Cách Làm Dưa Góp 3 Miền - Trần Công Châu
Có thể bạn quan tâm
Dưa chuột
Nguyên liệu:
- Dưa chuột: 3 quả
- Cà rốt: 2 củ
- Chanh: 3 quả
- Tỏi:1-2 củ
- Ớt: 1-2 quả
- Rau húng, rau canh giới, rau mùi
- Súp
- Đường
- Mì chính
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa, thái mỏng
Bước 2: Dưa chuột rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào âu sạch
Bước 3: Rau thơm các loại rửa sạch thái rối
Bước 4: Pha một bát nước mắm gồm chanh, tỏi, ớt theo tỷ lệ: 3 muỗng nước lọc-2 thìa chanh-2 thìa đường-2 thìa mắm ngon (hoặc 2 thìa súp) tùy theo khẩu vị bạn pha cho hợp nhé.
Sau đó cho tỏi, ớt băm vào.
Bước 5: Đổ phần nước pha vào âu dưa chuột, cà rốt
Bước 6: Cuối cùng cho phần rau thơm đã thái và trộn đều
Bước 7: Ngày Tết ăn nhiều thịt cá có món dưa góp ăn sẽ hết ngán bạn nhé
Dưa kiệu
Dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.
Nguyên liệu:
- 1 kg kiệu
- 2 muỗng canh muối hột
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 350g đường
Cách làm:
Bước 1: Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.
Bước 2: Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
Bước 4: Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Bước 5: Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.
Dưa hành
Để muối hành có độ chua chua, giòn giòn và không bị hăng cũng cần biết cách đấy nhé chị em.
Nguyên liệu:
- 300g củ hành trắng (mình chọn củ hành hơi non thì sẽ nhanh được ăn hơn).
- 200ml dấm ăn
- 100ml nước lọc
- 50g đường, 40g muối, nước vo gạo
Cách làm:
Bước 1: Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm.
Bước 2: Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước. Lưu ý khi cắt rễ không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.
Bước 3: Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, thêm ớt để ăn kèm.
Bước 4: Để hành nơi khô ráo thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.
Dưa món
Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.
Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm.
Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.
Nguyên liệu:
Đu đủ: 200g
Cà rốt: 200g
Củ kiệu: 100g
Ớt trái: 30g
Hành tím: 100g
Su hào: 200g
Đường: 500g
Nước mắm: 0.5 lít
Bột ngọt: 2 muỗng cà phê
Muối: 2 muỗng cà phê
- Để làm dưa món ngon cho ngày Tết, bạn nên chọn củ kiệu ta, thân kiệu nở, đuôi kiệu nhỏ mảnh, có thắt eo ở giữa. Không nên chọn củ kiệu to, tròn, chứa nhiều nước, kiệu loại này sẽ hao rất nhiều sau khi ngâm, làm cho kiệu mềm và ăn không thơm. Củ kiệu bạn nhớ bỏ rễ, và rửa sạch, hành tím bỏ vỏ và để nguyên không thái, ớt trái rửa sạch.
- Gọt vỏ đu đủ, cà rố, su hào. Sau đó rửa sach lại với nước lạnh. Đu đủ, cà rốt, su hào bạn có thể cắt lát hoặc tỉa hoa, cũng có thể cắt theo hình răng cưa để khi muối, dưa món sẽ đẹp hơn.
- Bạn dùng một chậu sạch, đổ nước lạnh và đổ muối vào hòa tan. Cho toàn bộ rau củ mới được cắt và củ kiệu vào ngâm khoảng 20 phút. Sau đó vớt ra, vắt đi hết nước muối rồi xả sach lại với nước nhiều lần và để ráo nước. Bước này sẽ giúp loại bỏ hết vị hăng trong củ quả để khi làm món dưa món sẽ ngon hơn về hương vị.
- Đem đu đủ, cà rốt, su hào, ớt, hành, củ kiệu đi phơi nắng. Thời gian phơi thường là khoảng 20 giờ nắng. Cho đến khi nguyên liệu đã khô va teo lại thì có thể đem vào để muối dưa món nhé! Bước phơi nắng này khá kì công để cho ra lọ dưa muối giòn ngon bạn nhé!
- Đun sôi 0.5l nước mắm và 500g đường, khi nước mắm sôi cho thêm 2 muỗng bột ngọt vào. Tắt bếp và để thật nguội. Phần hỗn hợp gia vị này sẽ dùng để muối dưa món cho vị ngọt mặn hài hòa.
- Rau củ bạn phơi khô sẽ được trụng qua lại với nước sôi để có thể rửa sạch những bụi bẩn khi phơi. Vớt ra và để ráo và bắt đầu muối dưa món. Bạn chọn hũ thủy tinh sạch, có nắp đạy kín. Lần lượt xếp nguyên liệu rau củ vào hũ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước mắm vào ngập nguyên liệu, dùng cây gài gài sao cho nguyên liệu không bị nổi lên khỏi mặt nước mắm. Đậy nắp kín và đợi thời gian để nguyên liệu thấm với nước mắm là khoảng 2 -3 ngày là có thể dùng được.
Theo Người đưa tin
Từ khóa » Dưa Góp Miền Nam
-
DƯA MÓN - DƯA GÓP Giòn Ngon để Cả Năm KHÔNG HƯ - YouTube
-
Cách Làm Dưa Món Giòn Rụm, Vị Ngon Không Bị Mặn, Món Ngon Ngày ...
-
2 Cách Làm Dưa Góp Dưa Chuột Và Dưa Góp Su Hào đơn Giản ăn Hoài ...
-
2 Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chua Ngọt Ngon Giòn đón Tết
-
Cách Làm Dưa Món Ngon & Chuẩn Nhất 2022
-
MÓN NGON KHÔNG THỂ THIẾU TRONG NGÀY TẾT MIỀN NAM
-
Tránh Ngán Ngày Tết Với Cách Làm Món Dưa Góp Từ Dưa Chuột
-
Công Thức Làm Dưa Món Chuẩn Vị Truyền Thống - VOH
-
Top 19 Cách Làm Dưa Góp Vành Khuyên Hay Nhất 2022
-
Bật Mí 5 Cách Làm Dưa Món Ngon Nhất - MAY3A.COM
-
Chẳng Sợ Ngán Thịt Cá Ngày Tết Nhờ Những Món Dưa Góp Chua Ngọt ...
-
Cách Làm Dưa Món Miền Nam / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới ...
-
Cách Làm Dưa Món Ngâm Nước Mắm Giòn Ngon Dịp Tết