Cách Làm Gỗ Lũa Bonsai Thủy Sinh để Trang Trí Cho Bể Cá Siêu đẹp
Gỗ lũa là một nguyên liệu trang trí siêu cho bất cứ bể thủy sinh và các bể cá cảnh. Ngoài sử dụng để trang trí cho bể, nó còn có nhiều tác dụng như: Làm nơi trú ẩn cho 1 số loài cá, là nơi cố định cho cây thủy sinh, rêu… Hay chúng cũng chính là nơi sinh sống cho các loại vi sinh vật phân hủy chất thải tốt cho bể. https://becahoanggia.com/wp-content/uploads/2019/02/be-ca-thuy-sinh.mp4 Tuy nhiên thường gỗ lũa có nguồn gốc ngoài tự nhiên cho nên để tạo ra một khung cảnh gỗ lũa bonsai thủy sinh rồi đưa vào bể cá là vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ trong xử lý gỗ. Hay sự khéo léo trong chọn dáng gỗ, ghép gỗ, ghép các loại khác lên thân gỗ… Nếu bạn là người yêu thích tìm tòi để tự cải thiện bể cá của mình. Hãy theo chúng tôi để có thể làm được một chiếc bể với sự trợ giúp chính là gỗ lũa nhé.
Gỗ lũa là gì?
Gỗ lũa thường là phần lõi cứng nhất của cây còn sót lại sau khi chết. Rồi được hóa thạch để nó không còn khả năng bị phân hủy cũng như bị các vi khuẩn khác có thể tấn công vào. Thường gỗ lũa được tìm thấy nhiều ở dưới sông. Khi chết, các vi sinh và dòng chảy của nước sẽ bào mòn đi phần kém bền vững bên ngoài của cây. Đồng thời dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khiến cho phần còn lại của nó bị hóa thạch. Trở thành dạng trơ, cứng. Mang hình thù không đoạn nào giống đoạn nào. Nói là tự nhiên nhưng không phải gỗ nào cũng trở thành lũa được. Chủ yếu các cây có mật độ “gỗ chắc” cao mới ít bị tác động theo thời gian. Gỗ lũa hiện nay có 2 loại là tự nhiên và nhân tạo.
Gỗ lụa tự nhiên và gỗ lũa nhân tạo, nên chọn loại nào?
- Gỗ lũa nhân tạo là các lõi gỗ lũa được người ta xử lý bằng cách ngâm nước. Sau đó tạo hình sao cho giống với các gỗ lũa tự nhiên. Lõi gỗ này nhìn sơ qua có thể đẹp, nhưng nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy chúng không hoàn toàn tự nhiên. Loại lõi gỗ này có độ bền thấp và giá thành rẻ hơn.
- Gỗ lũa tự nhiên thường là các lõi gỗ được tìm thấy trong rừng, suối. Do năm tháng bào mòn mà hình dạng của các lõi gỗ này trở nên đẹp và độc đáo khác nhau. Các lõi gỗ này có độ bền rất cao và giá thành cũng không hề rẻ.
Đọc qua xuất xứ 2 loại gỗ lũa trên thì rõ ràng bạn nên lựa chọn các loại gỗ lũa tự nhiên phải không nào? Nhưng đâu phải ai cũng có khả năng về tài chính để chơi lũa tự nhiên. Vì thế mà chủ yếu hiện nay trên thị trường. Gỗ lũa bonsai thủy sinh thường là loại nhân tạo.
Các loại gỗ lũa giành cho bể thủy sinh bạn nên biết
Lũa linh sam
Đây là loại gỗ được ưa chuộng nhất mà hầu hết những người sử dụng bể cá thủy sinh đều sử dụng. Nó được dùng nhiều thế bởi loại gỗ nàu có những đường vân sóng và hình dáng cực kỳ đẹp, hiếm thấy có loại gỗ lũa nào được như thế. Tuy nhiên thì gỗ lũa linh sam có khá nhiều hình dáng khác nhau nên phụ thuộc vào bối cảnh của mình như thế nào mà bạn lựa chọn kiểu dáng sao cho phù hợp, hãy cân nhắc thật kỹ tránh trường hợp phá vỡ kết cấu của cả bể cá nhé. Gỗ lũa linh sam khi được trang trí sẽ được bày trí theo trí tưởng tượng và tạo hình nghệ thuật như thế nào đó gửi gắm được tình cảm cũng như kỷ niệm, trí tưởng tượng cho con người.
