở phía dưới có lồng hai chữ “o” nhỏ như chiếc mắt kính và một nét sổ dọc cạnh nét gạch ngang của chữ “t”.
Ghi nhớ các mẹo viết kí tự trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana sẽ giúp bạn viết tiếng Nhật một cách chuẩn xác hơn và quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là bảng tổng hợp mẹo ghi nhớ cách viết của những âm còn lại trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana.
Âm | Cách viết của các âm ghép cùng | Mẹo ghi nhớ |
“a” | ka (か) | Cách viết gần giống chữ “h” trong tiếng Việt nhưng nét móc cuối hướng vào trong, và có thêm một nét sổ dọc. |
sa (さ) | Cách viết gần giống với số 5 viết ngược nhưng thanh ngang phía trên hơi thấp xuống và kéo dài ra. | |
ta (た) | Là sự kết hợp của chữ “t” trong tiếng Việt và chữ “c” bị đứt quãng | |
na (な) | Sự kết hợp của chữ “t” trong tiếng Việt, dấu alpha trong toán học và nét sổ ngang ngắn phía trên chữ alpha. | |
ha (は) | Cách viết kí tự này là sự kết hợp của chữ “l” và chữ “t” trong tiếng Việt, phía dưới chữ t có nét của dấu alpha. | |
ma (ま) | Cách viết giống kí tự thứ hai trong âm “ha”, nhưng có thêm một nét gạch ngang ở giữa. | |
ya (や) | có thể tưởng tượng chữ t và số 5 trong tiếng Việt nhưng số 5 không có nét gạch ngang. | |
ra (ら) | Nhìn giống với số 5 trong tiếng Việt, có nét đứt ở phần gạch ngang phía trên. | |
wa (わ) | sự kết hợp của chữ “t” và dấu móc câu nằm ngang | |
“i” | ki (き) | Viết giống số 5 ngược trong tiếng Việt, có hai nét gạch ngang phía trên, kéo dài ra một chút. |
shi (し) | Cách viết giống với nét vẽ hình lưỡi câu | |
chi (ち) | Cách viết gần giống số 5 trong tiếng Việt | |
ni (に) | Sự kết hợp giữa chữ “L” và dấu ‘=” | |
hi (ひ) | Giống với cách viết chữ “v” cách điệu trong tiếng Việt. | |
mi (み) | giống cách viết của chữ “H” in hoa trong tiếng Việt. | |
ri (り) | cách viết giống chữ n cách điệu trong tiếng Việt, nét cuối kéo dài, hướng vào trong | |
“u” | ku (く) | Cách viết giống với dấu bé hơn ở trong toán học. |
su (す) | Cách viết giống chữ t và nét cuối kéo dài vòng thành hình số 9. Hoặc có thể hình dung ra cách vẽ hình số 9 được treo trên một thanh ngang. | |
tsu (つ) | Cách viết âm này khá đơn giản, giống hình chữ “u” nằm ngang. | |
nu (ぬ) | Sự lồng ghép của chữ “y” và chữ “u ngược, có thêm nét của dấu alpha ở phía đuôi. | |
fu (ふ) | Giống cách viết của dấu thanh ngang và chữ “s” phía dưới, hai bên cạnh có hai dấu sổ dọc. | |
mu (む) | Sự kết hợp của dấu “+” và nét vẽ con vịt, có thêm nét sổ dọc. | |
yu (ゆ) | Cách viết giống chữ ‘H’ viết hoa, với thanh ngang được kéo dài và gần như tạo thành chữ “O” | |
ru (る) | Cách viết gần giống số 3, nét cuối vòng giống với dấu alpha trong toán học. | |
