Cách Làm Sạch Gỗ Lũa đúng Kỹ Thuật
Gỗ lũa là gì? Cách tự làm lũa thủy sinh như thế nào? Thời gian luộc lũa trong bao lâu? Việc dùng lũa trang trí cho bể cá cảnh là điều mà nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên thường gỗ lũa có nguồn gốc ngoài tự nhiên, vì vậy quy trình làm sạch gỗ lũa trước khi sử dụng cho bể cá thủy sinh là cần thiết. Hơn nữa đây là điều tiên quyết nếu bạn không muốn phá hoại hệ sinh thái thu nhỏ của mình.
Vậy cách làm sạch gỗ lũa vừa an toàn lại đúng kỹ thuật là thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới sau đây của Bể Cá Mạnh Tuấn nhé!
Mục Lục
Gỗ lũa là gì?
Gỗ lũa thường là phần lõi cứng nhất của cây còn sót lại sau khi chết được ngâm trong nước lâu ngày.
Bằng một lý do nào đó mà phần lõi này không bị phân hủy bởi nước hoặc mục ruỗng như: vật chất xenlulô trong gỗ tập trung quá dày đặc hay do nhựa cây lúc còn sống tiết ra khiến cái loại sinh vật phân hủy gỗ không thể làm gì được,…
Lũa là gỗ được lấy từ lõi gỗ tại phần gốc của các loại cây gỗ tự nhiên cổ thụ lâu năm sau khi đã bị chết, và có quá trình bào mòn qua năm tháng và chỉ còn lớp gỗ thịt chắc chắn. Đặc điểm chung của loại gỗ được gọi là lũa chính là việc dòng gỗ lũa này rất cứng và không bị ảnh hưởng bởi mối và mọt.
Lũa thủy sinh mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mĩ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm.
Lũa thủy sinh thông thường sẽ bao gồm thêm cả những dòng cây khô như cây Hải Sơn Tùng, Ngọc Linh Sam…hay nhiều dòng cây khác cũng có thể gọi là lũa nếu có thể cho được vào bể thủy sinh.
Ngoài những dòng lũa được làm từ gỗ thịt và được thiên nhiên xử lý lâu năm ra, thì các dòng lũa còn lại thường phải xử lý rất nhiều như: Ngâm, dùng hóa chất, luộc… để có thể sử dụng và cho vào bể thủy sinh.
Đặc điểm của lũa thủy sinh
Một vài đặc điểm của lũa thủy sinh trong bể cá gồm:
- Là loại gỗ tự nhiên, không gây nặng mùi khi ngâm dưới nước như các loại gỗ thông thường.
- Lũa thủy sinh có hình dáng ngoằn ngoèo khúc khủy, và một số hình dạng đặc thù khác.
- Đa số chúng được khai thác từ môi trường tự nhiên.
- Không bị bào mòn hay mục nát dưới môi trường nước.
- Các loại lũa thủy sinh tới tay người dùng đều đã được xử lý lột vỏ.
- Đa số các loại lũa thủy sinh khi ngâm nước thời gian đầu sẽ làm nước ngả màu vàng, hoặc có loại bị rữa nhớt. Nhưng thời gian sau là hết.
Công dụng của gỗ lũa thủy sinh
Gỗ lũa là thành phần không thể thiếu đối với bất cứ bể cá cảnh thủy sinh và các bể cá cảnh.
Ngoài sử dụng để trang trí cho bể, gỗ lũa còn có nhiều tác dụng như: Làm nơi trú ẩn cho 1 số loài cá, là nơi cố định cho cây thủy sinh hay chúng cũng chính là nơi sinh sống cho các loại vi sinh vật phân hủy chất thải tốt cho bể.
Các loại lũa thủy sinh phổ biến
Một vài loại lũa thủy sinh phổ biến được nhiều người sử dụng gồm:
Lũa nằm sâu trong lòng đất
Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất có màu sắc tự nhiên với nhiều hình dạng rễ chùm đẹp mắt.
Tuy nhiên để khai thác giữ nguyên được vẻ đẹp của gỗ thì người ta cần có kỹ thuật chuyên môn cao, bởi nếu không cẩn thận thì sẽ làm hỏng hết phần rễ chính của gỗ, làm mất đi cái hồn của nó.
