Cách Huấn Luyện Chó Dữ Thành Hiền Hoặc Hung Dữ Nhất | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Việc huấn luyện chó dữ là vô cùng cần thiết. Vì một chú chó hung dữ có làm bạn và những người xung quanh hoảng sợ. Nếu không nhận biết kịp thời có thể gây tổn hại tới bản thân. Tuy nhiên có cách dạy dỗ những chú chó hung dữ đúng cách, bạn cần nắm được nguyên nhân khiến chúng hung dữ là gì? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu xem, rút cuộc là vì lý do gì khiến những chú chó của chúng ta tự nhiên trở lên đáng sợ như vậy và cách huấn luyện chó dữ như thế nào nhé!
MỤC LỤC ẩn 1. Biểu hiện của chó hung dữ 2. Chứng stress khiến chó hung dữ hơn 3. Chó hung dữ, cắn chủ khi bị động chạm 4. Chó hung dữ, đe dọa khi chủ tức giận 5. Chó hung dữ do những tổn thương từ bên trong 6. Chó hung dữ trong quá trình hoạt động bên ngoài 7. Thời điểm bắt đầu huấn luyện chó tốt nhất 8. Dạy chó nhận thức được vị trí của mình 9. Cách huấn luyện chó dữ thành hiền 9.1. Không tạo áp lực cho chó 9.2. Không sử dụng vũ lực khi huấn luyện 10. Khắc phục hành vi chó hung dữ 11. Chuẩn bị đồ dùng huấn luyện chó hiền thành dữ 12. Cách dạy chó hung dữ với người lạ 13. Huấn luyện chó dữ qua bản năng bảo vệ thức ăn 14. Huấn luyện chó dữ nhờ hiệu ứng bầy đàn khiến 15. Lưu ý khi huấn luyện chó dữ hơnBiểu hiện của chó hung dữ
Những chú chó hưng dữ thường rất khó tính, dễ cáu giận. Mỗi khi chủ nhân tới gần, nó đều nghĩ chủ nhân sắp trêu chọc nó. Chú chó thường cúi thấp đầu, mũi nhăn lại, nhe răng nanh, phát ra tiếng gầm gừ. Có đôi khi, chó không chỉ gầm gừ mà còn nhào tới va chạm vào chủ. Thỉnh thoảng còn há mồm định cắn người. Sau khi bị cảnh cáo liền nhẹ nhàng gặm tay chủ.
Lúc này, nếu chủ chó bỏ đi, không để ý đến thì không có chuyện gì. Nhưng nếu tiếp tục “trêu chọc”, động chạm, nó sẽ cắn thật sự. Một chú chó cục tính như vậy cần được dạy dỗ tới nơi tới chốn. Tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với chủ nhân và những người xung quanh. Nếu không có thói quen tốt từ nhỏ thì viêc huấn luyện chó dữ thành hiền sẽ mất rất nhiều thời gian.
Chứng stress khiến chó hung dữ hơn
Một chú chó cũng như một đứa trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động. Đôi khi chúng cũng có một số trường hợp bị tự kỷ. Chó thu mình lại và không muốn giao lưu với bất cứ ai. Những chú chó hiếu động thì tinh thần lúc nào cũng rất tốt, thoải mái. Thích được giao tiếp với con người, những bé cún như vậy ít bị stress về tâm lý hơn là những chú chó ù lì chỉ thích thu vào góc một mình. Cá tính này sẽ thấy rất rõ khi các chú chó còn nhỏ.
Tình trạng tự kỷ ở chó sẽ có khả năng phát sinh thành bệnh. Và có thể nặng hơn là bị thần kinh nếu chúng ta không biết cách nuôi dưỡng đúng cách. Cụ thể như ít cho chó tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, ít giao tiếp với xã hội, con người và các bạn chó khác. Hơn nữa, việc bạn chỉ nuôi nhốt chúng ở trong nhà khiến chú chó chỉ biết đến bạn hoặc những người trong gia đình bạn.
Bạn đi học, đi làm từ sáng đến tối bạn để chú chó của mình trong phòng hoặc trong chuồng một mình từ bé sẽ khiến cho chú chó không xây dựng được khả năng giao tiếp với mọi thứ bên ngoài, ít được tiếp xúc với các môi trường lạ. Vì vậy nhiều trường hợp chó dễ bị kích động khi đến những chỗ lạ.
Việc gặp nhiều người hoặc chó lạ khác khiến cho chú chó của bạn muốn phát điên, bực bội và stress. Gây ra những hành vi thường thấy như sủa nhiều, rúc vào góc gầm gừ và sẵn sàng cắn bất cứ ai chạm vào chúng. Việc huấn luyện chó dữ vì stress sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Chó hung dữ, cắn chủ khi bị động chạm
Một độc giả khác cho biết, chú chó của anh rất cục tính, không thích bị đụng chạm. Mỗi khi bị chạm vào người, nó đều cắn tay chủ. Khi chơi đùa cũng cắn chủ. Khi huấn luyện làm trò cũng cắn. Là một người nuôi chó, trước tiên phải hiểu rằng, cắn là một cách để chó tự bảo vệ mình.
Thói quen cắn chủ xuất phát từ tâm lý lo lắng. Chú chó sợ hãi khi bị chủ nhân trừng phạt. Dần dần, nỗi sợ hãi càng lớn, khiến nó mỗi khi khó chịu liền cắn để giải quyết vấn đề. Do đó, trong sinh hoạt hàng ngày, chủ chó phải dừng ngay các hình thức trừng phạt mạnh tay. Có thể gây áp lực tâm lý cho chó.
Chó hung dữ trong trường hợp này chủ yếu là do tâm lý từ trước. Bạn cần quan sát biểu hiện và hành vi cụ thể của chúng để có thể giúp chúng lấy lại trạng thái cân bằng. Sau đó mới đưa ra phương pháp huấn luyện chó dữ trở nên ngoan ngoãn hơn phù hợp.
Chó hung dữ, đe dọa khi chủ tức giận
Một câu chuyện khá phổ biến cũng đươc một độc giả của petmart,vn chia sẻ về cuộc sống của chú chó Corgi 3 tuổi. Chú chó này khá hư hỏng do không được quan tâm. Chủ nhà cũng thường xuyên đi vắng, không dạy dỗ nó. Không chỉ đi vệ sinh bừa bãi, nó còn thích cắn phá đồ đạc, đặc biệt là khi có người ở nhà.
Có nhiều lần bị đánh, chú chó cũng ngoan ngoãn được một thời gian. Nhưng sau đó lại như cũ. Gần đây, nó trở nên hung hăng. Chỉ cần chủ hơi to tiếng, nó liền gầm gừ, chống đối. Mỗi khi có khách liền sủa không ngừng. Ngay cả khi ra ngoài cũng vậy. Đây không phải là cách huấn luyện chó dữ đúng đắn. Theo chuyên gia tâm lý, hành vi này là biểu hiện khi chó muốn gây sự chú ý.
Nhiều chú chó khi còn nhỏ thường không được chủ quan tâm. Nhưng sau khi làm sai, chủ mới ngó ngàng đến nó. Khiến chó con cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Cách giải quyết tốt nhất là tiếp xúc nhiều hơn với chó. Thông qua các hoạt động như cho ăn, tắm rửa, chải lông. Thỉnh thoảng cho chó một ít đồ ăn vặt. Để nó cảm thấy chủ nhân vẫn rất yêu quý nó.
Chó hung dữ do những tổn thương từ bên trong
- Chó hung dữ do bị áp đặt: hay còn được gọi là sự hung dữ do chịu kiểm soát. Thường xảy ra với những chú chó luôn bị bắt phải tuân theo mệnh lệnh của con người. Chúng sẽ tỏ ra gây hấn, đe dọa, hoặc tấn công đáp lại. Có thể là sự gò bó về thể xác, bị kiểm soát thức ăn, đồ chơi hay nơi nghỉ ngơi.
