Cách Làm Giảm Nồng độ Rượu Bằng Nước Lọc

“Chào quý công ty. Mình là phụ nữ, mình rất thích uống rượu ngô, nhưng lại không uống được rượu nặng quá. Xỉn hỏi: Mình muốn làm giảm nồng độ của rượu bằng nước lọc có được không? Nếu được, nhờ bạn hướng dẫn mình cách làm giảm nồng độ rượu bằng nước lọc” – Nguyễn Thị Minh Anh (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).

Kính chào các bạn. Chắc hẳn, câu hỏi về “làm giảm nồng độ của rượu” của chị Minh Anh cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn đúng không ạ. Để có thể làm giảm được nồng độ của rượu. Thì trước hết, ta phải hiểu rõ bản chất đặc tính của rượu đã.

Nội dung tóm tắt

  • 1 Rượu là gì?
  • 2 Độ rượu là gì?
  • 3 Có nên dùng nước lọc để hạ độ rượu
  • 4 Cách làm giảm nồng độ rượu bằng nước lọc
    • 4.1 Chia sẻ:
    • 4.2 Thích điều này:
    • 4.3 Có liên quan

Rượu là gì?

Rượu là một thức uống đã có từ rất lâu trong dân gian. Trong rượu thành phần chính là ancol etylic (alcohol). Công thức hóa học của chất này C2H5OH.

Độ rượu là gì?

Bạn thường nghe thấy: Rượu 40 độ, Rượu 50 độ, Rượu 30 độ,… Ý nghĩa của nó là gì?

Độ rượu là thuật ngữ chỉ nồng độ phần trăm rượu nguyên chất trong dung dịch.

Ví dụ: Trong 1 lít rượu 40 độ thì có 0.4 lít rượu nguyên chất và 0.6 lít nước.

Theo phương pháp chưng cất rượu truyền thống như ở Việt Nam. Trong khi chưng cất, rượu có nồng độ cao sẽ thu được trong lúc mới nấu. Sau dần, nồng độ rượu sẽ giảm.

Theo kinh nghiệm, người nấu sẽ để riêng 2 loại rượu nặng và nhẽ riêng ra. Khi nào mang bán, họ mới pha lẫn chúng cào với nhau theo nồng độ yêu cầu.

Đối với mỗi loại rượu khác nhau, thì nồng độ uống ngon của chúng cũng khác nhau. Ví dụ: Rượu nếp thường uống 30-35 độ, Rượu ngô 40 độ, rượu Cao Lương 50-60 độ. Có những người chỉ thích uống rượu nặng, nhưng cũng có người chỉ uống được rượu nhẹ.

Có nên dùng nước lọc để hạ độ rượu

Quay trở lại câu hỏi của chị Minh Anh “Mình muốn làm giảm nồng độ của rượu bằng nước lọc có được không?”.

Tôi xin trả lời như sau: Bản chất của hạ độ rượu là làm giảm khối lượng nguyên chất có trong dung dịch rượu. Nếu bạn pha thêm nước vào rượu, nghĩa là khối lượng nước tăng lên còn rượu nguyên chất vẫn giữ nguyên. Từ đó, nồng độ rượu sẽ được giảm bớt, rượu nhẹ đi và dễ uống. Khi bạn đang uống, bạn có thể làm trực tiếp lúc này. Còn đã pha thêm nước, rượu sẽ không để được lâu dài.

Cách làm giảm nồng độ rượu bằng nước lọc
Sử dụng nước lọc để pha loãng rượu.

Khi bạn pha thêm nước vào rượu. Những phần tử rượu lúc nãy sẽ không được “trộn đều” trong dung dịch rượu, làm cho rượu không ngon. Người ta gọi là “sống rượu”. Chính vì thế, muốn làm giảm nồng độ rượu mà ngon thì bạn hãy pha rượu nhẹ có cùng thơi gian như rượu gốc vào nhau. Có như vậy, rượu của bạn mới uống ngon được.

Cách làm giảm nồng độ rượu bằng nước lọc

Ngồi viết về nồng độ rượu, tôi lại nhớ lại các kiến thức hóa học đã học lớp 9 thời cấp 2. Bạn nào gioi hóa thì pha chế nồng độ rất chuẩn luôn. Tôi sẽ hưỡng dẫn các bạn làm như sau:

Cách pha loãng rượu theo công thức nồng độ phần trăm (C%):

Độ rượu (C%) = 100%*mrượu nguyên chất / (mlượng rượu đem pha  + mnước thêm vào)

Trong đó, có thể thay đại lượng khối lượng (m) thành đại lượng thể tích (V) lít.

Ví dụ: Để pha chế 16 lít rượu 40 độ xuống thấp còn 32 độ ta thực hiện:

(16 lít)*40 = (n lít)*32, với n là lượng rượu thu được (n > 16 lít)

n = (16 lít)*40/32 = 20 lít.

Vậy ta chỉ cần cho thêm từ từ 4 lít nước vào 16 lít rượu 40 độ, sẽ thu được 20 lít rượu 32 độ.

Chia sẻ:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Công Thức Hạ độ Rượu