Lũa chìm trong bùn nước – sông suối
Gỗ lũa loại này có màu nâu đen do bị ngâm lâu ngày dưới nước bùn và cũng là loại gỗ lũa phổ biến nhất.
Gỗ lũa bùn nước được hình thành do tác nhân sau: Trong tự nhiên các đợt lũ lụt là cho những cây gỗ to đã chết không còn bám chắc vào đất sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước ra sông, ra suối và bị vùi trong bùn.
Lũa tạo thành từ mưa gió
Quá trình hình thành gỗ lũa từ mưa gió: Không giống giống với hai loại gỗ lũa trên gỗ lũa tạo ra từ mưa gió thường có ở những vùng bán xa mạc, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt gỗ bị bào mòn đến khi còn trơ lõi bởi vậy nên nó rất chắc và đanh. Lũa được tạo thành qua thử thách của nắng mưa sương gió là loại lũa quý hiếm nhất.
Lũa Linh Sam
Lũa Linh Sam đã xử lý thì chìm dưới nước, không ra màu, không gây hại cho cá và đặc biệt có độ bền rất cao. Nhờ đó mà lũa Linh Sam rất được ưu chuộng trong giới thủy sinh.
Ngoài ra với màu nâu đặc trong của gốc và rễ cây, hình thù uốn éo không cố định, có những khúc gốc to và ra dáng rất đẹp, nên dân chơi thủy sinh hay dùng Lũa Linh Sam để trang trí thẳng vào hồ cá, tạo thành một cảnh quan hồ thủy sinh rất đẹp và bắt mắt.
Nếu bạn khéo tay thì có thể dùng lũa Linh Sam để ghép thành những cây lũa ghép thủy sinh rất đẹp. Với đặc tính là chìm nên lũa Linh Sam chỉ cần ghép xong thả xuống nước là được, không cần ghép lên đá hay bất cứ vật nào để nhấn chìm hết. Đây là hình mẫu dùng lũa Linh Sam để ghép thành cây bonsai và cổ thụ.
Lũa Đỗ Quyên
Giống như lũa linh sam lũa đổ quyên hiện cũng rất phổ biến hiện nay, lũa đỗ quyên thường nguyên khối hình dáng rể cây rất được ưa chuộng, dễ dàng tạo phối kiểu hơn gỗ linh sam.
Lũa Trà Rừng
Lũa trà rừng có rất nhiều nhánh và dễ nối ghép với nhau tạo nên bố cục lũa rất ấn tượng là loại lũa dễ dàng setup. Tùy vào trí tưởng tượng và sáng tạo, các bạn có thể sắp xếp và kết nối nhiều nhánh lũa tạo nên những bố cục rừng hay tô điểm cho đá.
Lũa Xương Chùm
Lũa Xương Chùm loại lũa thủy sinh chuyên dùng cho việc ghép tán cây với hình dáng rất đẹp, dễ sử dụng cho việc ghép lũa thủy sinh và buộc rêu lên. Vì thế lũa Xương Chùm là mặt hàng rất hút trong các hàng lũa thủy sinh hiện nay.
Nên chọn lũa tự nhiên hay lũa nhân tạo
Để có thể lựa lũa phù hợp thì các bạn cần hiểu rõ đặc điểm của 2 loại này như sau:
- Gỗ lũa nhân tạo là các lõi gỗ lũa được người ta xử lý bằng cách ngâm nước sau đó tạo hình sao cho giống với các gỗ lũa tự nhiên. Lõi gỗ này nhìn sơ qua có thể đẹp, nhưng nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy chúng không hoàn toàn tự nhiên. Loại lõi gỗ này có độ bền thấp và giá thành rẻ hơn.
- Gỗ lũa tự nhiên thường là các lõi gỗ được tìm thấy trong rừng, do năm tháng bào mòn mà hình dạng của các lõi gỗ này trở nên đẹp và độc đáo khác nhau. Các lõi gỗ này có độ bền rất cao và giá thành cũng không hề rẻ.
Đọc qua xuất xứ 2 loại gỗ lũa trên thì rõ ràng bạn nên lựa chọn các loại gỗ lũa tự nhiên phải không nào? Có thể giá thành của chúng khá cao tuy nhiên đổi lại vẻ đẹp bền bỉ và an toàn cho bể cá thì hoàn toàn hợp lý phải không.
