Cách Làm Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu rất giàu dinh dưỡng. Chúng cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Đồng thời, đây cũng là món ăn có thể chế biến nhanh gọn, đem lại hương vị hấp dẫn mà không dễ ngán. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây để có thể làm ngũ cốc thơm ngon ngay tại nhà.
Ngũ cốc cho bà bầu thường có thành phần nào?
Thông thường, trong các loại ngũ cốc cho bà bầu thường chứa các thành phần bổ dưỡng sau:
Hàm lượng cao chất xơ
Trong thời kỳ mang thai, chất xơ rất cần thiết đối với thai phụ. Bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ nhằm tránh bị táo bón. Trong ngũ cốc cho bà bầu thường có hàm lượng chất xơ cao. Lượng chất xơ mà phụ nữ mang thai cần cung cấp cho cơ thể khoảng 28gram mỗi ngày.
Acid folic(vitamin B9)
Thai nhi rất cần acid folic để ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh như vô sọ, nứt đốt sống. Acid folic cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể bé.
Nếu thiếu acid folic, bé có nguy cơ sinh non, phụ nữ có nguy cơ xảy thai hoặc rối loạn tâm thần sau sinh. Bên cạnh đó, khi trẻ ra đời cũng dễ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh tim mạch hoặc hở hàm ếch. Lượng acid folic mà phụ nữ trong thời gian mang thai đến khi cho con bú cần cung cấp như sau:
- Chuẩn bị mang thai: 0.4mg/ngày.
- Khi mang thai: khoảng 0.4-0.6mg/ngày.
- Khoảng thời gian cho con bú: khoảng 0.4-0.5mg/ngày.
Vitamin và khoáng chất
Trong ngũ cốc cho bà bầu thường có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy, uống ngũ cốc thường xuyên giúp bà bầu đáp ứng được nhu cầu vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, sắt và folate là 2 chất có nhiều trong ngũ cốc. Chúng giúp bạn điều hoá và chuyển hoát chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Nếu bạn thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh, trong quá trình sử dụng ngũ cốc cho bà bầu cần chú ý không thêm các chất làm ngọt.
Carbohydrates
Carbohydrates có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt. Đây là thành phần lý tưởng giúp bạn cân bằng năng lượng. Đồng thời, carbohydrates cũng hỗ trợ và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Lợi ích của ngũ cốc đối với bà bầu
Nếu sử dụng ngũ cốc cho bà bầu một cách hợp lý và điều độ, không chỉ ngon miệng mà đây còn là món ăn đem lại rất nhiều lợi ích.
- Ngũ cốc cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và axit folic,… Nhờ vậy, cơ thể phụ nữ mang thai sẽ được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng đến từ nguồn tự nhiên mà không cần đến sự hỗ trợ của các thực phẩm chức năng.
- Khi mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng nám da, nổi mụn, da thiếu sức sống. Tuy nhiên, nhờ ngũ cốc cho bà bầu chứa nhiều vitamin E mà có thể hỗ trợ người mang thai có làn da hồng hào, căng bóng và mịn màng.
- Một số loại ngũ cốc có chứa tính thanh nhiệt, giải độc. Thai phụ có thể giảm thiểu căng thẳng, khó chịu trong thời gian mang thai.
- Những cơn đói bất chợt trong thời kì mang thai thường xuyên xảy ra. Vì vậy, nếu sử dụng ngũ cốc cho những bữa phụ sẽ vừa giúp bạn ăn no, ăn ngon miệng mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và con.
- Ngũ cốc chứa chất béo lành tính, tốt hơn so với việc bổ sung chất béo từ mỡ động vật.
Cách làm ngũ cốc cho bà bầu đơn giản tại nhà
Các bà bầu hoàn toàn có thể tự tay làm bột ngũ cốc ngay tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh nguyên vỏ: 1kg mỗi loại.
- Đậu đen, hạt sen khô, mè đen, gạo lứt: 0.5kg mỗi loại.
- Chảo rang, rây lọc, máy xay sinh tố.
- Hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa đựng ngũ cốc sau khi xay.
Cách thực hiện:
- Đậu sau khi rửa sạch, đem phơi khô hoặc để thật ráo nước. Sau đó, tiến hành đãi bỏ những hạt mốc, hạt lép.
