Cách Kiểm Tra Thời Gian Sử Dụng Bình Oxy Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Một số bệnh nhân thường sử dụng bình oxy y tế để thở tại nhà nhưng không biết thông tin gì về bình oxy cả hay thời gian sử dụng là bao nhiêu cũng như những lưu ý. Hãy cùng Bảy Thành tìm hiểu thông tin về bình oxy y tế để hiểu rõ hơn nhé.
1. Một số thông tin cơ bản về bình oxy y tế.Oxy là thành phần trong không khí, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Oxy được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và trong công nghiệp. Đặc biệt, trong y tế hồi sức cấp cứu bệnh nhân. Khi bệnh nhân thiếu oxy, cần bổ sung thêm oxy có thể dùng bình oxy để thở. Oxy giúp người bệnh phục hồi khí lưu thông phổi.
Xem thêm : Triệu chứng thiếu oxy
Oxy được chứa trong những bình được nén dưới áp suất cao. Hiện nay, trên thị trường hay một số cửa hàng y tế bán vỏ bình oxy kém chất lượng được sơn lại, không được kiểm định an toàn hoặc kiểm định áp suất chỉ 120 bar ( kg/ cm2) trong khi áp suất yêu cầu phải là 150 bar và áp suất test kiểm tra là 250 bar. Vì vậy những vỏ bình oxy đó chỉ được chiết rất ít oxy nên rất nhanh hết mà người dùng không rõ nguyên nhân.
2. Cách tính thời gian sử dụng bình oxy y tếNhiều bạn không biết làm sao để tính thời gian sử dụng của một bình oxy y tế, nhưng thực tế điều này khá đơn giản, bạn nắm rõ một vài thông số quan trọng dưới đây để biết được cách tính thời gian.
Khi chúng ta mua vỏ chai bình oxy nhưng không biết thực chất nó chứa được bao nhiêu nhiêu lít khí hay bao nhiêu mét khối khí oxy ( 1000 lít khí oxy = 1 m3 khí oxy), một số nơi bán người bán cũng không biết hay một số nơi không có đạo đức kinh doanh bình 8 lít thì nói là 10 lít nên chúng ta thường hay mua lầm.
Một biện pháp để chúng ta có thể kiểm tra dung tích của bình đó là gắn đồng hồ đo để xem thông tin. Trên trên đồng hồ đo có thông số kg/em2 hoặc bar nếu hiển thị kg/em2 hoặc PSI thì ta sử dụng công thức chuyển đổi sau để ước tính : 150 bar = 150 kg/em2 ~ 2100 PSI. Bạn có thể tính được bằng cách sau: thể tích của bình x áp suất = thể tích khí nén trong chai. Từ kết quả này, chúng ta có thể suy ra: Ví dụ : Một bình oxy thể tích vỏ 10 lít, áp suất nạp tiêu chuẩn 150bar -> Thể tích khí = 10×150 = 1.500 lít khí Oxy. Nếu thở với lưu lượng 2 lít/phút -> Thời gian sử dụng liên tục = 1.500/2 = 750 phút => 12,5 tiếng. Nếu thở với lưu lượng 5 lít/phút -> Thời gian sử dụng liên tục = 1.500/5 = 300 phút => 5 tiếng.
Nhưng trên thực tế, thời gian sử dụng của bình 8 lít hay 10 lít sẽ không được như vậy vì đa số các bình không nạp đủ áp suất. Nên người mua lưu ý kiểm tra và theo dõi cẩn thận các thông số để tính đúng lượng oxy trong bình cũng như thời gian sử dụng còn lại của bình.
Bảy thành đã tiến hành kiểm tra một số bình dưới đây và có kết quả: Áp suất trong bình là 105 kgf/cm2 -> Thể tích khí = 105 x 8 = 840 lít Thời gian sử dụng liên tục với lưu lượng 3 lít/phút : 840/3 = 280 phút ~ 4,6 tiếng. Thời gian sử dụng liên tục với lưu lượng 5 lít/phút : 840/5 = 168 phút ~ 2,8 tiếng.