- Hung dữ do sợ hãi: xảy ra trong những tình huống khiến các chú chó sợ hãi. Vấn đề này thường đi kèm với việc chúng sẽ tiểu tiện hoặc đại tiện lung tung.
- Hung dữ bởi đồ ăn: chỉ diễn ra xung quanh vấn đề tranh giành thức ăn. Khi các chú chó bị bỏ đói hoặc bị ngược đãi.
- Hung dữ tự phát: là tình trạng vô cớ. Không có nguyên nhân, không thể dự đoán. Loại hành vi này cực kỳ hiếm.
- Hung dữ với những chú chó khác: là khi chúng nhắm thẳng tới những chú chó khác. Có thể là những chú chó trong nhà. Hoặc những con chó chúng đã chạm trán khi ra ngoài.
- Hung dữ từ chó mẹ: là khi chó mẹ hướng sự giận dữ trực tiếp lên cún con của nó. Cũng khá là bình thường khi chó mẹ có biểu hiện như vậy. Đặc biệt là trong khoảng thời gian cai sữa.
- Hung dữ do đau đớn: có thể coi là một phản ứng tự vệ. Nó xuất hiện khi chó cưng đang phải trải qua nỗi đau. Điều này diễn ra khi ai đó chạm vào một chú chó bị thương hoặc buộc nó phải di chuyển.
Chó hung dữ trong quá trình hoạt động bên ngoài
- Hung dữ khi chơi đùa: thường diễn ra cùng với những hành vi khi chơi. Một số trò như rượt đuổi hay tấn công.
- Hung dữ liên quan tới sở hữu: thường hướng về cá nhân đang tiếp cận hoặc cố gắng giành một đồ vật hoặc đồ chơi của chú chó.
- Hung dữ để săn mồi: là hành vi liên quan tới sự cướp đoạt. Đây thường là một cuộc tấn công đột ngột và yên lặng. Chúng sẽ cắn rất mạnh và rồi lắc con mồi.
- Hung dữ để bảo vệ: nỗ lực của chú chó để bảo vệ chủ nhân của nó khỏi sự tiếp cận từ một người lạ. Bao gồm cả những trường hợp không có mối đe dọa thực sự. Khi người đó càng tiến lại gần, chúng sẽ càng tỏ ra hung dữ hơn.
- Hung dữ lặp lại: xảy ra khi một chú chó bị ngăn cản đạt được mục tiêu dự kiến của nó. Chú chó sau đó sẽ chuyển hướng tấn công sang một chú chó khác hoặc con người.
- Hung dữ liên quan tới lãnh thổ: là khi chú chó muốn bảo vệ một địa điểm. Ví dụ như khoảng sân hay chiếc xe hơi. Dù sự tiếp cận đó là của một chú chó khác hay của con người. Lúc này, chúng sẽ có những hành động như đuổi theo, gầm gừ, sủa lớn hoặc thậm chí là cắn.
Thời điểm bắt đầu huấn luyện chó tốt nhất
Khi chó còn nhỏ, người nuôi thường cưng chiều chúng và rất ít khi trách phạt. Nhiều khi chó tỏ ra cáu giận, chủ nhân liền thỏa mãn yêu cầu của nó. Sau một thời gian, chó con sẽ hình thành thói quen xấu. Thói quen này đối với chó con thì chưa có nguy hiểm. Nhiều người còn cảm thấy chúng rất đáng yêu. Rất hay gặp tình trạng này ở các giống chó Poodle, Pug, Phốc sóc…
Nhưng khi chó lớn hơn, khả năng gây nguy hiểm cũng cao hơn. Những chú chó hung dữ đã hình thành tính cách, việc huấn luyện sẽ trở nên khó khăn. Theo những người huấn luyện chó, thời điểm tốt nhất để huấn luyện là khi chó còn nhỏ. Hoặc chó con mới chuyển sang nhà mới. Bởi lúc này chó con tâm lý còn yếu. Có thể uốn nắn chúng theo ý muốn. Nếu tới khi lớn lên, việc huấn luyện chó dữ thành hiền cũng khó vì chúng đã có thói quen xấu từ nhỏ. Chúng sẽ cứng đầu hơn nhiều.
