Cách Kê Khai Phụ Lục Giao Dịch Liên Kết Và Lập Hồ Sơ Xác định Giá
Có thể bạn quan tâm
Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK) và Nghị định 68/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP là một trong những quy định quan trọng đối với các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết, so với Thông tư 66/2010/TT-BTC thì Nghị định 20 đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ tuân thủ của cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. IAC Hà Nội giới thiệu bài viết về cách kê khai hồ sơ giao dịch liên kết
Khi xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì doanh nghiệp cần phải báo cáo giao dịch liên kết. Đến Cơ quan Thuế. Việc tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo giao dịch liên kết là để đảm bảo, doanh nghiệp có cơ sở trình bày với thuế về phương pháp xác định giá giao dịch liên kết.
1. Hồ sơ giao dịch liên kết gồm những gì?
Hồ sơ giao dịch liên kết bao gồm: phụ lục giao dịch liên kết số 01 nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN và hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
- Kê khai phụ lục giao dịch liên kết trên HTKK: bất cứ doanh nghiệp nào có phát sinh giao dịch liên kết đều phải kê khai phụ lục này (04 mẫu)
- Lập hồ sơ giao dịch liên kết (hay còn gọi là báo cáo chuyển giá)
-
- Đối tượng được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết bao gồm: mục 2a, 2b, 2c ở hình dưới đây;
- Còn lại: Phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
2. Cách kê khai giao dịch liên kết trên HTKK:
Có 04 mẫu báo cáo giao dịch liên kết như sau (tích chọn phụ lục khi lập tờ khai QT Thuế TNDN):
Cách làm các phụ lục giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN như sau:
Phụ lục GDLK-01 (tương ứng mẫu số 01 – Nghị định 20)
Áp dụng với tất cả các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết
- MỤC I. Thông tin về các bên liên kết: Kê khai theo mối quan hệ được phân loại theo hướng dẫn NĐ 20
- MỤC II. Các trường hợp được miễn kê khai giao dịch liên kết, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: Chọn các mục tương ứng để không cần kê khai mục 3,4
(*) Doanh nghiệp cần lưu ý, việc xác định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất hay gia công là tương đối khó. Cơ quan Thuế thường xem xét rất kỹ chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đó là sản xuất hay là gia công.
- MỤC III. Thông tin xác định giá giao dịch liên kết và MỤC IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết:
Chỉ kê khai hai mục này nếu Doanh nghiệp thuộc diện phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Phụ lục GDLK-02 (tương ứng mẫu số 02 – Nghị định 20)
Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia: Chỉ kê khai nếu Doanh nghiệp thuộc diện phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và kê khai theo hồ sơ.
Phụ lục GDLK-03 (tương ứng mẫu số 03 – Nghị định 20)
Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu: Chỉ kê khai nếu Doanh nghiệp thuộc diện phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và kê khai theo hồ sơ.
Phụ lục GDLK-04 (tương ứng mẫu số 04 – Nghị định 20)
Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia: Chỉ kê khai nếu Doanh nghiệp thuộc diện phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và kê khai theo hồ sơ.
3. Cách lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết hay còn gọi là báo cáo chuyển giá bao gồm:
- Hồ sơ quốc gia:
Đây là báo cáo chính trong hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm các nội dung như sau:
-
- Phân tích chức năng và rủi ro phải gánh chịu của doanh nghiệp trong chuỗi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
- Trình bày các quan điểm để thuyết phục Cơ quan Thuế về phương pháp sử dụng để xác định giá chuyển nhượng (bước khó nhất);
- Trình bày phương pháp tìm kiếm và cách thức lựa chọn các doanh nghiệp độc lập khác trên thị trường để chứng minh giá giao dịch là phù hợp (thông tin BCTC để so sánh phải mua từ các bên cung cấp dữ liệu).
- Thực hiện các điều chỉnh cần thiết;
- Hồ sơ toàn cầu: Mô tả về tình hình kết quả kinh doanh của công ty mẹ
Tìm hiểu thêm các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
4. Thời hạn nộp báo cáo chuyển giá/ báo cáo giao dịch liên kết
– Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết phải kê khai phụ lục liên kết cùng với tờ khai quyết toán năm.
– Phụ lục giao dịch liên kết được nộp cùng với TK quyết toán thuế năm
– Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lưu tại đơn vị.
5. Không nộp hồ sơ giao dịch liên kết có bị phạt không?
- Phạt vi phạm hành chính về kê khai không đầy đủ thông tin trên hồ sơ thuế, mức phạt 2.1 triệu đồng.
- Tuy nhiên rủi ro lớn nhất là doanh nghiệp sẽ bị Cơ quan Thuế ấn định thuế mà không có quyền phản biện. Nghĩa là Cơ quan thuế sẽ ấn định lợi nhuận tùy thuộc vào dữ liệu mà họ có (khoản b, điều 12, Nghị định 20/2017).
>>> Tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin hữu ích về giao dịch liên kết cho Doanh nghiệp: Tại đây !
Từ khóa » Cách Kê Khai Phụ Lục Gdlk 01
-
Hướng Dẫn Lập Phụ Lục Giao Dịch Liên Kết, Phụ Lục GDLK 01 Theo ...
-
Hướng Dẫn Lập GDLK NĐ132_01 Với Phần Mềm HTKK Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Lập Phụ Lục Giao Dịch Liên Kết Số 01 Theo NĐ 132/2020
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết Mẫu Số 01 Theo Nghị định ...
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết - Công Ty Luật Việt An
-
Phụ Lục GDLK 01 Theo Nghị định Số 132/2020/NĐ-CP
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết
-
Hướng Dẫn Phụ Lục Mẫu Số 01 - Giao Dịch Liên Kết - VINASC
-
Phụ Lục GDLK 01 Theo Nghị định Số 132/2020/NĐ-CP Tạm Thời đứa ...
-
[PDF] Các Lưu ý Trong Việc Kê Khai Tờ Khai Giao Dịch Liên Kết Cho Năm Tài ...
-
Phụ Lục Thông Tin Về Giao Dịch Liên Kết Mẫu 03-7/TNDN
-
Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNDN Theo Thông Tư 80 - MISA MeInvoice
-
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế Năm 2021
-
Giao Dịch Liên Kết Và Những Nguyên Tắc áp Dụng GDLK 2022