“e” | ke (け) | Có hai nét chính, nét gạch thứ nhất giống cách viết chữ e-lờ (lờ cao) trong tiếng Việt, cách viết nét thứ hai giống chữ t, có nét cuối hơi hướng vào phía nét thứ nhất. |
se (せ) | cách viết giống cách viết dấu thăng # nhưng không có nét ngang thứ hai, thay vào đó là móc kéo dài của nét sổ dọc thứ nhất. | |
te (て) | Sự kết hợp của thanh ngang và chữ “c” trong tiếng Việt | |
ne (ね) | Sự kết hợp của chữ “t” và chữ “v” viết ngược, có dấu móc alpha ở nét cuối cùng của chữ “v” | |
he (へ) | Giống hình ngọn núi. | |
me (め) | cách viết gần giống với âm “nu” nhưng không có nét alpha ở đuôi. | |
re (れ) | gần giống chữ “h” trong tiếng Việt, có thêm nét gạch ngang ở nét thẳng đứng. | |
“o” | ko (こ) | Gần giống cách viết dấu “=” trong toán học |
so (そ ) | Là sự kết hợp của chữ “z” và chữ “c” trong tiếng Việt | |
to (と) | Giống hình ngón tay bị chiếc đinh cắm vào | |
no (の) | giống cách viết của số 9 nằm ngang | |
ho (ほ) | Là sự kết hợp của chữ “l” và chữ ‘J” trong tiếng Việt, đuôi chữ “J: là nét của dấu alpha. Có thêm một nét sổ ngang ở giữa thanh ngang của chữ “J” và dấu alpha. | |
mo (も) | hình chữ “t” có thêm nét gạch ngang | |
yo (よ) | Cách viết giống như một nửa chữ “H” viết hoa, ở phía dưới là hình số 6 nằm ngang trong tiếng Việt. | |
ro (ろ) | gần giống số 3 trong tiếng Việt | |
wo (を) | bạn có thể viết chữ h nghiêng, sau đó viết chữ c lồng với chân của chữ h và thêm một nét gạch ngang trên lồng với dầu sổ dọc của chữ h | |
n (ん) | đây là chữ cái duy nhất chỉ có một phụ âm, cách viết chữ cái này cũng tương đối đơn giản, dễ nhớ. |
2.1.2 Cách đọc phiên âm bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Cách đọc các âm a, i,u,e, o
Âm | Cách đọc |
a | Đọc giống như âm “a” trong tiếng Việt |
i | Đọc giống cách đọc âm “i” trong tiếng Việt, hoặc gần giống với cách phát âm từ “eel” (con lươn) trong tiếng Anh |
u | viết phiên âm là “u” nhưng cần phải đọc là “ư” mới chính xác |
e | phiên âm là “e” nhưng phải đọc là “ê”, âm “e” chỉ được đọc là “e” khi kết hợp với âm ん |
o | Phiên âm là “o” nhưng phải đọc là “ô”, và chỉ được đọc là “o” khi kết hợp với âm ん |
2.2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
2.2.1. Cách đọc viết bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
Bảng chữ cái Katakana hay còn gọi là bảng chữ cứng trong tiếng Nhật, có tất cả 46 chữ với 5 nguyên âm a, i, u, e, o. Bảng chữ cái này có nhiều phiên âm các từ mượn ở nước ngoài.
Cách viết các kí tự trong bảng chữ cái Katakana chủ yếu sử dụng các nét như nét cong, nét thẳng và nét gấp khúc. So với bảng chữ cái Hiragana và Kanji thì cách viết chữ Katakana đơn giản hơn rất nhiều.
Bảng chữ cái Katakana cũng có 5 nguyên âm chính là a, i,u,e,o. Sau đó có các âm khác đi kèm để tạo thành nhiều âm khác nhau.