Dạy chó nhận thức được vị trí của mình
Một số giống chó như Pitbull, Rottweiler.. có tính cách hung dữ và rất dễ bị kích động. Nhiều chủ chó chia sẻ chúng không ít lần đã cắn bậy, mặc dù không quá nặng nhưng cũng trầy xước tay chân. Khi bị phát hiện chúng làm việc gì đó sai, chúng liền nổi điên lên, không ngừng sủa và đe dọa. Ở trường hợp này, chú chó hoàn toàn không có thói quen phục tùng. Những chú chó như vậy không cho rằng chủ nhân là con đầu đàn. Để giải quyết vấn đề, chủ chó cần điều chỉnh thói quen sống của chó. Đồng thời sửa đổi những hành vi khi tiếp xúc với chủ. Ví dụ như:
- Tuyệt đối không cho chó trèo lên những vị trí ngang bằng với chủ.
- Sau khi chủ ăn no mới đến lượt nó ăn cơm.
- Khi ra ngoài phải đi sau chủ nhân.
- Khi đi xe, chủ ra lệnh mới được nhảy lên.
Ngoài ra, chủ chó cần tham khảo ý kiến những huấn luyện viên chuyên nghiệp để xây dựng giáo trình cho chó. Các bài tập phải nhấn mạnh đến tính phục tùng của chó.
Cách huấn luyện chó dữ thành hiền
Không tạo áp lực cho chó
Chó con vốn rất nhạy cảm, không thân thiện với người xa lạ chủ yếu vì nó không quen thuộc và hiểu biết người đó. Nếu nhà có khách, bạn không nên để nó trốn ở một góc. Có thể dẫn nó ra giao lưu với khách, để nó biết không phải cứ người lạ đều là mối nguy hiểm.
Nếu chó con tỏ ra quá căng thẳng, chủ nhân nên ở bên an ủi nó. Tránh để chó con rời vào tình trạng quá áp lực sẽ cắn người. Ngoài ra chủ chó cũng phải dạy chúng biết cách vâng lời ngay từ những bài học đầu tiên như đi, đứng, đi vệ sinh đúng chỗ, huấn luyện chó bảo vệ chủ…
Ngoài việc áp dụng các cách huấn luyện chó dữ cho cún cưng, bạn cần tạo cơ hội cho chúng tiếp xúc được với con người, với đồng loại. Khi thấy chú chó của bạn có biểu hiện cắn lại chủ, gầm gừ, không nghe lời thì cần phải “phạt” chúng ngay.
Không sử dụng vũ lực khi huấn luyện
Muốn chó con nghe theo khẩu lệnh của chúng ta cần một thời gian nhất định. Trong quá trình huấn luyện chó dữ ngoan hơn nhất định phải chú ý thưởng phạt kịp thời. Nếu chó con có thái độ bất hợp tác, bạn phải khiển trách nó ngay tại chỗ. Không được để một lúc rồi mới trách mắng, như vậy chỉ khiến chó con cảm thấy hụt hẫng. Nếu có biểu hiện tốt, bạn cần khen thưởng kịp thời để mang lại nhiều động lực cho chúng hơn.
Tuyệt đối không nên sử dụng vũ lực gây tổn thương bên ngoài của chúng. Bạn có thể cuốn tờ báo đánh dạo hoặc đập xuống đất để phát ra tiếng động lớn. Và đừng kèm theo các mệnh lệnh để chúng biết sai và sửa bỏ. Nếu chó có hành vi tấn công, chủ nhân phải khống chế chó con kịp thời. Có thể để chúng từ từ làm quen nhau. Khi chúng đã quen với sự có mặt của những con chó khác, có thể thả lỏng chúng ra một chút. Khi nào chó không còn đề phòng hay đe dọa, bạn có thể thả chúng ra.