Lũa trà gừng
Lũa trà gừng cũng được rất nhiều người yêu thích, nó có nhiều nhánh và được ghép nối ở những vị trí khác nhau tạo nên bố cục cực ấn tượng. Đặc biệt là nó rất dễ ghép, dễ tạo dáng thành những hình thù khác nhau tạo nên nét đẹp khác nhau thích hợp với từng không gian, sở thích của từng người. Nếu như bạn khéo tay, bạn có thể khéo léo thiết kế, sáng tạo và sắp xếp loại gỗ trà gừng này thành những hình thù khác nhau hay kết hợp với gỗ lũa khác để tạo nên bố cục rừng nổi bật, tô điểm thêm cho từng loại đá.
Lũa Đỗ Quyên
Lũa đỗ quyên thường được người ta sử dụng nguyên khối, giữ nguyên hình dạng chứ không cần phải ghép nối giống như gỗ trà gừng. Chính vì thế mà ta có thể dễ dàng để loại gỗ này hơn, tuy nhiên thì cũng cần lưu ý một điểm là gỗ này có kích thước lớn nên sẽ thích hợp đặt trong bể thủy sinh lớn hơn một chút.
Lũa hải sơn tùng
Lũa hải sơn tùng có kết cấu khá đẹp mắt, nó được giữ trọn vẹn hình dáng giống như lúc ban đầu vì thế mà khi được trang trí trong bể thủy sinh nhìn chúng mới lung linh và tuyệt đẹp làm sao. Cây giống như biểu tượng của sự mộc mạc, giản dị mà tinh tế, mọi thứ dường như được ẩn hiện hết trong đó làm cho con người ta có cảm giác thoải mái, lạ lẫm khi ngắm nhìn.
Lũa xương trùm
Lũa xương trùm được cho là loại lũa dùng trong bể thủy sinh với kiểu dáng và kích thước tuyệt đẹp, việc bạn tạo dáng, ghép hình tán cây… với tạo dáng cực kỳ đẹp mắt, dễ sử dụng nhất là lúc bạn ghép lũa thủy sinh buộc lên nhay. Chính vì thế mà gỗ lũa xương trùm được xem là sản phẩm đang thu hút được khá nhiều khách hàng, nó tạo nên một nét đẹp mộc mạc giản dị không đâu có được.
Lũa sa tùng
Loại gỗ lũa sa tùng này cũng được cho là sản phẩm trang trí bể cá thủy sinh, bể cá cảnh tuyệt vời nhất mà không đâu sánh bằng. nó được khá nhiều người yêu thích bởi chính cái nét đẹp dân giã mà giản dị của mình. Lũa sa tùng khi bán đã được xử lỹ khá kĩ càng, người ta luộc chín sau đó cạo sạch vỏ. Nhìn về hình dáng nó giống như một cây cổ thụ đứng hiên ngang tạo nên nét đẹp trầm mạc, trường tồn với thời gian, cây có hình dáng hoàn toàn tự nhiên không hề bị pha tạp, cắt ghép hay chế tác lại một chút nào hết, đặc biệt sử dụng gỗ sa tùng bạn sẽ không thấy nó bị phai màu ra nước.
Hướng dẫn cách làm gỗ lũa bonsai thủy sinh để đưa vào bể cá (loại nhân tạo)
Cách xử lý gỗ lũa thủy sinh
Xử lý gỗ lũa bonsai thủy sinh nhân tạo chính là làm sạch bề mặt cho chúng. Loại bỏ hết những phần liên kết kém với tổng thể đi. Tạo ra một khối vững chắc nhất.
Bước 1. Luộc gỗ lũa:
Việc đun sôi gỗ lũa là điều hết sức quan trọng. Giúp loại bỏ các loại rêu tảo, vi khuẩn, ký sinh bám trong lõi gỗ (các yếu tố này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bể cá của bạn (có thê gây chết cá và mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ). Ngoài ra việc đun sôi gỗ còn giúp các “mắt” gỗ nở to hơn giúp nước dễ dàng thấm sâu vào thân gỗ, giúp gỗ dễ chìm hơn khi cho vào bể cá.
Bước 2. Nướng gỗ lũa:
Sau khi đun sôi gỗ lũa ở bước 1, ta cần xử lý nhiệt một cách triệt để hơn tại bước 2 này. Bạn sử dụng lửa hơ qua các lõi gỗ với nhiệt độ không quá 121 độ C. Với cách làm sạch gỗ lũa này giúp loại bỏ triệt để các loại ký sinh, rong rêu cứng đầu trên bề mặt lõi gỗ.