Ví dụ:
Với âm “a” (ア): ka (カ), sa,ta, na, ha, ma, ra, wa
Với âm “i” (イ): ki (キ), shi, chi, ni, hi, mi, ri
Với âm “u” (ウ): ku (ク), su, tsu, nu, fu, mu, yu, ru
Với âm “e” (エ): se, te, ne, he, me, re
Với âm “o” (オ): ko, so, to, no, ho, mo, to, ro, o, n.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana gần tương tự với cách đọc các âm trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana. Chỉ có một vài điểm khác biệt sau đây:
-
Trong tiếng Nhật có âm “v” không được phát âm rõ ràng mà sẽ được phát âm là “bw”
Ví dụ:
ヴァ → bwa (va)
ヴィ → bwi (vi)
ヴ → bu (vu)
ヴェ → bwe (ve)
ヴォ → bwo (vo)
-
Đối với âm “w”, trong bảng kana chỉ có các âm わ và を, nên chúng ta sẽ có cách đọc thay thế wi, we, wo như sau:
Ví dụ:
ウィ → Wi (ui)
ウェ → We (ue)
ウォ → Wo (uo)
-
Đối với âm “f”, bảng kana có chữ フ với cách đọc là “fu”, vì vậy ta có thể sử dụng nó để tạo thành tất cả những âm “f” khác:
Ví dụ:
ファ → Fa
フィ → Fi
フェ → Fe
フォ → Fo
-
Một số âm trong bảng kata có cách viết gần giống nhau mà người học cần lưu ý để phân biệt như:
ク(ku) / ケ (ke)
シ(shi) / ツ (tsu)
ソ (so) / ン (n)
2.2.2. Cách kết hợp các âm trong bảng chữ cái Katakana
Cũng giống như các âm trong bảng chữ cái hiragana, các âm trong bảng chữ cái katakana có thể ghép lại với nhau để tạo ra những âm mới.
Ví dụ:
キャ、キュ、キョ → kya, kyu, kyo
ギャ、ギュ、ギョ → gya, gyu, gyo
シャ、シュ、ショ → sha, shu, sho
ジャ、ジュ、ジョ → jya, jyu, jyo
チャ、チュ、チョ → cha, chu, cho
ビャ、ビュ、ビョ → bya, byu, byo
ピャ、ピュ、ピョ → pya, pyu, pyo
ミャ、ミュ、ミョ → mya, myu, myo
リャ、リュ、リョ → rya, ryu, ryo
チャ、チュ、チョ → cha, chu, cho
ヂャ、ヂュ、ヂョ → dzya, dzyu, dzyo
ニャ、ニュ、ニョ → nya, nyu, nyo
ヒャ、ヒュ、ヒョ → hya, hyu, hyo
Một số âm khác cũng được tạo ra bằng cách kết hợp các katakana lại với nhau:
Ví dụ:
シェ → she
ジェ → je
チェ → che
トゥ → to
ティ → ty
ドゥ → du
ディ → dy
Các quy tắc về âm đục, âm ngắt, âm ghép và trường âm nhìn chung tương đối giống với những quy tắc này ở bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana. Tuy nhiên, cách viết và ký hiệu lại có nét khác nhau:
Âm đục, âm bán đục: Kí hiệu bằng cách thêm dấu “ (tenten) và ○ (maru).
Vd: ガ (ga) ジ (ji) ポ (po)
Âm ngắt: Chữ ツ được viết nhỏ lại thành ッ.
Vd: チケット (chiketto) ロマンチック (romanchikku)
Âm ghép: Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ ヤ ユ ヨ được viết nhỏ lại.
Vd: シャ (sha) ピュ (pyu)
Tuy nhiên, đối với quy tắc trường âm thì có sự khác biệt. Trường âm được biểu thị bằng dấu gạch ngang ー khi viết, và được phát âm kéo dài 2 âm tiết.
2.2.3. Cách học bảng chữ cái katakana
Các ký tự của bảng Hiragana và Katakana được phát âm giống nhau. Vì vậy, khi học bảng này, công việc của bạn là nhớ mặt chữ.
Chữ Katakana hay còn được gọi là bảng chữ cứng, thường được dùng để viết các tên riêng và địa danh trong tiếng nhật. Nó có tầm quan trọng không kém bảng chữ mềm. Chính vì thế, các bạn khi bắt đầu làm quen với tiếng Nhật cũng cần phải lưu tâm đặc biệt.