Khắc phục hành vi chó hung dữ
Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân chính xác khiến chú chó của bạn trở lên hung dữ. Ngay lập tức bạn sẽ hiểu được vấn đề và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Tuy nhiên, vấn đề này khá phức tạp. Đánh đập hoặc dọa nạt không không thể huấn luyện chó dữ thành hiền mà có thể khiến nó những phản ứng hung hăng. Chúng có thể tấn công con người gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí mất mạng.
Cách làm cho chó hung dữ thì rất nhiều, nhưng để chúng hạ hỏa cơn tức giận thì thật là khó khăn. Chúng bỗng chốc trở thành một con chó sói hung dữ. Có thể nuốt chửng tất cả những ai dám bén mảng tới gần chúng. Đặc biệt là Top 10 loại chó hung dữ nhất thế giới bạn nên tránh xa như các giống chó chăn cừu Đức, giống chó Dobermann Pinscher…
Đối với những chú chó quá hung dữ nên nhờ sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý và huấn luyện chó. Tránh một số trường hợp có vẻ như là đang hòa giải nhưng thực chất càng làm tình hình căng thẳng hơn. Hiện nay, có rất nhiều các trường huấn luyện chó chuyên nghiệp tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu… Bạn có thể chó cún con tham giá các khóa đào tạo tại đây để chúng trở nên lành tính hơn.
Chuẩn bị đồ dùng huấn luyện chó hiền thành dữ
Bên cạnh những chú chó hung dữ thì cũng có rất nhiều chú chó thân thiện và lành tính. Điều này có thể tốt với chủ nhân và những người trong gia đình. Tuy nhiên, ngay cả đối với người lạ thì chủ nhân nên xem xét lại chú chó của mình. Điều này có thể khiến cho chú chó của bạn gặp nguy hiểm. Trước khi huấn luyện chó bạn cần chuẩn bị một số đồ dùng và phụ kiện cần thiết sau để có thể kiểm soát được hành vi của thú cưng:
- Một vòng cổ da.
- Một xích huấn luyện.
- Bánh thưởng cho chó.
- Có thể sử dụng dây dắt có móc xoay để huấn luyện.
Những đồ dùng này có thể giúp bạn kiểm soát được các hành vi có thể xảy ra trong khi huấn luyện. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Hãy xem xét thái độ của cún cưng một cách nghiêm túc nhất. Những phụ kiện, đồ dùng này bạn cũng dễ dàng mua tại các siêu thị thú cưng Pet Mart. Lưu ý nên chọn vòng và dây xích chó có kích thước phù hợp với thú cưng của bạn.
Bình thường cún cưng khá hiền nên bạn không thể tưởng tượng một chú chó dữ lên chúng sẽ như thế nào đâu. Vì thế trước khi huấn luyện chó dữ hơn cần tập trung ít nhất là 4 người: 1 người dắt chó, 3 người đứng 3 góc, khi chú chó đứng quay lưng lại với người nào thì người đó tét thật đau vào mông nó rồi rút tay lùi ra xa thật nhanh, nếu không sẽ bị thương.
Cách dạy chó hung dữ với người lạ
Phương pháp huấn luyện chó dữ này được thực hiện thông qua khích lệ chúng tấn công người không quen biết. Đưa chó đến sân tập huấn luyện đủ rộng và yên tĩnh. Để nó chú ý đến người giúp đỡ, có thể mặc quần áo rách cũ. Huấn luyện viên giả vờ chạy về phía người giúp đỡ, người giúp đỡ tỏ ra sợ hãi, vừa trêu đùa vừa chạy.
Khi chó sủa thậm chí tấn công người giúp đỡ, huấn luyện viên phải cổ vũ và khen thưởng chúng. Người giúp đỡ tốt nhất nên là người lạ mặt mà chúng không quen biết. Như vậy hiệu quả trong cách huấn luyện chó dữ sẽ hiệu quả và nhanh thành công hơn.
