Thủ Tục Tham Vấn Xác định Trị Giá Tính Thuế Và ấn định Thuế XNK.
Có thể bạn quan tâm
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Thủ tục Tham vấn Xác định trị giá tính thuế và ấn định thuế XNK.9/12/2014 6 Comments Tham vấn giá là gì? là việc cơ quan Hải quan và người khai Hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai Hải quan.Ấn định giá thuế là gì? là việc Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp (thực chất, ấn định thuế là truy thuy thuế).Trị giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan.Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm:- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt.- Xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng tương tự.- Xác định theo phương pháp khấu trừ.- Xác định theo phương pháp tính toán.- Xác định theo phương pháp suy luận.Xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: là giá mà thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định.- Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu.* Các khoản điều chỉnh cộng:- Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng.- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu.- Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công- Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam (gọi là trị giá khỏan trợ giúp).- Tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.- Các khỏan tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hang hóa nhập khaủa được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.- Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu như: chi phí bốc, dỡ, xếp và chuyển hang, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa, và sử dụng nhiều lần.- Chi phí bảo hiểm hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu.* Các khoản điều chỉnh trừ:- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm chi phí về xây dựng. kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trựo giúp ký thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và chi phí tương tự.- Chi phí bảo hiểm, vận chuyển trong nội địa Việt Nam.- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hang hóa nhập khẩu.- Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hóa nhập khẩu.HQ sẽ ấn định giá nếu mức giá do doanh nghiệp khai báo hải quan thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan xác định bằng phương pháp xác định trị giá tính thuế và tham khảo thêm nguồn tin do nhà sản xuất, các hiệp hội ngành hàng cung cấp…Cơ quan hải quan sử dụng mức giá tại danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra, so sánh, đối chiếu với mức giá khai báo của DN và xác định dấu hiệu nghi vấn.Việc áp đặt giá tính thuế nhập khẩu được xem là một công cụ của cơ quan Hải quan nhằm ngăn chặn nguy cơ trốn thuế nhập khẩu. Theo đó, sau khi kiểm tra, với những trường hợp nghi vấn về mức giá khai báo thấp bất hợp lý thì Hải quan yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp không thể giải trình hợp lý, cơ quan Hải quan sẽ xác định lại giá tính thuế trên cơ sở thông tin của mặt hàng giống hệt hoặc tương tự trên hệ thống cơ sở dữ liệu giá hải quan.So sánh mức giá khai báo hải quan hoặc mức giá khai báo sau khi đã trừ đi khoản giảm giá (đối với trường hợp nhập khẩu có yếu tố giảm giá) của lô hàng nhập khẩu với mức giá mặt hàng giống hệt, tương tự có trong Danh mục này. Nếu mức giá khai báo hoặc mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn thì xác định dấu hiệu nghi vấn trên Hệ thống GTT01, đồng thời thực hiện việc tham vấn theo quy định tại điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn về tham vấn, xác định giá.Trường hợp không tìm được hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự theo quy định để kiểm tra, so sánh trị giá khai báo thì áp dụng linh hoạt, mở rộng hơn khái niệm hàng hóa nhập khẩu tương tự, giống hệt theo quy định tại Điểm b.4.6 Tiết 1.3.2.2 Khoản 1 Điều 24 Mục II Chương III Thông tư số 205/2010/TT-BTC.Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu và mức giá kiểm tra sẽ thay đổi thường xuyên cho phù hợp thực tế biến động giá cả từng giai đoạn.Các văn bản pháp luật liên quan về Xác định trị giá tính thuế, giá tính thuế, cơ sở dữ liệu giá, danh mục quản lý rủi ro về giá cấp TCHQ / cấp cục và mức giá kiểm tra, ấn định giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu:1- Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan (điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994, gọi là hiệp định trị giá GATT 1994).2- Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014.3- Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa XNK.4- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010.5- Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.6. Tải về danh mục giá tối thiểu theo Công văn số 3286/TCHQ-TXNK ngày 14/6/2013 về việc ban hành danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kiểm tra.Tham khảo Biên bản tham vấn giá | Hồ sơ tham vấn xác định trị giá tính thuế. QUY TRÌNH THAM VẤN MỘT LẦN SỬ DỤNG KẾT QUẢ THAM VẤN NHIỀU LẦN Mời tham khảo:- Tư vấn giá thuế xuất nhập khẩu và tham vấn giá.- Phương pháp xác định và áp mã HS code hàng XNK.- Thông tư 119/2014/TT-BTC về thủ tục tính thuế - khai thuế - nộp thuế.- Thông tư 126/2014/TT-BTC quy định thủ tục Thu thuế và nộp Thuế XNK. 6 Comments vietxnk 9/14/2014 19:44:49Hỏi: - Một biên bản tham vấn giá, có giá trị trong bao lâu? Trả lời: - Căn cứ Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 26 Thông tư 205 thì đối với 1 mặt hàng, do cùng 1 DN làm TTHQ nhập khẩu tại cùng 1 đơn vị HQ, theo cùng 1 Hợp đồng NK, hoặc nhiều hợp đồng khác nhau, thì chỉ tổ chức tham vấn trị giá tính thuế cho lô hàng NK lần đầu, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại tiết 3.4.1, tiết 3.4.2 Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 Reply Hoàng Việt 12/21/2016 12:26:03Tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã quy định cụ thể về việc sử dụng kết quả thám vấn 1 lần để áp dụng cho các lần XNK tiếp theo nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Cụ thể: Hàng hóa XK, NK cùng hợp đồng mua bán, được XK hoặc NK theo nhiều chuyến khác nhau; thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi; người khai hải quan có văn bản đề nghị tham vấn 1 lần, trong đó nêu rõ cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần XNK tiếp theo. Reply FB Groups - Thutuchaiquanxuatnhapkhau 12/29/2016 12:19:03Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại Chi Cục/ Cục HQ cho lô hàng nhập kinh doanh: - Giấy ủy quyền (nếu không phải Giám đốc đi). - Tờ khai Hải quan Nhập khẩu. - Contract, B/L, Invoice, Packing list, C/O... - Hóa đơn cước tàu. - Bảo hiểm nếu có. - Kết quả Kiểm tra chuyên ngành nếu có. - L/C nếu có - Điện thanh toán tiền hàng qua ngân hàng. - Các E-mail giao dịch. - Catalogue hình ảnh & thông tin sản phẩm (càng chi tiết càng tốt) - Hóa đơn đầu ra của sản phẩm NK. - Bảng kế hoạch - phương án kinh doanh. Reply Hoang Viet 5/9/2017 11:28:05Quyết định 96/QĐ-TCHQ ngày 31/03/2017 V/v ban hành danh mục hàng hóa XK rủi ro về trị giá và Danh mục hàng hóa NK rửi ro về trị giá và mức giá tham chiếu đính kèm. Reply Đàm Việt 5/30/2017 22:36:28Các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo khi kiểm tra trị giá tại khâu trong thông quan hoặc bác bỏ trị giá khai báo khi thực hiện tham vấn PHẢI xử phạt vi phạm hành chính: 1. Không khai hoặc khai sai về tên hàng. 2. Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai trị giá (nếu có). 3. Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại không phù hợp với nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. 4. Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan. 5. Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế. 6. Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế. - Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016. - Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý thuế. Điểm a.1 khoản 1 và điểm g.1 khoản 3 Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTG ngày 25/03/2015. Công văn 2334/TCHQ-TXNK ngày 07/04/2017 V/v xử lý vi phạm trong lĩnh vực trị giá hải quan Reply Tự Học Xuất Nhập Khẩu và Logistics 9/30/2019 12:55:52Tài liệu tập huấn về Trị giá Tính thuế. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH. https://www.facebook.com/tuhocxnk/posts/914255482283793 ReplyLeave a Reply. |