So với Hiragana, bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana có các nét viết cứng. Các nét này được phần đa các bạn mới học nhận xét là khá “que củi”.Do đó,việc luyện viết thường xuyên sẽ giúp bạn quen dần với cách viết của các ký tự này .Đó là một trong những cách học ngoại ngữ truyền thống và thông dụng nhất.
Thông thường, sau khi đã thuộc hết bảng chữ mềm, các bạn mới bắt tay vào việc học bảng chữ cứng. Trong thời gian luyện chữ cứng, bạn nên viết song song cả hai loại chữ, một phần tránh bị nhầm lẫn giữa hai bảng, một phần giúp ghi nhớ lại bảng Hiragana đã được học trước đây.Cách học này mang lại tác dụng “mưa dầm thấm lâu”, từng ký tự sẽ dần dần được hình thành vào bộ nhớ trong của bạn. Khi đó, có thể coi như một thành công bước đầu trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Nhật của bạn rồi đó
Theo như mô tả ở trên, bảng Katakana thường được dùng để viết tên riêng trong tiếng Nhật. Chính vì thế, trên các biển quảng cáo của các cửa hàng Nhật Bản, tên phim, truyện, sách báo chứa rất nhiều các ký tự này.
Bạn có thể chuẩn bị sẵn một bản chữ cái tiếng Nhật Katakana trong túi xách, để khi gặp các ký tự này trên các phương tiện thông tin đại chúng là có thể dễ dàng kiểm tra và học lại . Đây cũng là một trong những cách khá quen thuộc trong quá trình học ngoại ngữ. Khi thường xuyên tiếp xúc với các ký tự, và được nghe những người bản ngữ pháp âm các ký tự đó, bạn có thể được coi như đang trong quá trình “tắm ngôn ngữ”. Qua một thời gian, các ký tự trên bảng chữ cái tiếng Nhật sẽ trở nên quen thuộc và bạn có thể làm chủ nó một cách dễ dàng.
2.3. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
2.3.1. Cách đọc viết bảng Kanji
Kanji được xem là kiểu chữ khó viết nhất ở Nhật Bản, bởi cách viết giống chữ tượng hình được mượn từ chữ Hán. Chữ Kanji được phân làm quốc tự (kokuji) và quốc huấn (kokkun).
Ví dụ:
Chữ quốc tự:
峠 tōge (đỉnh đèo)
榊 sakaki (cây sakaki, chi Cleyera)
畑 hatake (cánh đồng)
辻 tsuji (ngã tư đường)
働 dō, hatara(ku) (làm việc)
Chữ quốc huấn:
沖 oki (ngoài khơi; tiếng Trung: chōng rửa)
椿 tsubaki (Camellia japonica, cây sơn trà Nhật Bản; tiếng Trung: chūn cây xuân Toona)
Xét về cách đọc, chữ cái Kanji có thể được phân thành hai nhóm đọc chính là on’yomi (cách đọc on) và kun’yomi (cách đọc kun).
2.3.3. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
Chữ Kanji là khó nhất trong ba bảng chữ cái tiếng Nhật. Bảng chữ cái này đã khiến không ít các bạn học viên tiếng Nhật bỏ cuộc, vì không tìm ra cách nào để có thể ghi nhớ hàng nghìn ký tự tượng hình và các quy tắc ghép từ khó nhằn. Qua đây, tôi xin điểm qua một số cách học bảng Kanji để các bạn tham khảo.
Bản chất của Kanji là chữ tượng hình, được xây dựng bằng cách quan sát các sự vật, hiện tượng, con người rồi xâu chuỗi lại thành nét vẽ. Học bằng cách tưởng tượng qua hình ảnh sẽ giúp bạn dễ nhớ và cảm thấy những nét chữ tưởng như bất quy tắc kia được xây dựng từ những hình ảnh thân quen nhất.