- Gạo lứt, mè đen và hạt sen đem vo kỹ, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, đem phơi nắng khoảng 2-3 tiếng.
- Rang các loại đậu, gạo lứt, mè đen, hạt sen lần lượt trên chảo. Khi tất cả đều chín dậy mùi thơm thì tắt bếp và để nguội.
- Cho hạt ngũ cốc đã rang vào máy xay sinh tố để xoay nhuyễn. Dùng rây lọc để lọc những phần bột đã mịn để riêng. Tiếp tục xay tiếp phần bột còn lại cho đến khi bột đảm bảo độ mịn.
- Cho ngũ cốc đã xay vào lọ thuỷ tinh. Bảo quản ngũ cốc nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể sử dụng bột ngũ cốc vào mỗi bữa sáng hoặc dành cho các bữa ăn phụ.
Giới thiệu một số loại ngũ cốc thường dùng
Ngũ cốc hạt Amaranth
– Giúp giảm cholesterol – Tăng cường trao đổi chất – Bảo vệ cơ thể chống lại sự ô nhiễm – Ngắn ngừa sưng viêm Amaranth đã được trồng từ 8000 năm qua và là nguồn lương thực chính của bộ tộc Aztec. Hạt và lá amaranth giàu các hoạt chất chống oxy hóa, là nguồn dồi dào protein, các phy to sterol giúp giảm cholesterol và các hợp chất hóa học tự nhiên có tác dụng kháng sưng viêm.
Hạt
Chứa các phytosterol, là các hormone thực vật giúp giảm cholesterol
Lá
Có giá trị dinh dường tương đương cải bó xôi và cải cầu vồng, nhưng giàu canxi hơn và hàm lượng niacin cao gấp 3 lần
Công dụng của Amaranth
BẢO VỆ TIM
Thường xuyên ăn hạt (hoặc tinh dầu) amaranth có thể giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol “xấu” (LDL) và cải thiện hệ miền dịch. Không giống như các loại ngũ cốc khác, hạt amaranth không chứa chất xơ nhưng lại giàu các phytosterol và squalene.
KÍCH THÍCH TÁI TẠO & TĂNG TRƯỞNG MÔ
Hạt amaranth là nguồn dồi dào axít amin, đặc biệt là lysine, một loại axít amin thiết yêu ít thấy trong các loại ngũ cốc và thực phẩm thực vật khác. Axít amin được xem là nguyên liệu quan trọng trong việc hình thành protein trong cơ thể. Axít amin cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp tái tạo và tăng trưởng mô.
LOẠI THẢI ĐỘC TỐ
Hạt amaranth giàu squalene, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tác động của các độc tố từ môi trường và hóa chất công nghiệp. Ngoài ra, squalene còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng mệt mỏi mãn tính.
KHÁNG SƯNG VIÊM
Hạt amaranth chứa lunasin, một chất chống sưng viêm. Ngoài tác dụng ngăn ngừa sưng viêm, lunasin còn có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tê bào ung thư.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỜNG CHẤT
RAU MẨM
Kích thước nhỏ của hạt amaranth làm cho hạt khó nhai, kể cả khi ăn sống hoặc đã nấu chín. Do khó nhai cho nên phần lớn hạt đi thẳng qua ống tiêu hóa mà chưa được tiêu hóa, hấp thu dường chất. Vì vậy, ăn rau mầm từ hạt amaranth sẽ giúp hấp thu tối đa dưỡng chất có trong hạt.
SỬ DỤNG LÁ
Lá amaranth là nguồn dồi dào vitamin K và c, sắt, canxi và folate.
CHẾ BIẾN
THÊM VÀO MÓN RAU TRỘN
Bổ sung rau mầm hạt amaranth vào món rau trộn hoặc sandwich.
NƯỚNG BÁNH
Bột từ hạt amaranth không chứa gluten. Bột có vị đắng, vì vậy hàm lượng bột amaranth trong bánh không nên vượt quá 10 -15%.
Hạt QUINOA
- Phòng chống xơ cứng động mạch làm mạnh các mô liên kết
- Ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do gây ra
Hạt quinoa dễ tiêu hóa khi được nấu chín, có vị ngọt, xốp và thoang thoảng hương cỏ. Quinoa là nguồn giàu protein và các hoạt chất kháng sưng viêm, các axít béo không bão hòa đơn và axít béo omega-3. Quinoa là loại ngũ cốc giúp giảm cholesterol “xấu” (LDL), tăng cường sức khỏe tim mạch và dồi dào các hoạt chất chống oxy hóa.