Luộc lũa trong bao lâu
Nhiều người thắc mắc luộc lũa trong bao lâu? Thì trong thực tế thì bạn cần luộc lũa khoảng 1 – 1 giờ 30 phút để cho gỗ lũa chìm nhanh chóng.
Khi gỗ lũa tác dụng với nước sôi sẽ làm cho cá lỗ hổng bên trong thanh gỗ lũa hé mở ra. Khi chúng hé mở ra, thì nước sẽ có khả năng ngấm vào gỗ lũa mau hơn, và tăng trọng lượng vì vậy gỗ sẽ chìm
Xin lưu ý là thời gian đun sôi gỗ lũa rất quan trọng
Cách làm sạch gỗ lũa tại nhà
Sau đây Bể Cá Mạnh Tuấn sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm sạch gỗ lũa tại nhà như sau:
Bước 1. Luộc gỗ lũa
Việc đun sôi gỗ lũa là điều hết sức quan trọng. Giúp loại bỏ các loại rêu tảo, vi khuẩn, ký sinh bám trong lõi gỗ (các yếu tố này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bể cá của bạn (có thê gây chết cá và mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ).
Ngoài ra việc đun sôi gỗ còn giúp các “mắt” gỗ nở to hơn giúp nước dễ dàng thấm sâu vào thân gỗ, giúp gỗ dễ chìm hơn khi cho vào bể cá.
Bước 2. Nướng gỗ lũa
Sau khi đun sôi gỗ lũa ở bước 1, ta cần xử lý nhiệt một cách triệt để hơn tại bước 2 này. Bạn sử dụng lửa hơ qua các lõi gỗ với nhiệt độ không quá 121 độ C.
Với cách làm sạch gỗ lũa này giúp loại bỏ triệt để các loại ký sinh, rong rêu cứng đầu trên bề mặt lõi gỗ.
Bước 3. Ngâm gỗ lũa vào thuốc tẩy
Tiếp đến bạn tiến hành ngâm lõi gỗ trong dung dịch thuốc tẩy 10% trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó cần rửa thật sạch. Tránh các chất hóa học không an toàn với cá.
Bước 4. Ngâm gỗ lũa vào muối
Lõi gỗ phải được ngâm trong dung dịch muối ít nhất là 1 tuần. Sau đó ngâm tiếp lõi gỗ đó trong nước từ 2 đến 3 tuần tiếp theo cho các chất hóa học thực sự tan hết.
Cách tự làm lũa thủy sinh bonsai
Sau đây Bể Cá Mạnh Tuấn sẽ hướng dẫn các bạn cách tự làm gỗ lũa thủy sinh tại nhà theo dạng bonsai rất đơn giản. Tuy nhiên để ghép gỗ lũa thành khối bonsai thủy sinh nhân tạo đẹp thì phải cân nhắc 2 yếu tố đó là kích thước phù hợp và hình dáng tự nhiên.
Các bước tự làm lũa thủy sinh dạng bonsai như sau:
- Bước 1: Đo kích thước của hồ, ước lượng cho kích thước và số gỗ lũa cần chuẩn bị.
- Bước 2: Tạo hình và thiết kế hình dáng cho Bonsai nhân tạo theo một cách thật tự nhiên và bắt mắt nhất. Có thể thiết kế ra giấy hình dáng của Bonsai mà mình mong muốn trước khi ghép các gỗ lũa thành khối.
- Bước 3: Cần loại bỏ những phần gỗ lũa dư thừa và không phù hợp. Để có những nhánh lũa cong đẹp, có thể nối những mãnh lũa vụn lại theo cách cột chỉ hoặc dán bằng keo dán sắt.
- Bước 4: Ghép các khúc, cành lũa lại với nhau bằng chỉ hoặc keo dán chuyên dụng. Việc thiết kế sáng tạo hình dáng cho Bonsai nhân tạo là điều nên đặc biệt để ý vì không phải lúc nào cũng có sẵn những khúc gỗ dáng đẹp và phù hợp nhất.
- Bước 5: Sau khi đã ghép các gỗ lũa thành khối Bonsai nhân tạo thì việc tiếp theo là cấy rêu thủy sinh vào những phần được ghép, rêu có tác dụng che vết nối rất tinh tế, tăng thêm tính tự nhiên khi thả vào hồ.
Làm sao để cho gỗ lũa vào bể cá?