Huấn luyện chó dữ qua bản năng bảo vệ thức ăn
Có những chú chó phản ứng rất mạnh với thức ăn. Khi ăn chúng không cho phép chủ nhân, người lạ hoặc chó khác lại gần. Bạn có thể lợi dụng bản năng này bồi dưỡng tính dũng cảm cho chúng. Đây là cách làm chó hung dữ khá hiệu quả và thường được áp dụng rất thành công.
Đầu tiên bạn phải buộc chắc chúng, đặt 1 chút thức ăn cho chó ở bên cạnh chúng. Để một người giúp đỡ dắt một bé chó khác đến gần đĩa thức ăn. Lúc này chú chó của bạn sẽ điên cuồng sủa theo bản năng bảo vệ thức ăn. Huấn luyện viên lập tức đi ra đuổi người giúp đỡ. Sau đó chuyển đĩa thức ăn cho chó con để nó ăn. Lúc này nó được toàn quyền thưởng thức bát thức ăn của chúng.
Huấn luyện chó dữ nhờ hiệu ứng bầy đàn khiến
Có những chú chó sinh ra đã rất nhát gan. Các cách huấn luyện đơn giản rất khó khăn. Vì vậy bạn có thể lợi dụng phương pháp công kích của những chú chó khác để tăng thêm lòng dũng cảm cho cún con. Quan trọng là bạn phải lựa chọn 1 – 2 chú chó trong đàn có thái độ và biểu hiện hay hung dữ đến tấn công. Vì điều này khiến những chú chó nhát gan làm và học theo. Với cách tiếp xúc với những chú chó hung dữ hơn sẽ khiến cún con trở lên mạnh mẽ hơn. Thậm chí có thể đáp trả những chú chó hung dữ bất cứ lúc nào.
Lưu ý khi huấn luyện chó dữ hơn
Địa điểm huấn luyện phải rộng rãi. Tốt nhất là bạn nên đưa chúng đến nơi có các huấn luyện viên chuyên nghiệp. Nhiều chú chó quá nhát sẽ luôn tìm cách chạy trốn khi thấy người lạ, nhưng nên kiên nhẫn. Cứ lặp đi lặp lại các hành động trên đến khi chúng cảm thấy đau, tự nhiên sẽ có các phản ứng như nhe răng, ruột đuổi, gầm gừ, muốn cắn người đến gần chúng để tự vệ.
Hàng ngày bạn cũng nên chú ý và chăm sóc chúng cẩn thận để chúng cảm nhận được tình yêu thương của bạn, trong khi với những người lạ khác, chúng chỉ bị đánh đau, điều này dần dần sẽ khiến một loài động vật thông minh như loài chó nhận ra rằng: người lạ mặt là những người không tốt, chúng sẽ không cho đến gần, không cho vào nhà, thậm chí là còn có các hành động tự vệ.
Tuy nhiên, bạn đừng huấn luyện chó dữ dằn và khó bảo quá. Vì nhiều khi chó khó kiểm soát được hành động và gây thương tích cho những người bạn hay những người thân của gia đình lần đầu gặp chúng.
4.7/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công
-
Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công Và Những điều Cần Lưu ý
-
Huấn Luyện Chó Tấn Công: Những Sai Lầm Lớn Thường Gặp
-
Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công Khi Có Hiệu Lệnh
-
Cách Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ
-
Giáo Trình Các Bài Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ Chuyên Nghiệp
-
Tổng Hợp A-Z Bí Kíp Huấn Luyện Chó Hiệu Quả Tại Nhà
-
Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công Hiệu Quả - Nhứng điều Cần Chú ý
-
Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công Và Các Lưu ý Khi Huấn Luyện
-
Đơn Giản! Cách Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ
-
Cách đối Phó Với Chó Dữ Từ Chuyên Gia Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ (P2)
-
Cách để Huấn Luyện Chó Bảo Vệ - WikiHow
-
Huấn Luyện Chó Tấn Công - YouTube
-
[Chia Sẻ] Hướng Dẫn Cách Huấn Luyện Chó Doberman đúng Chuẩn ...
-
Cách Huấn Luyện Chó Ta, Chó Cỏ đơn Giản Tại Nhà