Hạt Quinoa đỏ
Chứa sắc tố betacyanin (hoạt chất chống oxy hóa) tạo màu sắc đỏ tươi cho hạt.
Hạt Quinoa trắng
Chứa đầy đủ các axít amin thiết yếu (bao gồm cả lysine), sắt, canxi và photpho.
Công dụng của hạt Quinoa
Bảo vệ tim
Không giống như nhiều loại ngũ cốc khác, hạt quinoa chứa axít oleic (một loại axít béo không bão hòa đơn) và axít alpha-linolenic (ALA, một loại axít béo omega-3). Hồn hợp các axít béo này giúp giảm các cholesterol “xấu” (LDL) và ngăn ngừa sưng viêm, nguyên nhân gây xơ cứng động mạch.
Hạt quinoa được xem là nguồn dồi dào protein do chứa đầy đủ các axít amin thiết yếu – đặc biệt giàu lysine, một loại axít amin quan trọng giúp tái tạo và tăng trưởng mô.
Chống oxy hóa
Không chỉ chứa đa dạng các vitamin E (như alpha-, beta-, gamma- và delta-tocopherol), hạt quinoa còn chứa 2 hoạt chất chống oxy hóa nhóm flavonoid là quercetin và kaempferol với hàm lượng tương đương, thậm chí có thể cao hơn so với các loại quả họ dâu (như cranberry).
Dễ tiêu hóa
Hạt quinoa dề tiêu hóa và không chứa gluten, do đó rất thích hợp cho những người tuân thủ chê độ dinh dưỡng không dung nạp gluten.
Hấp thu tối đa các loại dưỡng chất
Chọn loại hạt nguyên chất
Hạt quinoa rất nhanh chín (khoảng 15 phút).
Rau mầm
Quá trình ủ hạt làm rau mầm giúp kích hoạt các enzyme có lợi trong quinoa và gia tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt. Rau mầm quinoa có thể dùng để trộn rau hoặc ăn kèm với bánh mì sandwich.
Cách chế biến/ sử dụng hạt quinoa
Thay thế gạo
Là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, quinoa có thể được dùng thay thê cho gạo hoặc kết hợp với các loại rau củ.
Thêm hạt quinoa vào các loại bánh nướng
Quinoa giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho bánh muffin, bánh mì và pancake.
Trên đây là một số lợi ích và cách làm bột ngũ cốc cho bà bầu đơn giản tại nhà mà Kyna for Kids muốn gửi đến bạn. Sử dụng ngũ cốc cho bà bầu được xem là một giải pháp an toàn. Đồng thời, sử dụng ngũ cốc cũng đem lại nhiều lợi ích. Không chỉ giúp hỗ trợ, cải thiện sức khoẻ cho người mẹ mà bột ngũ cốc còn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Hãy phân bố thực đơn sử dụng ngũ cốc hợp lý, khoa học trong chế độ ăn hàng ngày để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Từ khóa » Cách Xay Ngũ Cốc Cho Bà Bầu
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Tại Nhà (Với 3 Công Thức Mới)
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Giàu Dinh Dưỡng Từ Các Loại Hạt
-
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BỘT NGŨ CỐC CHO BÀ BẦU ĐƠN GIẢN
-
5 Cách Làm Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Tại Nhà Ai Cũng Làm được.
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu - Mẹ Uống Con Khỏe Mạnh - Unica
-
4 Bước Làm Bột Ngũ Cốc Thơm Ngon Ngay Tại Nhà - Beemart
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Từ 7 Loại Hạt đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Thơm Ngon Bổ Dưỡng
-
Cách Làm Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng | Yobo
-
[Kinh Nghiệm] Cách Làm Ngũ Cốc Bà Bầu Lợi Sữa - Giảm Cân
-
Bột Ngũ Cốc Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Gồm Những Loại Hạt Gì?
-
Cách Làm Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Tại Nhà - Blog Sức Khỏe Việt
-
Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Gồm Những Loại Hạt Gì? Mẹ Biết để Làm
-
Cách Làm Bột Ngũ Cốc Cho Bà Bầu Tại Nhà (Công Thức Mới 2021)