Cách Làm Trà Hoa Cúc Chuẩn Vị Nhâm Nhi Vào Mỗi Sáng - Hello Bacsi

Cách làm trà hoa cúc rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà và kết hợp nhiều nguyên liệu khác như mật ong, atisô…

Theo đông y, hoa cúc có thể dùng để ăn sống, phơi khô làm trà, nấu canh, nấu nước uống đều tốt. Nhưng ở Việt Nam thông dụng nhất vẫn là dùng hoa cúc phơi khô rồi hãm với nước nóng, thêm nhiều loại nguyên liệu khác để thành một ấm trà hoa cúc thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Nếu bạn có sở thích thưởng thức trà vào mỗi sáng mai thức dậy thì hãy thử tự tay làm món trà hoa cúc thanh mát này nhé!

Chọn hoa cúc làm trà như thế nào?

Hoa cúc có rất nhiều loại cúc khác nhau từ cúc vàng, cúc họa mi, cúc tổ ong, cúc đại đóa… Tuy nhiên, hoa cúc chọn làm trà thường là loại hoa cúc trắng hoặc vàng có bông nhỏ, được hái vào mùa thu khi hoa mới nở.

Tùy từng giống cúc mà hương vị của trà sẽ có chút khác nhau. Sau khi hái về, hoa được rửa sạch bụi bẩn, sau đó để vào chỗ khô lạnh cho héo khô hoặc sấy khô.

Hoa cúc sau khi được phơi khô có thể pha chung với mật ong, atisô, cam thảo, táo đỏ… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan và làm sáng mắt. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày còn giúp làm giảm mỡ máu, tan mỡ thừa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Cách làm trà hoa cúc 

Nhiều người nhầm tưởng cách pha trà hoa cúc có vẻ hơi phức tạp, thế nhưng chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có thể tự pha cho mình một tách trà hoa cúc chuẩn vị tại nhà.

1. Trà hoa cúc mật ong

Cách làm trà hoa cúc mật ong chuẩn vị tại nhà

Nguyên liệu:

  • 10g hoa bạch cúc khô
  • 30ml mật ong

Cách làm trà hoa cúc mật ong:

– Hoa cúc sau khi chưng có thể cắt lấy hoa đem phơi khô rồi cất vào bình thủy tinh dùng dần.

– Hoa cúc cho vào ly và tráng sơ qua với nước ấm. Bạn tiếp tục rót nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm.

– Bạn nên chuẩn bị một ít mứt hạt sen để nhâm nhi cùng với trà. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà.

Màu nước trà hoa cúc khô cùng sắc vàng mật ong, phảng phất hương thơm tinh khiết của hoa sẽ giúp làm ấm cơ thể, xua tan căng thẳng, giúp dễ ngủ và có một giấc ngủ sâu.

2. Trà hoa cúc cam thảo

cách làm trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu:

  • 10g hoa bạch cúc khô
  • 10g rễ cam thảo
  • 2 thìa đường phèn

Cách làm trà hoa cúc cam thảo:

– Bạn đun sôi nước, cho hoa cúc, rễ cam thảo, đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp.

– Lọc lại bỏ xác, lấy nước, chờ trà nguội thì cho vào chai giữ lạnh để uống.

Không chỉ có tác dụng giảm cân, trà hoa cúc cam thảo còn có tác dụng thanh nhiệt làm mát bổ gan, sáng mắt.

3. Trà hoa cúc atisô

cách làm trà hoa cúc atiso

Nguyên liệu:

  • 10g hoa bạch cúc khô
  • 2 bông atisô

Cách làm trà hoa cúc atisô:

– Atisô khô rửa sạch, cho vào ấm, rót nước vào và để lửa nhỏ, đun trong 45 phút để atisô ra hết nước.

– Sau đó, bạn cho thêm hoa cúc khô đã rửa sạch hoặc tráng qua nước nóng vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp.

Theo WebMD, atisô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vị chua nhẹ, thanh mát của atisô hòa cùng hương thơm hoa cúc sẽ mang đến cảm giác bình an và thư thái cho người thưởng thức. Thêm vào đó, trà hoa cúc atisô còn giúp tăng khả năng tiêu hóa, đốt mỡ thừa và làm đẹp da.

cách làm trà hoa cúc

Với những cách pha trà hoa cúc như trên, bạn đã có thể có những tách trà thơm ngon để thưởng thức. Sau khi thưởng thức hết nước trà, bạn có thể dùng bã trà pha cùng với nước ấm để rửa mặt giúp loại bỏ vi khuẩn, giúp da sạch mịn và sáng hơn.

Khung cảnh lý tưởng nhất để thưởng thức trà hoa cúc là dưới mái hiên, người thưởng trà ngồi xếp bằng trên những sập gỗ, vừa thưởng thức những món mứt ngọt lịm, vừa nhâm nhi tách trà ngon.

Tuy nhiên, không có một quy định hay chuẩn mực nào cho việc uống trà hoa cúc đúng cách, miễn sao bạn có thể thưởng thức vị ngon cũng như sự thư giãn tâm hồn qua từng ly trà ấm nóng.

Trà hoa cúc có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và cách làm trà hoa cúc cũng khá đơn giản. Thế nhưng bạn cũng không nên uống nhiều quá, bạn chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ngày. Quan trọng là trong quá trình chế biến trà, bạn nên đảm bảo nguyên liệu cùng khâu sơ chế và bảo quản an toàn nhé.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Cách Xử Lý Trà Hoa Cúc