Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy CO2 Còn Sử Dụng ... - PCCC LỘC PHÁT

- Bình được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Ba Lan, Nga…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình. - Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. - Loa phun thường làm bằng nhựa cứng gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao. - Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2 -790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.

Công dụng chữa cháy:

Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

Phân loại:

Phân loại theo trọng lượng thì trên thị trường có loại bình chữa cháy khí CO2 2kg, 3kg, 5 kg, 24kg là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả. Thêm một loại lớn hơn là bình chữa cháy xe đẩy 24kg cũng sử dụng tương tự.

Để nhận biết được các loại bình CO2 thì trên thân bình thường ghi rõ CO2 hoặc MT2, MT3, MT5, MT24.

Cách sử dụng:

Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Thời hạn sử dụng của bình chũa cháy CO2

Thời hạn sử dụng của một bình chữa cháy CO2 không ghi rõ trên vỏ bình, vì vậy cần kiểm tra thường xuyên để biết được bình có còn sử dụng được không và lượng khí CO2 trong bình còn là bao nhiêu. Bình chữa cháy CO2 phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.

Các loại bình chữa cháy CO2 hết hạn sử dụng:

Bình để lâu quá hạn bảo hành Bình đã đưa ra sử dụng Bình bị mất chốt niêm phong Bình bị tụt áp (có thể xem kim đồng hồ hiển thị) Bình bị ai đó lấy ra test thử (bình chữa cháy chỉ sử dụng một lần nên không xịt thử).

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy