Giao Dịch Liên Kết Và Những Nguyên Tắc áp Dụng GDLK 2022

Giao dịch liên kết và những nguyên tắc, nghĩa vụ, quyền hạn… trong doanh nghiệp có GDLK như thế nào? Nội dung bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu hơn để có các thao tác nghiệp vụ tốt hơn liên quan đến vấn đề này!

Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết là gì? Nghĩa vụ và quyền hạn trong GDLK?

Đối với người nộp thuế:

Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Đối với cơ quan thuế:

Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với các giao dịch liên kết của người nộp theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại nghị định này.

Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết
Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết

Đối với doanh nghiệp được miễn kê khái GDLK (Điều 11)

– Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

– Miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

– Có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.

– Đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá.

– Thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

+ Phân phối: từ 5% trở lên

+ Phân phối: từ 10% trở lên

+ Phân phối: từ 15% trở lên.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kê khai GDLK

– Kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết mẫu số 01 ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:

– Hồ sơ quốc gia;

– Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu;

– Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao.

Quyền hạn của cơ quan thuế GDLK

Cơ quan thuế có các quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật sau:

+ Người nộp thuế không kê khai, kê khai thuế không đầy đủ thông tin hoặc không nộp mẫu số 01 ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP

+ Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ hoặc không xuất trình thông tin hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại mẫu số 02, mẫu số 03 ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP theo yêu cầu của cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định.

+ Người nộp thuế sử dụng cá thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết:

+ Người nộp thế có hành vi vi phạm cá quy định về xá định giá giao dịch liên kết.

Ví dụ 1:

Doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Tổng giám đốc chiếm 75% vốn góp, phó tổng giám đốc 25% vốp góp. Trong năm 2020 do thiếu tiền phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty có lúc mượn tiền của 2 thành viên trên với lãi xuất 0% và có lúc cho 2 thành viên trên vay tiền với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm. Số tiên mượn và tiền vay của 2 thành viên trên lớn hơn 10% vốn điều lệ (cuối năm 2020 đã trả hết số tiền mượn, tiền cho vay thì vẫn còn). Giao dịch mượn tiền và cho vay trên có là giao dịch liên kết không?

Tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định

“Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, vay cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữa tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với ca nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này“

Căn cứ quy định trên trường hợp công ty vay mượn của tổng giám đốc và phó tổng giám đốc điều hành, kiểm soát công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu đã được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa công ty với tổng giám đốc, phó tổng giám đốc là giao dịch liên kết.

Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020 NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo phụ lục 1 phụ lục II, phụ lục III ban hành kèm theo nghị định 132/2020NĐ-CP và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ 2:

Công ty cổ phần Phồn Vinh thiếu vốn lưu động nên công ty có vay vốn của cá nhân người thân trong gia đình với mức lãi suất 0%. Vậy trường hợp này có được tính là doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết không?

Tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng góp vốn ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này”

Căn cứ quy định trên thì công ty Phồn Vinh mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hớn 10% vốn của chủ sở hữu được xác định là một quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa công ty Phồn Vinh và cá nhân có quan hệ gia đình cổ đông đó là giao dịch liên kết.

Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

1. Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ bao gồm:

Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

a. Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;

b. Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế;

c. Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

2. Chi phí dịch vụ giữa các bên liên kết

a. Trừ các khoản quy định tại điểm b khoản này, người nộp thuế được trừ các khoản chi phí dịch vụ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau: dịch vụ được cung cấp có giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, dịch vụ từ các bên liên kết được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này, phí dịch vụ được thanh toán trên cơ sở nguyên tắc GDDL và phương pháp tính giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn, đối với loại hình dịch vụ tương tự và người nộp thuế phải cung cấp hợp đồng, chứng từ hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp.

b. Chi phi dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác, dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết, dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một lại dịch vụ không xác định được thuế GTGT cho người nộp thuế, dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhập được do là thành viên của một tập đoàn mà chi chí bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian liên kết không góp vốn thêm giá trị cho dịch vụ.

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

a. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Như vậy: Tổng chi phí lãi vay được trừ đối với DN có giao dịch liên kết:

= 30% x ( tổng lợi nhuận thuần + (chi phí lãi vay – lãi tiền gửi và lãi vay) + chi phí khấu hao)

Nếu quá 30% nêu trên thì phần chi phí lãi vay vượt đó sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN

b. Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định được chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phi lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

c. Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo luật các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm, các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) vay ưu đãi của chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nươc ngoài cho các doanh nghiệp vay lại, các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội Nhà nước.

d. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo phụ lục I ban hành kèm theo nghị định này.

Trên đây, Kế Toán Việt Hưng vừa gửi đến bạn nội dung liên quan đến nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết, cách xác định chi phí tính thuế cho DN có giao dịch liên kết… Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết. Và đừng quên like fanpage của chúng tôi, để cùng cập nhật nhiều hơn những nội dung hay về kế toán nhé!

Từ khóa » Cách Kê Khai Phụ Lục Gdlk 01