Ví dụ, khi học chữ điền, bạn có thể liên tưởng tới hình ảnh mảnh ruộng vuông, khi học chữ nhân bạn có thể liên tưởng tới hình ảnh con người ,… Khi đã nhìn qua mặt chữ và có sự liên tưởng trong quá trình học tập,bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji sẽ trở nên bớt khó khăn hơn rất nhiều.
Các chữ Kanji được cấu tạo bởi hai phần là phần bộ và phần âm. Để quá trình học Kanji trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo các bộ hán tự cơ bản trước. Học Kanji cần một thời gian khá dài và có thể được coi là một quá trình thử thách lòng kiên nhẫn của người học
Kanji có tổng 214 bộ thủ. Tuy nhiên, chúng ta cần học khoảng 50 bộ thủ thông dụng nhất trước tiên. Bạn có thể tham khảo trên các trang mạng trực tuyến để tìm hiểu kỹ hơn về các bộ thủ này. Thực ra mỗi ký tự Kanji đều được ghép bởi một bộ thủ và các ký tự khác. Chính vì thế, điều kiện căn bản để có thể học được bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji tốt chính là nắm chắc quy tắc của các bộ thủ
Trong quá trình học bộ thủ, bạn nên ôn tập thường xuyên để nhớ được mặt chữ và phân biệt được các nét giống nhau. Hãy cố gắng kiên trì tập viết, liên tưởng mặt chữ và luyện cách đọc, dần dần bạn sẽ thành công thôi.
3. Quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
3.1. Âm đục (Dakuten)
Âm đục là âm được tạo thành bởi những âm trong bảng chữ cái Hiragana và được thêm kí hiệu đặc biệt để thay đổi cách phát âm của những từ đó, được gọi là Dakuten. Cách viết của ký tự này tương đối giống với dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.
- Hàng: か、き、く、け、こ (ka, ki,ku,ke, ko)
Âm đục: が、ぎ、ぐ、げ、ご (ga, gi, gu, ge, go)
=> Biến âm “k” thành âm “g”
- Hàng: さ、し、す、せ、そ (sa, si, su, se, so)
Âm đục: ざ、じ、ず、ぜ、ぞ (za, ji, zu, ze, zo)
=> Ngoại trừ âm “ji” thì các âm “j” còn lại đều biến thành âm “z”
- Hàng: た、ち、つ、て、と (ta, ti, tu, te, to)
Âm đục: だ、ぢ、づ、で、ど (da, dzi, dzu, de, do)
=> Âm “t” được đọc thành âm “d”, chỉ có âm ち, つ đọc biến đi, là sự kết hợp của âm “d” và “z”.
- Hàng: は、ひ、ふ、へ、ほ (ha, hi, hu, he, ho)
Âm đục: ば、び、ぶ、べ、ぼ (ba, bi, bu, be, bo)
ぱ、ぴ、ぷ、ぺ、ぽ (pa, pi, pu, pe, po)
=> Khi thêm dấu “, âm “h” được đọc thành âm “b”, còn khi thêm dấu khuyên tròn, âm “h” được đọc biến thành âm “p”.
3.2. Âm ghép
Âm ghép là âm được tạo nên bởi hai âm đơn trong bảng chữ cái Hiragana, cách viết của các chữ sẽ được viết nhỏ lại.
3.2.1 Âm ghép với chữ ん trong Hiragana (ン trong Katakana)
Trong bảng chữ cái tiếng Nhật, âm ん( hay ン), được phát âm là “um”. Âm này thường phải đi với một chữ khác chứ khoogn đứng một mình. Và khi đó, nó sẽ giống với âm “n” trong tiếng Việt.
Ví dụ:
Âm ghép trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
あん= a+ n = an
よん= yo + n = yon
ぱん= pa + n = pan
Âm ghép trong bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
オン = o + n = on
トン = to + n = ton
ノン = no + n = non
Lưu ý: Các âm “e”, “o” được đọc là “ê”, “ô” nhưng khi ghép với âm ん thì sẽ đọc là “e”, “o”.