3. Những lưu ý khi sử dụng bình oxy y tế– Trước khi sử dụng: kiểm tra những vật dụng tiếp xúc như quần áo, dụng cụ hỗ trợ, chân tay, thiết bị kết nối… phải sạch sẽ, không được dính dầu mỡ. – Đồng hồ đo, van giảm áp, dây dẫn, đầu nối, dụng cụ… phải trong tình trạng tốt. – Các đệm làm kín, zoăng phải làm đúng chất liệu quy định, không được dính dầu mỡ. – Không đứng đối diện với đầu ra của van, đóng mở van nhẹ nhàng. Khi ngừng sử dụng phải đóng chặt van chai. – Khi van chai bị hở hay có vấn đề, tìm người đúng chuyên môn kỹ thuật để sửa, không tự ý sửa khi không biết gì. Không nạp khí lạ hay những nơi nạp khí không rõ nguồn gốc, xuất xứ. – Để lại áp suất dư ≥0.5 Bar khi sử dụng xong.
4. Cách bảo quản bình oxy y tếBảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, râm, tránh xa các nguồn nhiệt, các chất dễ cháy nổ, không để dính dầu mỡ. Khi phát hiện xì hở van, cần đóng lại hoặc báo cho nhà cung cấp nếu không biết cách xử lý.
Để tránh nguy cơ cháy nổ, đặc biệt lưu ý : – Không để dính dầu mỡ vào chai, van – Không tự ý sửa khi van có áp suất
5. Những lưu ý khi mua bình oxyKhi mua bình oxy, lưu ý trên cổ chai sẽ có các thông số sau: – Mã số chai (khi đưa giấy kiểm định trong lô chai có mã số của nó) – WP tức work pressure hay gọi áp suất làm việc 150 bar = 150 kg/cm2 – TP tức tets Pressure hay gọi là áp suất thử là 250 bar = 250 kg/cm2 – Ngày sản xuất, năm sản xuất vỏ chai oxy – Trên có đóng dấu thời hạn kiểm định (từ ngày gần nhất cho đến 5 năm sau) – Vỏ bình oxy các bạn mua nhà cung cấp phải đưa giấy kiểm định an toàn
Bảy Thành chuyên cung cấp oxy y tế, các loại bình oxy y tế, oxy y tế mini cầm tay, chất lượng đảm bảo, có giấy chứng nhận, giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.
Ngoài ra, công ty còn cho thuê các loại bình chứa khí oxy y tế, bình đạt chuẩn chất lượng.
Từ khóa » Cách Kiểm Tra Bình Oxy Còn Hay Hết
-
Cách Kiểm Tra Bình Oxy Còn Hay Hết Chi Tiết Nhất - MedJin
-
Bình Oxy Y Tế, Cách Kiểm Tra Thời Gian Sử Dụng Bình Oxy Y Tế.
-
Cách Tính Thời Gian Sử Dụng Bình Khí Oxy Và Một Vài Lưu ý
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình ô-xy Y Tế Tại Nhà - HCDC
-
Bình Oxy Y Tế – Cách Kiểm Tra Khi Mua Và Lưu ý Khi Sử Dụng - IMediCare
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Oxy Y Tế Tại Nhà - Báo Lao Động
-
Cách Kiểm Tra Bình Oxy Còn Hay Hết
-
Cách Kiểm Tra Thời Gian Sử Dụng Bình Oxy Y Tế
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Oxy Y Tế Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Tính Thời Gian Sử Dụng Của Bình Oxy Tại Nhà
-
Bình Oxy Y Tế, Cách Kiểm Tra Thời Gian Sử Dụng Bình Oxy Y Tế. - Chợ Y Tế
-
Một Bình Oxy Thở được Bao Lâu? Cách Tính Thời Gian Sử Dụng Bình ...
-
Cách Xem đồng Hồ Bình Oxy - Thả Rông
-
Cách Sử Dụng Bình Oxy Y Tế An Toàn Và đơn Giản Cho Người Dùng