Bước 3. Ngâm gỗ lũa vào thuốc tẩy:
Tiếp đến bạn tiến hành ngâm lõi gỗ trong dung dịch thuốc tẩy 10% trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó cần rửa thật sạch. Tránh các chất hóa học không an toàn với cá.
Bước 4. Ngâm gỗ lũa vào muối:
Lõi gỗ phải được ngâm trong dung dịch muối ít nhất là 1 tuần. Sau đó ngâm tiếp lõi gỗ đó trong nước từ 2 đến 3 tuần tiếp theo cho các chất hóa học thực sự tan hết.
Ghép gỗ lũa thủy sinh tạo thành khối
Để ghép thành khối gỗ lũa bonsai thủy sinh đẹp. Nó phải đảm bảo 2 yếu tố đó là kích thước phù hợp với bể mình đang muốn trang trí. Và điều nữa là hình dáng tự nhiên – bắt mắt. Do đó, bạn cần tự tin làm những bước sau đây:
1/ Đo kích thước bể và áng chừng lượng gỗ – kích thước gỗ lũa đang sở hữu. 2/ Tạo hình cho khối gỗ lũa Bước này bạn cần bẻ những phần gỗ lũa thừa đi. Không nên tiếc mà để lại. Nó sẽ gây cản trở khi cho vào trong bể. Mặt khác, những nhánh gỗ bẻ đi vẫn có thể tận dụng lại được. 3/ Ghép các khúc, cành lũa lại với nhau bằng chỉ hoặc keo dán chuyên dụng. Bản thân việc ghép gỗ lũa thủy sinh khi chưa cho vào bể rất đơn giản. Chúng ta nên làm từng công đoạn 1 rồi đặt nó vào bể để ngắm rồi làm tiếp. Không nên làm hùng hục cho xong. Đến khi cho vào bể lại thấy không được, phải bỏ ra làm lại mất nhiều công và có khi không được như cũ. Keo thường dùng là loại keo dán sắt. Bạn có thể dùng cả keo, cả chỉ và cả đây inox – thép để buộc các đoạn gỗ lại với nhau.
Chi tiết cách buộc rêu vào lũa bonsai.
Việc buộc rêu vào thân lũa thường mang mục đích tái tạo lại dạng cây bonsai như đang sống. Rêu sẽ như màu thân và lá cây vậy. Để làm được điều này nó cũng sẽ giống như buộc rêu trên đá. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách làm tại: Cách trồng rêu trên đá. Và khi bạn làm được như vậy. Chắc chắn không gian của bể cá thủy sinh của bạn sẽ đẹp lên rất rất nhiều.
Trang trí gỗ lũa vào trong bể cá
Làm sao để cho gỗ lũa vào bể cá?
Thường thì các loại gỗ lũa phổ biến hiện nay sau đều khá nhẹ do chưa được “no nước”. Cần một khoảng thời gian nhất định để gỗ có thể ngấm nước và tự chìm. Để gỗ lũa hấp thụ nước dần dần ta có thể cố định gỗ lũa vào đáy bể bằng các phương pháp như sau:
- Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa hoặc sử dụng đá để chèn vào gỗ lũa không cho gỗ nổi lên.
- Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét các vật thê nặng vào trong thân gỗ sau đó dùng kéo silicon bít lại.
- Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa.
- Dùng các loại mút kính dán vào đáy hay thành bể sau đó dùng dây buộc để cố định gỗ lũa.
Lưu ý: Khi lần đầu cho gỗ lũa vào bể thủy sinh các tạp chất và nấm mốc trong gỗ sẽ tan vào trong nước, làm cho nước bể đổi màu đi. Đừng lo lắng hãy thay nước bể thường xuyên hiện tượng này sẽ biến mất.
Một số vấn đề liên quan đến gỗ lũa
Gỗ lũa khi đưa vào hồ thủy sinh đều làm giảm độ ph trong hồ cá thủy sinh chính vì lí do này nên gỗ lùa được dùng cho nhũng bạn nuôi cá dĩa cá ông tiên hoặc với những loài cá sống trong môi trường có tính axit nhẹ. Gỗ lũa khi thời gian đầu mới đưa vào hồ thủy sinh thường hay bị một số rêu hại ví dụ như bị mốc màu trắng bám lên thân lũa trong thơi gian đầu cách sử lí nên dúng những con cá vệ sinh và ốc vệ sinh sẽ hết những vấn đề đáng lo ngại đó Việc sáng tạo, chế tác hình dáng gỗ lũa là điều hết sức cần thiết. Không phải lúc nào bạn cũng có thể lựa chọn những khúc gỗ có dáng đẹp nhất. Để làm được việc đó bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
- Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
- Dùng cây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
- Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Giá bán gỗ lũa bonsai thủy sinh tại Hà Nội hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lũa. Để biết được giá của từng loại gỗ lũa chúng ta cần phải đánh giá nó dựa trên các yếu tốt sau:
- Lũa tự nhiên hay lũa nhân tạo?
