Cách Làm Tan Máu Bầm Sau Nâng Mũi Hiệu Quả Nhất Bạn Cần Biết

Sau nâng mũi, cơ thể bạn thường có 1 số phản ứng. Điển hình nhất là tình trạng sưng bầm. Điều này có thể khiến bạn lo lắng và khó chịu. Trong nội dung bài viết sau đây, chị Nguyễn Ngọc Vương Linh, CEO của VTM Tuấn Linh sẽ hướng dẫn bạn cách làm tan máu bầm sau nâng mũivà lý giải nguyên nhân mũi bị bầm sau nâng, khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?... Cùng theo dõi ngay nhé.

Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất bạn cần biết
Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất bạn cần biết

Nội dung bài viết

Toggle
  • Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả
  • Nguyên nhân gây sưng bầm ở mũi sau nâng
  • Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?
  • Một số lưu ý khi chăm sóc mũi sau nâng

Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả

Để làm tan máu bầm nhanh và hiệu quả thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp, cách làm tan máu bầm ở sống mũi như chườm lạnh hoặc ấm, mát-xa mũi, sử dụng một số loại hoa quả đặc trị,… Cụ thể từng phương pháp như sau:

  • Chườm lạnh kết hợp chườm ấm

Cách đầu tiên chính là tiến hành chườm. Trong vòng 48h sau nâng mũi, bạn nên tiến hành chườm đá lạnh để giảm tình trạng sưng đau vùng mũi.

Sang ngày thứ 3 thì chuyển qua chườm ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng sưng bầm. 

Lưu ý: Chỉ chườm ở vùng da xung quanh mũi. Không đè trực tiếp lên sống mũi. Mỗi lần chỉ nên chườm 10 – 15 phút, chia thành nhiều lần trong ngày. Sử dụng túi chườm chuyên dụng, không để nước dính vào vết thương.

  • Mát xa cho vùng mũi

Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi khác chính là mát xa cho vùng mũi. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng khi mũi đã tương đối ổn định. Không nên áp dụng khi vừa mới nâng mũi vì có thể gây tổn thương cho mũi.

Bạn chỉ việc sử dụng ngón cái để mát xa nhẹ nhàng xung quanh các vết bầm tím. Đừng ấn mạnh hoặc cố xoa bóp trung tâm vết bầm. Làm như vậy sẽ gây đau và ảnh hưởng đến dáng mũi nhé.

Những cách làm tan máu bầm ở sống mũi  | Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất bạn cần biết
Những cách làm tan máu bầm ở sống mũi 
  • Sử dụng nước ép bí đỏ và trà xanh

Bí đỏ và trà xanh là hai loại thức uống rất tốt cho việc làm tan vết bầm tím. Bạn có thể sử dụng 2 loại nước này với hàm lượng vừa phải.

Lưu ý không sử dụng nước dừa, rau má quá nhiều sau nâng mũi. Vì chúng dễ gây loãng máu, không tốt cho sự phục hồi.

  • Sử dụng thơm (dứa)

Sử dụng thơm hay dứa cũng là một cách làm tan máu bầm sau nâng mũi vô cùng đơn giản. Bởi trong thơm có chứa một loại enzyme tiêu hóa là bromelain.

Hợp chất này có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm vết bầm bằng cách ức chế sự tổng hợp fibrin – một loại protein liên quan đến quá trình đông máu1.

Xem thêm:

Mặt bị Sưng sau khi nâng mũi có sao không?

Sửa mũi bị bóng đỏ đầu mũi

Nguyên nhân gây sưng bầm ở mũi sau nâng

Chị Vương Linh cho biết, sưng bầm ở mũi sau nâng là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là:

  • Do các mạch máu bị tổn thương khi thực hiện bóc tách nâng mũi.
  • Máu bầm cũng có thể do máu không thoát ra được, tụ lại dưới da gây ra tình trạng sưng, bầm ở vùng mũi.
  • Thao tác thực hiện của bác sĩ quá mạnh, làm da mũi bị căng giãn quá mức.
  • Do dáng mũi nhiều khuyết điểm, bác sĩ phải xử lý nhiều công đoạn.
Sưng bầm ở mũi sau nâng là hiện tượng hoàn toàn bình thường | Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất bạn cần biết
Sưng bầm ở mũi sau nâng là hiện tượng hoàn toàn bình thường

Sưng bầm ở mũi sau nâng hoàn toàn không đáng lo ngại. Hiện tượng này thường sẽ tự biến mất sau 1 thời gian.

Cụ thể, quá trình biến đổi của vết thương sau nâng mũi diễn ra như sau:

  • Vết bầm chuyển sang màu xanh dương hoặc màu đỏ tía (do các chất sắt tạo màu đỏ trong máu chuyển hóa) sau 1-2 ngày.
  • Vết bầm chuyển sang màu xanh lá cây sau 6 ngày.
  • Vết bầm chuyển sang màu vàng nâu sau 8 ngày.
  • Vết bầm chuyển về màu da như bình thường.

Chị Linh cũng chia sẻ thêm, thời gian bầm mũi của từng người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên, trung bình vùng máu bầm sẽ mất từ 2 – 3 tuần để biến mất hẳn.

Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết tất cả khách hàng đều gặp phải hiện tượng sưng bầm sau nâng mũi. Tuy nhiên, nếu sưng bầm kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ:

  • Đau nhức vùng mũi liên tục, không có xu hướng thuyên giảm
  • Vết thương bị chảy máu, chảy mủ trắng
  • Mũi có hiện tượng viêm, nhiễm trùng
  • Mũi căng bóng, lộ rõ sóng mũi
  • Mũi có dấu hiệu bị lệch, vẹo

Nếu mũi chỉ bị viêm nhẹ, bác sĩ có thể kê cho bạn 1 số loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu mũi bị viêm nhiễm nặng hoặc tụt sống mũi, lệch sống thì cần tháo sụn và thực hiện nâng mũi lần 2.

Một số lưu ý khi chăm sóc mũi sau nâng

Bên cạnh cách làm tan máu bầm sau nâng mũi thì bạn cũng cần ghi nhớ thêm các “mẹo” sau đây để chăm sóc mũi đúng cách nhé.

Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau nâng | Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất bạn cần biết
Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau nâng
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn ngày 2 lần sáng và tối.
  • Trong trường hợp ra ngoài, bạn nên sử dụng khẩu trang để che chắn, tránh cho mũi phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi bẩn.
  • Sau nâng mũi, bạn hãy kiêng rửa mặt bằng nước. Tốt nhất là sử dụng khăn bông mềm để thấm nước và lau mặt.
  • Đồng thời không sử dụng hóa mỹ phẩm trên vùng mặt cho đến khi mũi lành hẳn.
  • Không cúi người hoặc bê vác vật nặng sau nâng mũi.
  • Nên nhờ người thân gội đầu ở tư thế ngửa ra sau. Hoặc ra tiệm gội để tránh phải cúi đầu gây ảnh hưởng đến dáng mũi.
  • Khi ngủ cần nằm ở tư thế thẳng, ngửa. Không nằm nghiêng vì có thể làm sóng mũi bị lệch. Đồng thời bạn nên ngủ một mình trong thời gian đầu, không để nhiều gối, chăn mềm đè lên mũi khi ngủ nhé.
  • Không chơi thể thao, thể dục, nhất là các môn đòi hỏi thể lực cao như bóng đá, bơi lội trong vòng tối thiểu 1 tháng. Tốt nhất bạn chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng là cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả. Bạn nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, thịt heo.
  • Đồng thời uống đủ nước mỗi ngày để tốt cho tuần hoàn nói chung. Có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây, các món hầm.
  • Kiêng những thực phẩm gây hại, để lại sẹo như rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ nếp, các chất phụ gia, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chất kích thích, bia rượu, thuốc lá,…
  • Hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ và thực hiện thăm khám đúng theo dặn dò của bác sĩ.

Trên đây là những cách làm tan máu bầm sau nâng mũi đơn giản mà chị Vương Linh muốn chia sẻ với bạn. Đừng chủ quan trong việc chăm sóc mũi nhé. Nếu có điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ qua hotline 0966.669.303 để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Properties and Therapeutic Application of Bromelain: A Review – Rajendra Pavan, Sapna Jain, Shraddha, and Ajay Kumar. (2012 Dec 10 – ncbi.nlm.nih.gov) ↩︎
CEO Nguyễn Ngọc Vương LinhNguyễn Ngọc Vương Linh

Nguyễn Ngọc Vương Linh là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Viện thẩm mỹ Tuấn Linh.

Với niềm đam mê thẩm mỹ làm đẹp, CEO Nguyễn Ngọc Vương Linh luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp làm đẹp mới. Đem đến trải nghiệm và dịch vụ tối ưu cho từng khách hàng.

Chính vì vậy mà Giám đốc Vương Linh đã có hơn 16.000 follower trên Fanpage, 2.500 follower trên Tiktok. Tư vấn thẩm mỹ làm đẹp thành công cho hơn 2000+ khách hàng. Trở thành KOL trong lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp, được nhiều khách hàng tin tưởng, hâm mộ.

Chia sẻ:

Từ khóa » Bầm Mắt Sau Nâng Mũi