Âm 「ん/ン」hay còn được gọi là âm nối trong tiếng Nhật, thường chi đứng ở cuối cùng.
Ví dụ một số từ tiếng Nhật có âm nối này như:
ほん (hon): quyển sách
ごはん (gohan): ăn cơm
こんばん (komban): tối nay
さんぽ (sampo): tản bộ
にほんばし (nihombashi): cầu Nhật Bản
3.2.2. Âm ghép trường âm
Trường âm là những nguyên âm kéo dài, có độ dài hai âm tiết.
Ví dụ:
おばさん (Obasan) = cô ,dì đổi sang trường âm là おばあさん (Obaasan) = bà ngoại,bà nội
おじさん (Ojisan) = chú,cậu có trường âm là おじいさん(Ojiisan) = ông ngoại,ông nội
じゆう(jiyuu): tự do/ じゅう (juu) : 10
びよういん( biyouin): thẩm mỹ viện / びょういん( byoin): bệnh viện
ひやく(hiyaku): nhảy vọt / ひゃく(hyaku) : 100
Trường âm của あ là あ. Ví dụ: おばあさん [obaasan] bà già
Trường âm của え là い.Ví dụ:とけい [tokei] đồng hồ
Trường âm của い là い.Ví dụ: おじいさん [ojiisan] ông già
Trường âm của お là う.Ví dụ: とおる [touru]đi qua
Trường âm của う là う.Ví dụ: ゆうき [yuuki] dũng cảm, dũng khí
Nguyên tắc ghép âm như sau:
-
Với trường âm cột (a) (あ、か、さ、た、だ、な…) thêm kí tự あ vào sau chúng.
-
Với trường âm cột (i) (い、き、し、ち、み…) thêm kí tự い đằng sau.
-
Với trường âm cột (u) (う、く、む、ぶ、ぷ、ぬ…) thêm kí tự う.
-
Với trường âm cột (e) (え、べ、け、ね,…) thêm kí tựい (có một số trường hợp đặc biệt cần thêm え đằng sau, chẳng hạn おねえさん = chị gái)
-
Với trường âm cột (o) (お、こ、の、よ、ぼ …) thêm kí tự う(1 vài trường hợp bạn cần thêm お vào sau, như おおきい = to lớn 、とおい = xa,…)
Trong bảng chữ cái katakana, ta chỉ cần thêm dấu gạch ngang “-” để tạo thành trường âm.
Ví dụ:
コ → Ko
コー → kou
ベコン → becon
ベーコン → beecon
3.3. Âm ngắt (xúc âm) trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật có âm ngắt để khi đọc có thể ngắt lại một quãng. Âm ngắt trong tiếng Nhật được viết bằng chữ っ, viết nhỏ hơn những chữ bình thường.
Khi đọc của âm ngắt, chúng ta nối phụ âm của từ phía trước với nguyên âm của từ phía sau, sau đó ngừng lại một quãng bằng với nhịp điệu của một âm.
Ví dụ:
きっぷ (kippu): vé
カップ (kappu): cái cốc
みっか (mikka): ngày 3
ホッチキス (hocchikisu): cái dập ghim
4. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho chuẩn và đẹp
Khi viết chữ cái tiếng Nhật dù thuộc bất kỳ bảng chữ cái nào thì người học cũng cần nắm được một số quy tắc viết dưới đây để viết sao cho chuẩn và đẹp nhất.
-Viết gọn các nét trong một ô chữ: khi viết các chữ lọt vào giữa các ô, các nét nên được viết gọn trong một ô để nhìn đẹp và dễ nhìn hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu luyện tập thì nên tuân thủ quy tắc này một cách nghiêm chỉnh để có thể tạo thành thói quen về sau.
