Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không, Phải Làm ...

3.3 / 5 ( 3 bình chọn )

Tê chân tay chuột rút là hiện tượng mà các cơ bị co thắt một cách đột ngột khiến cho bắp thịt bị đau dữ dội, lúc này người bệnh rất khó có thể thực hiện những cử động. Vậy hay bị tê chân tay và chuột rút là bệnh gì, mức độ nguy hiểm như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tình trạng tê tay chân có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó tình trạng kèm theo chuột rút xảy ra khá phổ biến, bệnh nhân cần lưu ý để phòng tránh các biểu hiện này.

Những Nội Dung Chính Trong Bài

  • 1 Tê chân tay và chuột rút xảy ra ở đối tượng nào ?
  • 2 Nguy cơ tiềm ẩn khi bị tê chân tay chuột rút
    • 2.1 Bệnh giãn tĩnh mạch
    • 2.2 Bệnh loãng xương
    • 2.3 Hạ đường huyết, thiếu máu
  • 3 Mẹo chữa hay bị chuột rút và tê chân
  • 4 cách phòng bệnh tê chân tay và chuột rút
  • 5 Chữa chuột rút và tê chân tận gốc bằng liệu pháp Đông y

Tê chân tay và chuột rút xảy ra ở đối tượng nào ?

Tê chân và chuột rút thực chất không phải là một bệnh nguy hiểm, và nó không gây chết người. Nó chỉ ảnh hưởng tới việc đi lại sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Nếu để lâu không để ý nó mới phát triển thành các bệnh lí nguy hiểm về tim mạch, cũng như xương khớp, đau lưng mạn tính.

Các nguyên nhân tê tay chân có thể xảy ra khi vận động quá sức. Một số đối tượng dễ gặp phải hiện tượng này gồm có người leo núi, vận động viên thể thao, phụ nữ mang thai, người leo cầu thang nhiều tầng… tập luyện, lao động, trèo đèo leo dốc với mức độ cao, cơ thể đang bị mất muối, mất nước cũng gây ra bệnh.

Hình ảnh bệnh tê chân tay chuột rút

Hình ảnh bệnh tê chân tay chuột rút

Hay bị tê chân tay và chuột rút hay xảy ra khi đang vận động cơ bắp suốt một thời gian liên tục, ngủ vào ban đêm đặc biệt là khi đói, cơ thể mệt mỏi, bị khát nước. Nguyên nhân gây ra bệnh vào ban đêm là do sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng, đứng quá lâu trên nền cứng, cơ bắp căng thẳng, không hoạt động thì ban đêm sẽ bị tê chân tay chuột rút.

Bên cạnh đó, hiện tượng hay bị chuột rút và tê chân cũng sẽ gặp ở những cơ bắp lớn như đùi, cẳng chân. Nếu vận động quá lâu, cơ bắp bị mệt mỏi, vận động vào thời tiết quá lạnh, quá nóng, cơ thể đang bị mất muối khiến nồng độ Ca, Na, Mg, K trong máu giảm.

Khi cơ thể phải vận động quá mức hoặc quá nhiều sẽ làm cho acid lactic bị lắng đọng trong những bắp thịt khiến cho đường dẫn truyền tín hiệu bị rối loạn giữa cơ bắp và những dây thần kinh. Vì thế cho dù bộ não đang muốn thư giãn khi vận động thì những cơ tại tay chân vẫn tiếp tục bị co rút dẫn tới đau nhức.

Tê chân tay

“Khai tử” chứng TÊ CHÂN TAY bằng bài thuốc từng được MC Quyền Linh sử dụng

Nguy cơ tiềm ẩn khi bị tê chân tay chuột rút

Khi bạn đang ngồi làm việc hay nghỉ ngơi thì bất chợt chân tay bị tê dại, rồi cơn đau đớn do chuột rút kéo tới, khiến bạn mất ngủ hoặc không thể tập trung làm được bất kì việc gì cả. Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bị chuột rút một lần trong đời và cảm giác đó thật không dễ chịu gì cả. Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi điểm tên những thủ phạm đứng sau hiện tượng tê chân tay chuột rút này.

Bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch không chỉ nhìn rất mất thẩm mĩ, các đường mạch xanh nổi lên trong rất ghê rợn mà còn gây ra các cơn đau, chuột rút khi người bệnh đứng lâu, đứng nhiều. Nặng hơn thì việc hình thành các cục máu đông trong mạch, khi các cục máu này trôi về tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, trôi về phổi sẽ gây ngạt khí, còn trôi lên não sẽ gây ra tai biến mạch máu não cực kì nguy hiểm.

Bệnh loãng xương

Việc không cung cấp đủ canxi cho cơ thể và một chế độ ăn không lành mạnh sẽ dẫn tới bệnh loãng xương. Khi bị loãng xương, thì bị tê chân tay chuột rút là chuyện thường xuyên xảy ra, các khớp xương đau nhức dài ngày, gây giòn xương và chỉ cần một chấn thương nhẹ thôi cũng làm cho xương bị gãy.

Hạ đường huyết, thiếu máu

Thiếu máu khiến bạn trông xanh xao, hay mệt mỏi, chán nản, người ốm yếu suy nhược, tay chân hay bị tê cứng, chuột rút. Trong khi đó, hạ đường huyết làm cho bạn thấy đau đầu, choáng váng, ngất xỉu. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bị tê bì chân tay, chuột rút, ngất xỉu khi đi giao thông trên đường hoặc leo cầu thang, bơi lội.

Mẹo chữa hay bị chuột rút và tê chân

Nếu như đang vận động mà bị tê chân tay chuột rút thì sẽ gây ra đau. Lúc này người bệnh cần phải dừng lại tất cả những cử động mà mình chuẩn bị thực hiện. Để giảm đau nhanh chóng thì cần thực hiện một số những thao tác như thả lỏng các cơ và chi để những bắp thịt không còn bị co rút. Xoa bóp vị trí bị tê tay chân và chuột rút thật nhẹ nhàng, trong trường hợp chuột rút tại vị trí cẳng chân thì hãy vươn duỗi các cơ theo chiều ngược lại một cách nhẹ nhàng, kéo đầu bàn chân, ngón chân lên cao theo hướng đầu gối.

Mẹo chữa tê chân tay chuột rút

Mẹo chữa tê chân tay chuột rút

Nếu bị tê bắp đùi vì chuột rút cần nhờ sự hỗ trợ của người khác để kéo thẳng chân ra, dùng 1 tay để nâng cao gót chân, còn tay còn lại sẽ ấn đầu gối xuống. Ngoài ra, người hay bị chuột rút và tê chân cũng có thể sử dụng tới sự trợ giúp của nước oresol, nước chanh, nước cam, cà phê pha ngọt, trà đường nóng… cũng sẽ giúp loại bỏ cơn tê đau.

Khi cơn đau đã qua đi, khi về nhà bạn cần phải tắm bằng nước nóng để những bắp thịt được thư giãn. Đừng nên đi giày cao gót quá cao mà nên đi giày vừa chân. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giúp điều trị chứng tê chân tay chuột rút như thuốc thư giãn cơ, vitamin… Nếu hiện tượng tê chân tay và chuột rút này xảy ra khi điều khiển máy móc, lái xe, bơi dưới nước có thể gây ra tai nạn hoặc chết đuối.

Với trường hợp bị bệnh nặng, triệu chứng kéo dài trong một thời gian thì nên tới bệnh viện để khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

cách phòng bệnh tê chân tay và chuột rút

Việc thực hiện phòng tránh bệnh này khá đơn giản, không hề khó như bạn nghĩ, hãy bắt đầu với các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Cách phòng bệnh tê chân tay chuột rút

Cách phòng bệnh tê chân tay chuột rút

  • Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Chú ý là không nên vận động quá mạnh bởi nó có thể ảnh hưởng, tạo áp lực lên các khớp xương, ngoài ra, phải bổ sung đầy đủ nước sau khi luyện tập.
  • Chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Để phòng ngừa chứng tê chân tay chuột rút thì tốt hơn hết bạn nên bổ sung những loại nước giàu chất khoáng như nước dừa, nước chanh đường muối, nước oresol, uống đủ nước trước và sau khi lao động, tập luyện, leo núi, đi bộ… Trước khi vận động cần phải khởi động thật kĩ lưỡng. Thư giãn bắp cơ bắp trước và sau khi tập luyện.
  • Hãy cân bằng lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cậy, các thực phẩm bổ sung canxi, giảm các loại thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Sử dụng các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ
  • Những loại thực phẩm bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể cần như: viên uống vitamin tổng hợp, viên uống canxi, sắt kẽm…

