Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công Và Các Lưu ý Khi Huấn Luyện

Từ xưa tới nay, chó luôn là loài vật quen thuộc với mỗi gia đình. Người nuôi chó để canh gác, người nuôi chó cảnh, người nuôi chó bầu bạn. Nhưng đặc tính nguyên thủy của loài động vật trung thành này luôn là bảo vệ chủ của chúng. Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được khả năng này của chúng tốt nhất, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cách huấn luyện chó tấn công và các lưu ý trong quá trình huấn luyện.

Phân biệt chó tấn công và chó bảo vệ

Thông thường, chỉ có chó nghiệp vụ được huấn luyện khả năng tấn công, trở thành “ chó tấn công”, còn với những dòng chó nuôi thường chỉ là “chó bảo vệ”. Vậy chúng ta phân biệt được 2 loại chó này như thế nào?

– Chó bảo vệ chủ chỉ có khả năng sủa, hăm dọa người lạ và báo động cho chủ nuôi biết.

– Còn chó tấn công thì có khả năng cắn và tấn công khi có hiệu lệnh.

Phân biệt chó tấn công và chó bảo vệ
Phân biệt chó tấn công và chó bảo vệ

Quy trình huấn luyện chó tấn công

Quá trình chuyển tiếp từ chó bảo vệ thành chó tấn công cần rất nhiều công đoạn, thông thường chúng ta sẽ mất từ 3-4 tháng. Ngoài ra trước khi một huấn luyện thú cưng, thì cần phải để ý về đồ ăn trước đó của chúng để nắm bắt và huấn luyện chó tấn công một cách hiệu quả nhất. Với loài chó, không nên cho cho chúng ăn socola, trong socola có chứa hoạt chất theobromine làm cho tăng nhịp tim, tăng huyết áp hay có trường hợp còn co giật.

– Bước đầu tiên: Chuẩn bị huấn luyện chó tấn công

Chó nhà vốn là chó sói, được thuần hóa và lai giống trong một thời gian dài. Chính vì vậy, bản tính của chúng hiền hòa và thân thiện hơn nhưng vẫn còn sót lại bản năng hoang dã. Bước đầu huấn luyện, ta cần khơi dậy bản năng hung dữ của chúng.

Đối với các giống chó săn khi được khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu áp dụng bài huấn luyện tính hung dữ của chó. Đầu tiên, hãy xích chó vào một vật thể cố định như cây, cột… Chọn dây xích dài, khoảng 2m trở lên, để chó có thể di chuyển linh hoạt.

Tiếp đó, bạn cần một người hỗ trợ trêu chó. Người này sẽ vờn quanh chó con và khiêu khích làm chó con hung dữ hơn. Đồng thời, bạn cầm một sợi dây đánh liên tục xuống đất, làm sao tạo tiếng động càng lớn càng tốt.

Tất cả những điều này sẽ kích thích bản năng bên trong chú chó và khiến nó muốn tấn công người còn lại. Chú ý, các bài huấn luyện này rất nguy hiểm và có độ rủi ro cao. Vì vậy, bạn nên học cách giao tiếp với thú cưng từ khi chúng còn nhỏ, huấn luyện nghe lời từ các mệnh lệnh cơ bản “ ngồi”. “ đứng”, “ sủa” để không xảy ra tai nạn. Và luôn đeo dụng cụ cũng như đồ bảo hộ cho bản thân.

Khơi dậy bản năng hung dữ của chó trong cách huấn luyện chó tấn công
Khơi dậy bản năng hung dữ của chó trong cách huấn luyện chó tấn công

– Bước 2: Huấn luyện cho tấn công

Sau khi chuẩn bị được những bước làm quen cho vật nuôi của mình, thì chúng ta có thể bước vào bước nâng cao, sẵn sàng tấn công khi được nhận mệnh lệnh từ chủ. 

Giai đoạn bắt đầu: khi chó được 7 tháng tuổi. 

Cách làm hoàn toàn tương tự như trên. Vẫn là một người tiến hành khiêu khích, làm cho chó muốn tấn công. Tuy nhiên ở lần này, hãy để cho chó hoàn thành việc “kết liễu mục tiêu”. Lúc này, hàm răng của chó con đã tương đối phát triển. Bạn cần tập chó chúng  có phản xạ cắn thực sự.

Trên thị trường có rất nhiều loại bao tay chuyên dụng cho bài tập này. Tốt nhất, sau khi chó cắn trúng bao tay, người hỗ trợ nên buông hẳn bao tay để chó mặc nhiên cắn xé. Như vậy sẽ an toàn hơn nhiều.

Thông thường, khi nuôi chó, những người chủ không đưa ra những bài tập phù hợp tạo ra thói quen rèn luyện cho chúng. Nếu không được tập luyện hàng ngày với những hiệu lệnh đơn giản, thì chú chó của bạn sẽ chẳng thế nào bắt nhịp với các bài tập huấn luyện chuyên nghiệp khác. (Theo Cesar Millan – người huấn luyện chó nổi tiếng nhất thế giới)

Phải đưa ra các bài tập phù hợp để rèn luyện thói quen cho chó
Phải đưa ra các bài tập phù hợp để rèn luyện thói quen cho chó

Các lưu ý trong cách huấn luyện chó tấn công

Đọc trên bài viết thì ta có vẻ thấy việc huấn luyện dễ dàng, nhưng thực chất đây là công việc khá nguy hiểm và có nhiều rủi ro. Bởi vậy chúng ta cần chú ý cần làm cho chó nghe lời ngay từ đầu.

Người nuôi có thể áp dụng quy tắc Thưởng – Phạt vào quá trình dạy dỗ. Thông thường các chú chó sẽ rất phấn khích khi được chủ khen thưởng. Một hành động cưng nựng, hay một bữa ăn ngon sau buổi tập sẽ tác động tích cực tới chúng. Chúng ta nên áp dụng quy tắc này xuyên suốt quá trình huấn luyện để đạt được kết quả tốt nhất.  

Tuy nhiên bạn phải chắc chắn sự khen ngợi của mình đủ nhanh và chính xác. Nếu không, bạn có thể sẽ thưởng nhầm cho hành vi mà bạn không mong muốn. Tưởng tượng nhé! Ví dụ, bạn đang dạy cho chó lệnh “ngồi”. Chó ngồi một lúc, nhưng đến khi bạn khen thưởng thì chó lại bật dậy ngay. Trong tình huống này, bạn đang khen thưởng hành động đứng chứ không phải ngồi.

Trên đây là cách huấn luyện chó tấn công và các lưu ý dành cho bạn muốn tham khảo. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng đã đem lại được những thông tin kiến thức hữu ích đến cho người đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết và nhận được giải đáp nhanh nhất!

Từ khóa » Cách Huấn Luyện Chó Tấn Công