- Lũa này nguồn gốc từ giống cây nào?
- Tuổi đời của lũa cũng như gỗ khi còn sống?
- Độ đẹp, độ bền, độ chắc của lũa…..
- Hình dáng và kích thước…..
Ít nhất giá thành của lũa sẽ bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố kể trên. Nếu không nói đến loại gỗ lũa tự nhiên. Bởi giá của nó là muôn hình vạn trạng, dựa trên nhiều sự đánh giá của chuyên gia hoặc nghệ nhân. Thì gỗ lũa nhân tạo lại có được mức giá đưa ra được coi là chung một chút để người mua có thể định lượng. Nhưng cũng không phải lúc nào cũng như nhau. Vì lũa mảnh, lũa ghép rồi, lũa trang trí thủy sinh rồi lại khác nhau nữa. Thường, gỗ lũa mảnh dành cho trang trí bể cá và trồng lan rơi vào khoảng 60.000đ – 80.000đ/ miếng. Loại gỗ lũa bonsai nhỏ cũng giao động theo kích thước và hình dạng từ 80.000đ đến 500.000đ. Những loại khối lũa được làm kỳ công sẽ dựa trên thỏa thuận. Khó xác định hơn nhiều. Nếu lũa được lên thiết kế cho bể cá thủy sinh nhà bạn riêng. Nó còn có thêm cả công của người làm nữa. Nhưng bù lại bạn lại có một khung cảnh đẹp. Một nơi trú ẩn tốt cho những loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn.
Nơi bán gỗ lũa thủy sinh cho bể cá tại Hà Nội
Tại Hà Nội, hầu như các cửa hàng bán bể cá đều sẽ bán thêm cả các loại gỗ lũa mảnh. Loại này thường để cho bạn tự trang trí.
Còn nếu bạn muốn mua loại gỗ lũa bonsai thủy sinh đã được tạo thành hình. Bạn sẽ cần lựa chọn đến các cơ sở có dịch vụ thiết kế bể cá. Tại đây, do đặc tính kinh doanh vừa thiết kế, vừa thi công. Chắc chắn luôn có các loại “cây gỗ lũa” đã trang trí. Vừa là đồ để giới thiệu, vừa để bán luôn cho khách cần. Và chắc chắn, cửa hàng đó sẽ có đủ cỡ cho bạn chọn lựa. Dọc khu vực đường Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Kim Ngưu và một số điểm khác là địa chỉ bạn có thể tìm thấy. Nếu cần địa chỉ chính xác. Vui lòng liên hệ: 0982.98.48.98
Chia sẻ:Từ khóa » Gỗ Lũa Lấy ở đâu
-
Lũa Thuỷ Sinh Và Những Kiến Thức Cơ Bản Về Gỗ Lũa Thủy Sinh - AHISU
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì, Tìm Lũa Thủy Sinh Ở Đâu Để Trang Trí Bể
-
Lũa Thủy Sinh . Gổ Lũa Là Gì Và Tìm ở đâu - YouTube
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh
-
Tìm Lũa Ngoài Tự Nhiên Và Phương Pháp Xử Lý Lũa Thủy Sinh Từ Gốc ...
-
Gỗ Lũa Là Gỗ Gì? Có Mấy Loại? Gỗ Lũa Dùng để Làm Gì, Có Tốt Không ?
-
Tìm Gỗ Lũa Ở Đâu - Gỗ Lũa Là Gì Giá Trị Của Nghề Làm Gỗ Lũa
-
Các Bước Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Cá Thủy Sinh
-
Cách Làm Sạch Gỗ Lũa đúng Kỹ Thuật
-
Lũa Bể Cá Thủy Sinh ĐỘC LẠ Nhiều Mẫu Gỗ Lũa Bonsai Thủy Sinh ...
-
3 điều Bạn Phải Biết Khi Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Thủy Sinh - Yeutieucanh
-
Cách Tìm Gỗ Lũa