Cách Làm Món đậu Hủ Non Sốt Cay Ngon đậm đà Như Sen Tây Hồ

Đậu hủ non sốt cay là một trong những món ăn chay hấp dẫn và sáng tạo. Có thể bạn chưa biết những món ăn từ đậu hủ luôn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Và món đậu hủ non sốt chua cay có thể làm món ăn cho giúp bạn thay đổi thực đơn cho bữa cơm gia đình. Theo dõi bài viết dưới đây của nhà hàng Sen Tây Hồ để biết cách làm món này ngon như chúng tôi nhé.

dau-hu-non-sot-cay

Mục lục

  • 1 Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm đậu hủ non sốt cay
    • 1.1 Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
  • 2 Cách chế biến món đậu hủ non sốt cay
    • 2.1 Mẹo nấu đậu hủ non sốt cay đậm đà
    • 2.2 Cách dùng món ăn
  • 3 Cách ăn đậu hủ non sốt cay đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • 4 Nấm hương không nên ăn cùng thực phẩm gì?
  • 5 Những người không nên ăn nấm hương
    • 5.1 Người có dạ dày yếu.
    • 5.2 Người bệnh gút
    • 5.3 Người bị chứng mẩn ngứa ngoài da.
  • 6 Lời kết

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm đậu hủ non sốt cay

– 400g đậu hũ non.

– 50g nấm đông cô khô.

– 1 củ hành tím.

– 2 tép tỏi.

– Hành lá.

– 1 nhánh gừng nhỏ.

– Nước tương, sa tế, muối, đường, dầu ăn…

Cách chọn nguyên liệu tươi ngon

Nên chọn mua đậu hủ non có màu trắng ngà, thơm vị béo của đậu nành, như vị váng sữa, cầm thấy nhẹ tay, mềm mại.

Chọn mua nấm hương có độ khô, giòn cũng như không có dấu hiệu bị ẩm mốc.

Nên chọn loại nấm có cánh vừa phải, cúp chặt, có màu hơi vàng nâu. Không chọn những miếng nấm màu nâu đậm, vì có thể đây sẽ là loại nấm độc.

Chọn mua gừng có da sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân,có dính một chút đất bên ngoài lớp vỏ, đường vân tròn rõ nét và có màu vàng tươi.

Chọn hành lá có phần cọng lá tươi xanh tới ngọn, củ đầy đặn không sứt nát, còn phần rễ.

Cách chế biến món đậu hủ non sốt cay

– Cắt đậu hũ thành những miếng hình vuông vừa ăn. Cho đậu hũ vào nước muối pha loãng ngâm trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

– Ngâm nấm đông cô rửa sạch, ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút. Sau đó bạn có thể vớt ra rửa sạch, cắt mỏng. Để lại nước ngâm nấm.

– Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ.

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt mỏng.

– Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

– Pha chế nước sốt: Cho 1 muỗng nước tương, 20ml nước, 2 muỗng sa tế chay, 1 muỗng đường và 1 muỗng muối vào tô, trộn đều.

– Cho dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím, tỏi, gừng vào xào thơm. Cho nấm đông cô đã ngâm vào xào tới chín. Đổ nước sốt đã pha và nước ngâm nấm vào chảo. Chờ đến khi nước sốt bắt đầu sôi lăn tăn thì cho đậu vào, đun lửa nhỏ khoảng 5 phút thì rắc thêm hành lá và tắt bếp.

– Múc đậu hũ ra dĩa và dùng với cơm nóng.

Lưu ý: Ngâm đậu hủ vào nước muối pha loãng sẽ giúp đậu hủ không bị nát.

Mẹo nấu đậu hủ non sốt cay đậm đà

  • Không rửa quá kỹ nấm trước khi sơ chế, vì sẽ bị mất đi dưỡng chất của nấm, và làm nấm bị nhạt vị khi ăn.
  • Để chế biến đậu hủ ngon nhất, bạn cần làm nó thật ráo nước trước khi chế biến chúng.
  • Bạn chỉ nên đảo đậu hủ khi miếng đậu hủ đã căng và dai, tránh trường hợp đảo quá sớm khiến chúng bị vỡ nát, gây mất dinh dưỡng và thẩm mỹ cho món ăn.
  • Bạn cũng có thể ướp đậu hủ đã ráo nước với một ít gia vị như muối, đường, bột ngọt, … trước khi chế biến để chúng thấm gia vị và có vị đậm đà, hấp dẫn hơn sau khi chế biến.

Cách dùng món ăn

Múc đậu hũ ra dĩa, rắc phần sườn chay còn lại lên trên. Dùng nóng với cơm.

Cách ăn đậu hủ non sốt cay đảm bảo an toàn sức khỏe.

Không rửa nấm kỹ  quá, vì sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình rửa.

Đậu hủ non chỉ dùng được trong ngày nhưng nếu cất trong tủ lạnh có thể để dành 2-3 ngày

Nên dùng món ăn trong ngày và ăn ngay khi còn nóng

Nếu để qua ngày, món ăn nên bỏ vào hộp đậy kín rồi bỏ vào tủ lạnh. Khi nào ăn thì cần làm nóng lại trước khi ăn, tránh bị đau bụng, khó tiêu.

Nấm hương không nên ăn cùng thực phẩm gì?

Những thực phẩm kiêng kỵ với nấm hương

– Nước giải khát lạnh: nấm có tính hàn nên uống giải khát lạnh sẽ bị lạnh bụng, khó chịu.

– Thịt chim bồ câu

– Thịt mèo

– Thịt lừa: gây đau thắt ngực

Những người không nên ăn nấm hương

Người có dạ dày yếu.

Nấm đông cô ( nấm hương) có thể gây ra một số tình trạng cho hệ tiêu hóa bao gồm đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Những ảnh hưởng này thường xảy ra khi bạn ăn quá nhiều nấm hương trong một bữa ăn hoặc cơ thể không có khả năng xử lý nấm trong cùng một lúc.

Người bệnh gút

Do nấm có tính hàn cao nên người bị gút ăn vào sẽ bị nóng ran ruột, đau dạ dày.

Người bị chứng mẩn ngứa ngoài da.

Theo nghiên cứu, nấm hương có thể gây ra dị ứng ở một số người, ảnh hưởng bất lợi đến da, mũi, họng hoặc phổi của bạn. Các triệu chứng thông thường của phản ứng dị ứng với nấm là xuất hiện phát ban, sưng mặt, cổ họng, khó thở và nhịp tim tăng lên.

Lời kết

Qua bài viết trên, Sen Tây Hồ hy vọng món đậu hủ non sốt cay sẽ là món ăn quen thuộc với tất cả mọi người. Món ăn này không chỉ dễ làm mà còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đảm bảo cho gia đình có một sức khỏe tốt. Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng Medplus vào bếp để thực hiện món ăn này ngay nhé!

Từ khóa » đậu Hủ Sốt Cay