Cách Kiểm Tra Bình Cứu Hỏa để đảm Bảo An Toàn Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra bình cứu hỏa: tem, vỏ bình, hạn sử dụng, tình trạng bột/ khí… định kỳ sẽ giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng bình cứu hỏa trong trường hợp rủi ro về cháy nổ không lường trước. Vậy làm cách nào để kiểm tra? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Kiểm tra bình cứu hỏa bao gồm những gì?
Kiểm tra bình cứu hỏa hay nói cách khác là đảm bảo an toàn kỹ thuật, hiệu quả dập tắt đám cháy của bình cứu hỏa theo định kỳ. Trước khi kiểm tra bạn cần đảm bảo bình cứu hỏa đã mua chất lượng, được đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, thuận tiện khi sử dụng. Và cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1-3 tháng/ lần.
Những hạng mục cần kiểm tra bình cứu hỏa dạng bột:
- Kiểm tra bình có còn nguyên niêm phong, tem kiểm định chất lượng theo quy định, vỏ bình không bị ăn mòn, rò rỉ, bình chữa cháy không có dấu hiệu bị va đập mạnh hoặc biến dạng.
- Bình chữa cháy bột đồng hồ chỉ ở vạch xanh hoặc vạch vàng thì bình sử dụng bình thường.
- Khi kim đồng hồ ở vạch đỏ thì phải nạp lại khí đẩy.
- Kiểm tra bằng trực quan qua đồng hồ đo áp suất của bình bột chữa cháy
- Kiểm tra khối lượng bình bột chữa cháy bằng cách cân khối lượng và so sánh với thời điểm bình lúc ban đầu
- Kiểm tra vòi phun, cò bóp nếu có vấn đề gì thì cần được thay mới
- Bình chữa cháy đã sử dụng cần sạc, nạp lại khí và bột
- Liên hệ các địa điểm có uy tín và đủ điều kiện an toàn nạp sạc bình chữa cháy.
Với bình cứu hỏa dạng khí, cách để kiểm tra lượng khí CO2 có trong bình là kiểm tra trọng lượng bình chữa cháy, nếu trọng lượng giảm đi nhiều là đồng nghĩa với việc khí CO2 trong bình đã ít đi và cần có phương án nạp sạc lại bình chữa cháy CO2. Thường thì bình chữa cháy khí CO2 phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần.
Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.
Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
+ 12 tháng 1 lần đối với bình mới.
+ 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại
Phúc Đại An - Đơn vị kiểm tra bình cứu hỏa uy tín
Nếu vẫn còn băn khoăn hay chưa có nhiều kinh nghiệm khi kiểm tra bình cứu hỏa, hãy tìm ngay đến đơn vị kiểm tra uy tín như PCCC Phúc Đại An. Không chỉ đảm bảo những tiêu chuẩn giúp khách hàng an tâm khi sử dụng, Phúc Đại An còn sạc bình chữa cháy và tư vấn cách sử dụng chuẩn nhất.
Phúc Đại An cũng là địa chỉ cung cấp bình cứu hỏa thương hiệu SFUL giá tốt, uy tín. Quý khách hàng có nhu cầu mua bình cứu hỏa chất lượng hay cần giải đáp bình cứu hỏa dùng được mấy lần, vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Phúc Đại An
Địa chỉ: Số 26 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 35655555
Email: phucdaianjsc@gmail.com
Từ khóa » Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy
-
Chia Sẻ Cách Kiểm Tra Thiết Bị Pccc - Bình Chữa Cháy Bột
-
Cách Kiểm Tra Bình Bột Chữa Cháy đơn Giản Nhất - PCCC LỘC PHÁT
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy CO2 Còn Sử Dụng ... - PCCC LỘC PHÁT
-
Kiểm Tra Bình Chữa Cháy Bột Như Thế Nào? - HƯNG THỊNH PHÁT
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy CO2 Còn Dùng được Hay Không?
-
Cách Bảo Quản, Kiểm Tra Và Sử Dụng Bình Chữa Cháy
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy Co2 ... - Thiết Bị Phòng Cháy Chữa Cháy
-
CHIA SẺ CÁCH KIỂM TRA THIẾT BỊ PCCC – BÌNH CHỮA CHÁY BỘT
-
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BÌNH CHỮA CHÁY
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy CO2 đúng Chuẩn, An Toàn
-
Quy Trình Kiểm Tra Bình Chữa Cháy
-
7 Cách Nhận Biết Bình Chữa Cháy Còn Dùng được Hay Không?
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa |Cháy Bột - Hạn Sử Dụng, KT Dùng An ...
-
Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy Còn Sử Dụng được - Vietxuangas