-Cách cầm bút: khi viết bảng chữ cái tiếng Nhật, để có nét chữ được thanh mảnh, gọn gàng, người học cách học cách cầm bút thẳng và không nghiêng. Khi viết nên phối hợp nhẹ nhàng giữa tay và bút viết để nét chữ được mềm mại, không quá cứng nhắc, cũng không ẻo lả, siêu vẹo.
-Viết đúng trật tự các nét: có một quy tắc chung khi viết các âm trong bảng chữ cái tiếng Việt đó là “ngang trước, sổ sau, trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau”.
*Đối với chữ Kanji, có một số nguyên tắc khá linh hoạt áp dụng cho chữ Kanji:
-Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
-Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
-Trái trước phải sau: 州 , 划 , 外 , 办 , 做 , 条 , 附 , 谢 .
-Trên trước dưới sau: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
-Ngoài trước trong sau: 司 , 向 , 月 , 同 , 风 , 风 , 周 .
-Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 游 , 道 , 建 .
-Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 乐 .
-Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回 , 国 , 国 , 固 , 固 .
5. Nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật
Bảng chữ cái tiếng Nhật tương đối khó, và để ghi nhớ bảng chữ cái này một cách dễ dàng, bạn cần phải nắm được một số nguyên tắc sau:
-Ghi nhớ bằng hình ảnh: Việc ghi nhớ bằng hình ảnh có thể áp dụng khi bạn luyện viết bảng chữ cái tiếng Nhật. Mặt chữ khá khó nhớ nên bạn có thể tưởng tượng ra nhiều hình ảnh thú vị khác nhau để có thể “mã hóa” được những âm tiết đó và nhanh chóng nắm được cách viết những âm tiết này.
-Luyện viết nhiều: Thực hành càng nhiều khả năng viết và ghi nhớ tiếng Nhật của bạn càng trở nên tốt hơn. Nhiều bạn chỉ chú trọng tiếng Nhật giao tiếp mà không học ngữ pháp. Tuy nhiên, việc luyện chữ giúp bạn nhớ tiếng Nhật tốt hơn và thuận tiện trong việc trao đổi các thông tin, tài liệu giấy.
-Chăm chỉ thực hành: Không chỉ luyện viết để nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật mà người học còn cần phải thực hành luyện phát âm, luyện đọc thường xuyên. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng sử dụng thành thạo tiếng Nhật, phục vụ cho những mục đích riêng của mình.
Như vậy, trên đây Vieclam123.vn đã giúp bạn tìm hiểu thêm về bảng chữ cái tiếng Nhật, quy tắc biến âm, cũng như cách học tiếng Nhật hiệu quả nhất. Chúc các bạn sớm chinh phục được bảng chữ cái tiếng Nhật để thực hiện những mục tiêu, dự định của mình.
>> Bài viết liên quan:
- 6 Cách tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- Nat Test - Bạn đã biết gì về kì thi năng lực tiếng Nhật Nat Test?
MỤC LỤC
- 1. Tìm hiểu về các bảng chữ cái tiếng Nhật
- 2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật
- 2.1. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.1.1. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.1.2. 2.1.2 Cách đọc phiên âm bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
- 2.2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
- 2.2.1. Cách đọc viết bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
- 2.2.2. Cách kết hợp các âm trong bảng chữ cái Katakana
- 2.2.3. Cách học bảng chữ cái katakana
- 2.3. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
- 2.3.1. Cách đọc viết bảng Kanji
- 2.3.2. Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
- 3. Quy tắc biến âm trong tiếng Nhật
- 3.1. Âm đục (Dakuten)
- 3.2. Âm ghép
- 3.2.1. 3.2.1 Âm ghép với chữ ん trong Hiragana (ン trong Katakana)
- 3.2.2. Âm ghép trường âm
- 3.3. Âm ngắt (xúc âm) trong tiếng Nhật
- 4. Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho chuẩn và đẹp
- 5. Nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật
Chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Chia sẻ lên trang cá nhân (Của bạn) Chia sẻ lên trang cá nhân (Bạn bè) Gửi bằng Chat.vieclam123.vn Gửi lên nhóm Chat.vieclam123.vn Khác Facebook Twitter Linked In Xem các bình luận trước Mới nhất Cũ nhấtNhững người đã chia sẻ tin này
+ Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn MinhChia sẻ lên trang cá nhân của bạn bè
+Tất cả bạn bè
Chia sẻ lên trang cá nhân
+Hà Thị Ngọc Linh
Hà Thị Ngọc Linh 2
cùng với Lê Thị Thu 3, Lê Thị Thu 4 và 1 người khácBạn bè
Thêm vào bài viết
Hủy ĐăngGửi bằng vieclam123.vn/chat
+ Tất cả191
129
121
10
9
Xem thêm5
4
+Tạo bài viết
+Công khai
Thêm ảnh/video/tệp
Thêm cuộc thăm dò ý kiến Thêm lựa chọn Cho phép mọi người chọn nhiều câu trả lời Cho phép mọi người thêm lựa chọnThêm vào bài viết
ĐăngChế độ
Ai có thể xem bài viết của bạn?
Bài viết của bạn sẽ hiển thị ở Bảng tin, trang cá nhân và kết quả tìm kiếm.Công khai
Bạn bè
Bạn bè ngoại trừ...
Bạn bè; Ngoại trừ:
Chỉ mình tôi
Bạn bè cụ thể
Hiển thị với một số bạn bè
Hủy LưuBạn bè ngoại trừ
Bạn bè
Những bạn không nhìn thấy bài viết
Hủy LưuBạn bè cụ thể
Bạn bè
Những bạn sẽ nhìn thấy bài viết
Hủy LưuGắn thẻ người khác
+ XongBạn bè
Tìm kiếm vị trí
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Cảm xúc/Hoạt động
+ Cảm xúc Hoạt độngĐáng yêu
Tức giận
Được yêu
Nóng
Hạnh phúc
Lạnh
Hài lòng
Chỉ có một mình
Giận dỗi
Buồn
Thất vọng
Sung sướng
Mệt mỏi
Điên
Tồi tệ
Hào hứng
No bụng
Bực mình
Ốm yếu
Biết ơn
Tuyệt vời
Thật phong cách
Thú vị
Thư giãn
Đói bụng
Cô đơn
Tích cực
Ổn
Tò mò
Khờ khạo
Điên
Buồn ngủ
Chúc mừng tình bạn
Chúc mừng tốt nghiệp
Chúc mừng sinh nhật
Chúc mừng giáng sinh
Chúc mừng sinh nhật tôi
Chúc mừng đính hôn
Chúc mừng năm mới
Hòa bình
Chúc mừng ngày đặc biệt
ngày của người yêu
Chúc mừng thành công
ngày của mẹ
Chúc mừng chiến thắng
Chúc mừng chủ nhật
Quốc tế phụ nữ
Halloween
BÀI VIẾT LIÊN QUAN Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện. Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào? ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh. X Đang nghe...Từ khóa » Bảng Chữ Cái Katakana Biến âm
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Katakana | Biến âm Và âm Ghép
-
[Chi Tiết] Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Katakana - Âm đục, âm Bán đục
-
Quy Tắc Biến âm Trong Tiếng Nhật
-
Hướng Dẫn Cách đọc Bảng Katakana - Dekiru
-
Nhập Môn Tiếng Nhật - Biến âm Của Bảng Chữ Cái Katakana - YouTube
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Katakana Và Những điều Cần Biết
-
Tài Liệu Học Tập - Biến âm Và ảo âm Trong Tiếng Nhật
-
Biến âm, âm Ghép, Trường âm Và âm Ngắt Trong Tiếng Nhật
-
Âm Ghép- Xúc âm- âm Nối Trong Tiếng Nhật - Du Học Himari
-
Sự Biến âm Trong Hai Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Cơ Bản
-
Top 8 Bảng Chữ Cái Katakana âm Ghép 2022
-
Phát âm Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Sao Cho CHUẨN?