Cách Khắc Phục Tê Chân, Chuột Rút Về đêm - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Tê chân, chuột rút về đêm là các biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày gây phù chân, ảnh hưởng đến cuộc sống thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý tiềm ẩn.
Ứ đọng máu, chất thải
Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Tấn Vũ, Khoa Lão khoa Cơ xương khớp, Trung tâm chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, biểu hiện đau cơ, chuột rút, nặng hai chân vào ban đêm gây cảm giác khó chịu. Biểu hiện này rõ nhất vào cuối ngày, khi đi lại nhiều, chân sẽ cảm thấy chân nặng, có cảm giác như đang đeo vớ bao bọc chân. Về đêm, chân có cảm giác cắn rứt khó chịu.
"Ban đêm, khi chúng ta lên giường ngủ, chân không vận động nhiều nhưng vẫn có cảm giác đau đớn nhất, gây khó chịu. Tình trạng chuột rút, tê bì chân kéo dài khiến người bệnh cảm thấy chất lượng cuộc sống giảm đi", BS Vũ cho biết.
Cơn đau thường bắt đầu từ chân và lan lên đùi. Tê chân khi đứng lâu, ngồi lâu... Ngoài ra còn một số biểu hiện khác có thể quan sát thấy như: người bệnh ấn vào vùng ống và xương cẳng chân thấy da lõm xuống sâu, chân sưng to, chân sưng nứt lên; các tĩnh mạch nổi lên rất rõ, giãn to và loằng ngoằng, màu xanh.
Theo bác sĩ Vũ, khi người bệnh có đầy đủ các triệu chứng trên thì rất có khả năng đang bị suy van tĩnh mạch chi dưới.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bác sĩ Vũ cho biết, khi máu từ trái tim được bơm đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, máu đến bộ phận nào sẽ cung cấp năng lượng cho nơi đó, đồng thời đưa các chất thải ra ngoài qua các mao mạch và đi từ tĩnh mạch về tim lên phổi để lọc và trao đổi oxy. Các vòng tuần hoàn này luân chuyển liên tục. "Khi máu từ chân muốn lên tim sẽ giống như leo ngược dòng thác, máu leo từng bậc nhỏ. Nếu van tĩnh mạch bị suy thì nó sẽ hở ra và mỗi khi cơ đưa máu lên sẽ có một ít tụt xuống dưới lại. Lượng máu tụt xuống gây ứ trệ ở dưới làm tăng áp lực trong lồng mạch. Lúc này máu sẽ thấm ra ngoài và làm chân phù. Bên cạnh đó, các chất chuyển hóa trong máu ứ đọng ở cơ làm cơ co rút, đau nhức và cảm giác khó chịu", bác sĩ Vũ giải thích thêm.
Suy van tĩnh mạch thường có 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là mạch máu giãn rất to, có thể nhìn thấy bằng mắt thường qua các đường máu ngoằn ngoèo, tình trạng giãn này không ứ máu phía trong nên chỉ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ. Trường hợp thứ 2 là suy van ở trong, các dịch thấm vào trong cơ, ứ đọng chất thải nhiều và xảy ra tình trạng co rút đau trong cơ.
Biện pháp khắc phục
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Vũ, nguyên nhân hàng đầu gây tê bì chân, chuột rút là do ngồi quá lâu và đứng quá lâu. Do đó để khắc phục, việc đầu tiên cần làm là hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu.
Với những người làm công việc phải ngồi hoặc đứng liên tục như giáo viên, nhân viên văn phòng thì nên thỉnh thoảng đứng lên, ngồi xuống, vận động. Kê cẳng chân lên cao, không dốc thẳng chân xuống. Tối ngủ nên gác chân lên gối cao để máu về tim tốt hơn.
Ngoài ra, trong lúc làm việc, cứ 30-40 phút nên đứng lên co giãn, đi qua đi lại; co, duỗi chân thường xuyên. Khi đi lại, cơ co bóp sẽ góp phần đưa máu từ tĩnh mạch về tim tốt hơn. Việc luân chuyển điều độ các tư thế với nhau giúp các tĩnh mạch được hồi lưu tốt.
Một số phương pháp khác hạn chế tê bì, chuột rút về đêm khác như: các bài tập về nhón chân, căng gót chân tăng cường sức mạnh của các cơ bắp chân.
Nếu các biện pháp chưa đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân dùng thuốc làm bền các thành mạch máu. Một số trường hợp nặng nếu bị phù chân nhiều đôi khi cũng phải sử dụng các thuốc lợi tiểu để thải bớt các dịch thừa trong người ra.
Ngoài ra một số trường hợp cần phẫu thuật như: mạch máu to ngoằn ngoèo, suy van nặng không đáp ứng điều trị nội khoa, điều trị thông thường.
"Một biện pháp chúng ta hay nghe đó là đeo vớ tĩnh mạch ở chân, vớ tĩnh mạch sẽ ôm từ phần ngón chân lên đùi để hạn chế khoảng không, hạn chế ứ máu. Dù có hiệu quả tốt nhưng vớ tĩnh mạch khi đeo khá khó do có độ bám và quấn chặt. Vì vậy người bệnh cần chọn loại phù hợp với cẳng chân" - BS Vũ khuyến khích.
Anh Chi
Từ khóa » Cánh Tay Hay Bị Tê Chân Bị Chuột Rút
-
Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Hay Bị Tê Tay Chân Và Chuột Rút Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Tiết Lộ Cách ...
-
Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân - Bạn đang Gặp Vấn đề Gì? - DRBACSI
-
Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân Vì Sao? Cách Điều Trị
-
Hay Bị Tê Chân Tay Là Bệnh Gì: 8 Bệnh Lý Thường Gặp Nhất
-
Chuột Rút Tay Chân Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh đáng Lo Ngại?
-
Chuột Rút - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không, Phải Làm ...
-
Tay Chân Hay Bị Co Rút Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Tê Chân, Chuột Rút Về Chiều, đừng Bỏ Qua Bệnh Lý Này
-
Cánh Tay Hay Bị Tê, Chân Bị Chuột Rút? Đây Là Dấu Hiệu Cơ Quan Nội ...
-
Nguyên Nhân Gây Tê Bì Chân Tay | BvNTP