Cách Sử Dụng Bình Oxy Y Tế An Toàn Và đơn Giản Cho Người Dùng

Bình oxy có lẽ là thiết bị không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt cần thiết với người bệnh. Chính vì vậy, việc biết cách sử dụng bình oxy y tếđể đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình là rất cần thiết bởi nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nổ. Mua bình oxy y tế tại nơi uy tín cũng rất quan trọng. Cùng theo dõi bài viết dưới để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Các bước sử dụng bình oxy y tế tại nhà

Bước 1: Nối đồng hồ vào bình oxy. Bạn hãy chú ý xoay ren sau đó dùng mỏ lết siết chặt sao cho thật khít.

Bước 2: Đổ nước vào bình tạo ẩm khoảng 1/2 bình. Chú ý nên sử dụng nước tinh khiết hoặc là nước uống và nước thì không được thấp hơn vạch trên bình (nếu có 2 vạch thì tính vạch dưới).

Bước 3: Lắp dây oxy vào bình tạo ẩm

Bước 4: Nếu muốn mở van bình khí oxy, bạn hãy xoay ngược chiều van bình so với chiều kim đồng hồ.

Bước 5: Kiểm tra kim đồng hồ: nếu kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn oxy, màu vàng là sắp hết oxy và màu đỏ là đã hết oxy.

Bước 6: Chỉnh liều lượng của oxy bằng cách xoay núm vặn oxy sao cho viên bi ngang số 2 (có nghĩa là thở 2 lít/phút)

Bước 7: Đeo dây thở. Đeo cannula mũi hoặc là mặt nạ và hít thở đều. Khi đeo nhớ kiểm tra gọng oxy xem có bị gãy, nứt. Chú ý chiều cong hướng xuống dưới và sau đó luồn dây qua tai và thắt nút.

Chú ý đến liều lượng oxy: Với Cannula, khởi đầu là 2 lít/phút, tối đa 6 lít/phút. Với mặt nạ, khởi đầu là 3 lít/phút, tối đa 10 lít/phút.

=>> Xem thêm: Bình khí oxy công nghiệp

cách sử dụng bình oxy y tế

Sử dụng bình oxy đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho bạn

Thứ tự tắt bình oxy

Bước 1: Đóng chặt van bình: Xoay theo chiều của kim đồng hồ

Bước 2: Đợi đồng hồ oxy về mức 0

Bước 3: Xoay núm xoay về mức số 0

Bước 4: Tháo ren

Các lưu ý trong quá trình sử dụng bình khí oxy

Trước khi sử dụng thì cần phải kiểm tra và làm sạch tất cả mọi vật dụng, thiết bị. Không để nguồn điện xung quanh khu vực sử dụng của bình khí oxy.

Kiểm tra đồng hồ đo và những thiết bị sử dụng như là van, dây dẫn, ống thông,… đảm bảo tất cả luôn ở trong tình trạng tốt và sạch sẽ.

Mở van sử dụng: mở và đóng van 1 cách nhẹ nhàng từ từ, vì khi mở quá nhanh thì sẽ làm gia tăng đột ngột tốc lực của oxy gây ra hiện tượng nhiệt ma sát. Trường hợp này thì có thể gây ra phản ứng cháy.

cách sử dụng bình oxy y tế

Cần kiểm tra mọi thứ trước khi sử dụng bình oxy

Không đứng đối diện với đầu ra khí của van và không tự ý sửa chữa van bình khi bị hở hay có áp suất. Tuyệt đối không tự sang chiết khí hay là nạp khí lạ vào bình.

Khi sử dụng và bảo quản khí oxy thở tại nhà cần quan tâm với các bình khí hết kiểm định. Tuyệt đối không tiếp tục lưu trữ và sử dụng bởi vì có nguy cơ phát nổ rất cao, lúc này cần phải xả bỏ hết khi ra ngoài và đem đi kiểm định mới.

Luôn sử dụng nắp chụp bảo vệ van chai để hạn chế cháy nổ khi va đập, ngã đổ.

Tuyệt đối không hút thuốc lá khi tiếp xúc hay là ở quanh khu vực bình khí oxy.

Những thiết bị kết nối với bình chứa như đồng hồ, van, ống thông thì phải phù hợp với công suất cho phép của bình chứa.

Tuyệt đối không được dùng dầu mỡ để bôi trơn thiết bị.