>> XEM THÊM: Bị tê tay chân khám ở đâu hiệu quả và tốt nhất

Chữa chuột rút và tê chân tận gốc bằng liệu pháp Đông y

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hay bị chuột rút và tê chân là do các bệnh về xương khớp gây nên. Do đó, để chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần phải lấy việc điều trị và bồi bổ cho xương khớp làm gốc. Dựa trên cơ chế đó, Tâm Minh Đường đã xây dựng và phát triển thành công bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc chữa bệnh xương khớp, đặc trị chứng chuột rút và tê tay chân.

Phác đồ KIỀNG BA CHÂN An Cốt Nam

Phác đồ KIỀNG BA CHÂN An Cốt Nam

Chia sẻ trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày (VTV2) Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y Viện 108) cho biết: “Thuốc uống An Cốt Nam quyết định 75% hiệu quả điều trị chứng chuột rút và tê chân. Dược tính có trong thảo dược điều chế thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn loại trừ viêm nhiễm và bồi bổ xương khớp rất tốt.”

Thuốc uống An Cốt Nam ngấm trực tiếp vào thành dạ dày, len lỏi đến từng khớp, cơ, chi trong cơ thể người bệnh. Từ đó, giúp:

  • Bồi bổ dinh dưỡng cho cơ bắp, thư dãn cơ, ngăn ngừa chuột rút.
  • Hồi phục hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, giải phóng chèn ép.
  • Tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đến bàn chân, khiến tê chân không còn cơ hội quay lại.
  • Điều trị viêm nhiễm, tổn thương xương khớp do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp,… gây nên.
Phác đồ An Cốt Nam chữa chuột rút và tê chân

Phác đồ An Cốt Nam chữa chuột rút và tê chân

Để bảo toàn được dược tính của thảo dược, các chuyên gia nhà thuốc Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế thuốc theo phương pháp sắc truyền thống. Thảo mộc sau khi được gia giảm theo TỈ LỆ VÀNG sẽ tiến hành đun sắc trong 48h ở 100 độ C. Sau đó, cô thành cao lỏng và đóng gói thành từng liều tiện lợi.

Lý do người bệnh tin tưởng An Cốt Nam

  • Điều chế từ 100% thảo dược thiên nhiên đạt tiêu chuẩn CO-CQ.
  • Thương hiệu YHCT đầu tiên xuất hiện trên Reuters – một trong những hãng thông tấn quốc tế lớn hàng đầu thế giới.
  • Truyền hình quốc gia đưa tin (VTV2, HTV9).
  • Người nổi tiếng sử dụng (NS Mạc Can, MC Quyền Linh,..

Mời bạn đọc cùng lắng nghe chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng An Cốt Nam để hiểu rõ hơn về hành trình chữa bệnh của họ:

Chữa khỏi chuột rút và tê chân nhanh nhất với chi phí rẻ nhất!

Liên hệ ngay!

Địa chỉ liên hệ

Trên đây là một số thông tin về bệnh tê chân tay và chuột rút mọi người nên biết. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này nên không thể coi thường. Đừng nghĩ rằng hay bị chuột rút và tê chân chỉ là một triệu chứng đến rồi lại đi vì bản chất đây có thể là một căn bệnh mãn tính kéo dài.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Related posts:

  1. Nguyên nhân và cách khắc phục khị bị tê chân tay được sử dụng nhiều
  2. Tê chân tay về đêm và những nguyên nhân gây bệnh bạn cần chú ý
  3. Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
  4. Nguyên nhân và cách chữa đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Ngày cập nhật gần nhất: 13/01/2020 lúc 07:11

Từ khóa » Cánh Tay Hay Bị Tê Chân Bị Chuột Rút