Thường thì các loại gỗ lũa phổ biến hiện nay sau đều khá nhẹ do chưa được “no nước”. Cần một khoảng thời gian nhất định để gỗ có thể ngấm nước và tự chìm.
Để gỗ lũa hấp thụ nước dần dần ta có thể cố định gỗ lũa vào đáy bể bằng các phương pháp như sau:
- Bước 1: Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa hoặc sử dụng đá để chèn vào gỗ lũa không cho gỗ nổi lên.
- Bước 2: Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét các vật thê nặng vào trong thân gỗ sau đó dùng kéo silicon bít lại.
- Bước 3: Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa.
- Bước 4: Dùng các loại mút kính dán vào đáy hay thành bể sau đó dùng dây buộc để cố định gỗ lũa.
Lưu ý: Khi lần đầu cho gỗ lũa vào bể thủy sinh các tạp chất và nấm mốc trong gỗ sẽ tan vào trong nước, làm cho nước bể đổi màu đi. Đừng lo lắng hãy thay nước bể thường xuyên hiện tượng này sẽ biến mất.
Một số vấn đề liên quan đến gỗ lũa
Gỗ lũa khi đưa vào hồ thủy sinh đều làm giảm độ ph trong hồ cá thủy sinh chính vì lí do này nên gỗ lùa được dùng cho nhũng bạn nuôi cá dĩa cá ông tiên hoặc với những loài cá sống trong môi trường có tính axit nhẹ.
Gỗ lũa khi thời gian đầu mới đưa vào hồ thủy sinh thường hay bị một số rêu hại ví dụ như bị mốc màu trắng bám lên thân lũa trong thơi gian đầu cách sử lí nên dúng những con cá vệ sinh và ốc vệ sinh sẽ hết những vấn đề đáng lo ngại đó Việc sáng tạo, chế tác hình dáng gỗ lũa là điều hết sức cần thiết.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể lựa chọn những khúc gỗ có dáng đẹp nhất. Để làm được việc đó bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Dùng keo 502 và mạt cưa để liên kết.
- Dùng keo chuyên dùng 2 thành phần để liên kết.
- Dùng cây cước, buộc chúng lại với nhau để tạo hình.
- Dùng đinh, vít inox để liên kết.
Trên đây là bài viết cách làm sạch gỗ lũa đúng kỹ thuật mà Bể Cá Mạnh Tuấn đã tổng hợp. Mong rằng bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan cũng như cách sử dụng gỗ lũa hiệu quả nhất cho bể cá cảnh của mình.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các sản phẩm bể cá đẹp tại:
- Bể cá cảnh
- Bể cá thủy sinh
- Bể cá treo tường
- Bể cá rồng
Thông tin liên hệ
Bể Cá Mạnh Tuấn
Địa chỉ: Số 30/38 ngõ 89 đường Lạc Long Quân – quận Tây Hồ – Hà Nội
Hotline: 097 122 8368
Email: becamanhtuan@gmail.com
Website: https://becamanhtuan.com
Từ khóa » Gỗ Lũa Lấy ở đâu
-
Lũa Thuỷ Sinh Và Những Kiến Thức Cơ Bản Về Gỗ Lũa Thủy Sinh - AHISU
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì, Tìm Lũa Thủy Sinh Ở Đâu Để Trang Trí Bể
-
Lũa Thủy Sinh . Gổ Lũa Là Gì Và Tìm ở đâu - YouTube
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh
-
Tìm Lũa Ngoài Tự Nhiên Và Phương Pháp Xử Lý Lũa Thủy Sinh Từ Gốc ...
-
Gỗ Lũa Là Gỗ Gì? Có Mấy Loại? Gỗ Lũa Dùng để Làm Gì, Có Tốt Không ?
-
Tìm Gỗ Lũa Ở Đâu - Gỗ Lũa Là Gì Giá Trị Của Nghề Làm Gỗ Lũa
-
Các Bước Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Cá Thủy Sinh
-
Cách Làm Gỗ Lũa Bonsai Thủy Sinh để Trang Trí Cho Bể Cá Siêu đẹp
-
Lũa Bể Cá Thủy Sinh ĐỘC LẠ Nhiều Mẫu Gỗ Lũa Bonsai Thủy Sinh ...
-
3 điều Bạn Phải Biết Khi Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Thủy Sinh - Yeutieucanh
-
Cách Tìm Gỗ Lũa