Cách bảo quản bình khí oxy

Sử dụng và bảo quản khí oxy thở tại nhà thì cần đúng cách vì oxy có khả năng gây ra cháy nổ khá cao và thực tế đã có rất nhiều vụ cháy nổ lớn gây tổn thất nặng nề cho người dùng.

Bình khí oxy cần được vận chuyển nhẹ nhàng và sử dụng xe đẩy chuyên dụng để vận chuyển.

Dùng dây xích, khung giàn hay kẹp để kẹp bình cố định khi đặt để tránh tình trạng ngã, đổ hay va chạm mạnh.

cách sử dụng bình oxy y tế

Bình oxy cần được bảo quản cẩn thận

Bình khí oxy thở trong nhà không nên để chung với những vật liệu dễ cháy và những bình chứa khí cháy. Nên lưu trữ bình oxy ở các nơi thoáng khí.

Cách xa bình khí oxy với các thiết bị điện, nguồn nhiệt quá 50 độ C.

Oxy cũng có thể gây phản ứng cháy nổ khi tiếp xúc cùng với dầu mỡ, vì thế không nên để bình khí oxy dính dầu mỡ, nhất là ở van bình.

Cách kiểm tra bình oxy còn hay hết

Để biết bình oxy còn hay hết thì người ta dựa vào công thức dưới đây:

  • Thể tích trong bình oxy = Thể tích vỏ chai x Áp suất
  • Thời gian sử dụng = Thể tích : lưu lượng bạn cần sử dụng

Khi đã tính được thể tích trong bình thì bạn có thể suy ra thời gian sử dụng dựa vào nhu cầu sử dụng khí oxy của người bệnh.

Ví dụ: Bình oxy y tế loại 8 lít và áp suất nạp tiêu chuẩn là 150 bar thì khi thực hiện phép tính trên ta sẽ biết thể tích trong bình đó là 1.200 lít khí oxy (8 x 150 = 1.200). Nếu người bệnh cần lưu lượng oxy 3 lít/ phút thì nhu cầu sử dụng liên tục = 1.200 : 3 = 400 phút (khoảng 6,7 tiếng).

Địa chỉ sản xuất bình oxy y tế chất lượng

=>> Địa chỉ sản xuất khí công nghiệp hàng đầu

cách sử dụng bình oxy y tế

Khí Tinh Khiết - Nơi cung cấp bình oxy uy tín và chất lượng

Trên thị trường hiện nay, có 1 số đơn vị cung cấp thiết bị y tế bán ra loại vỏ chai oxy kém chất lượng, đó là loại được sơn lại mà không được kiểm định về an toàn.

Vì vậy khi mua trúng các vỏ chai oxy đó chỉ được chiết rất ít oxy nên dùng rất nhanh hết mà người dùng lại không rõ nguyên nhân hơn nữa nó lại có tỷ lệ nguy hiểm cao. Chính vì vậy các khách hàng cần hết sức chú ý đảm bảo sự an toàn về sức khỏe và tiết kiệm chi phí.

Vì thế các bạn hãy chọn mua bình khí oxy y tế tại những đơn vị uy tín. Công ty CP Khí Tinh Khiết Việt Nam hiện là đơn vị chuyên cung cấp bình khí oxy y tế chất lượng nhất tại Hà Nội.

Những loại bình khí oxy do KTK Vietnam bán ra đều có mã số chai kiểm định nằm trong thời hạn, ngày tháng năm sản xuất vỏ bình khí thì được khắc rõ trên chai. Chất lượng và độ tinh khiết của sản phẩm đều đạt chuẩn y tế.

Khác với những dịch vụ kinh doanh và những sản phẩm khí khác, khí oxy y tế mang một sứ mệnh cao cả hỗ trợ cho sự khỏe mạnh cho con người vào những lúc sống còn. Nên chất lượng sản phẩm bình khí oxy y tế luôn được chúng tôi đặt song song với chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng và hài lòng của khách hàng.

Sau khi đã biết cách sử dụng bình oxy y tế thì hãy đặt mua bình oxy y tế tại KTK Vietnam: Số 81 - 83, Tổ 24, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội hoặc liên hệ qua số 024 3 968 7068 - 024 3 968 7069

Gợi ý đến bạn: - Giá bình khí Acetylen - Khí heli có độc không?

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Bình Oxy Còn Hay Hết