Cách Khai Giá CIF, CIP, CNF...mà Trên Invoice Tách Riêng Cước Phí Và ...
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ riêng điều kiện CIF mà những điều kiện như CFR, DDU, DDP, DAP, DAF… Nếu trên Invoice thể hiện tách biệt các khoản tiền hàng theo FOB, cước phí vận tải, phí bảo hiểm và các phí khác (đóng gói, hàng nguy hiểm…). Đồng thời các khoản phí vận chuyển được phân bổ theo tỷ lệ về trị giá giữa các mặt hàng trong Invoice (có những mặt hàng có kích thước, trọng lượng lớn thì phí vận chuyển lại phân bổ theo kích thước, trọng lượng) thì chúng ta tiến hành khai báo theo cách như sau:
- Cách 1:
– Ô “Điều kiện giá hóa đơn” (điều kiện giao hàng) khai điều kiện giá FOB hoặc EXW. (nếu giá các mặt hàng thể hiện trên Invoice là FOB hoặc EXW)
– Ô “Tổng trị giá hóa đơn” khai tổng trị giá của Invoice tương ứng điều kiện FOB hoặc EXW (đừng cộng cước phí và phí bảo hiểm nhé)
– Khai phí vận chuyển vào ô “Phí vận chuyển”; “Mã loại”: chọn A.
– Khai phí bảo hiểm vào ô “Phí bảo hiểm”, “Mã loại”: Chọn A (lưu ý mã loại B chưa chưa áp dụng được và đang chờ hướng dẫn của HQ)
– Khai phí đóng gói, các khoản điều chỉnh khác (nếu có) vào ô các khoản điều chỉnh;
– Ô “Chi tiết khai trị giá”: bạn nêu rõ giá FOB:….; Cước phí:….; Phí bảo hiểm:… ; Tổng giá CIF:… là bao nhiêu. note thêm điều kiện giao hàng là :CIF,CFR, DDU, DDP, DAP, DAF… đúng như hợp đồng ký kết để ngân hàng khỏi thắc mắc.
– Ô “Tổng hệ số phân bổ trị giá” khai tổng trị giá hóa đơn của hàng hóa tương ứng theo điều kiện FOB hoặc EXW (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh)
– Ô “Trị giá hóa đơn” của từng mặt hàng trong tab “Danh sách hàng” khai trị giá FOB hoặc EXW như trong Invoice cho từng mặt hàng. (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh).
- Cách 2:
– Ô “Điều kiện giá hóa đơn” (điều kiện giao hàng) khai điều kiện giá CIF.– Ô “Tổng trị giá hóa đơn”: Khỏi cần nhập ô này. Sau khi nhập liệu xong và ghi lại hệ thống sẽ tự hiện số ra.– Tổng phí vận chuyển và bảo hiểm nhập vào ô “Phí vận chuyển”; “Mã loại”: chọn E. (Nếu chọn A hệ thống sẽ không cho khai báo)– Khai phí đóng gói, các khoản điều chỉnh khác (nếu có) vào ô các khoản điều chỉnh;– Ô “Chi tiết khai trị giá”: bạn nêu rõ giá FOB:….; Cước phí:….; Phí bảo hiểm:… ; Tổng giá CIF:… là bao nhiêu.– Ô “Tổng hệ số phân bổ trị giá” : Không cần khai.– Ô “Trị giá hóa đơn” của từng mặt hàng trong tap “Danh sách hàng” khai trị giá FOB như trong Invoice cho từng mặt hàng. (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh).Mục đích của cách khai này là làm cho thông tin thể hiện về phương thức vận tải trên tờ khai giống như trên hợp đồng là giá CIF, tránh rắc rối về sau.
chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Giá Fob Và Daf
-
[DOC] Giá Trị Hàng Hóa (C) Tính Theo Loại Giá FOB - Giá Xuất Khẩu
-
FOB Là Gì? CIF Là Gì? – So Sánh FOB & CIF Khác Nhau Thế Nào?
-
DAF Incoterm 2020 Là Gì? Điều Kiện DAF Incoterms 2020 Mới Nhất
-
GIÁ TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ...
-
Phân Biệt Giá CIF Và Giá FOB - Logistics Solution
-
Hướng Dẫn Tính Thuế Xuất Khẩu - Kế Toán Lê Ánh
-
FOB Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa?
-
Tiêu Chí Lựa Chọn điều Kiện Giao Hàng (Incoterms) Trong Xuất Nhập ...
-
Thuật Ngữ CIF Và FOB Là Gì? - Doanh Nghiệp
-
DAF (Incoterm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đối Với Mặt Hàng Xuất Khẩu .Giá Tính Thuế Là Theo Giá FOB Hay Theo ...
-
Các Thuật Ngữ Incoterms đã được Giải Thích | TNT Vietnam
-
PHÂN BIỆT CÁC ĐIỀU KIỆN TRONG INCOTERMS - 2010
-
Thủ Tục Tham Vấn Xác định Trị Giá Tính Thuế Và ấn định Thuế XNK.