Cách Loại Bỏ đờm Nhớt Cho Trẻ Bị Bệnh Hô Hấp

Theo BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, vật lý trị liệu hô hấp là phương pháp hỗ trợ điều trị, giúp trẻ có bệnh lý hô hấp khai thông đường thở, đẩy đàm nhớt ra ngoài vì trẻ chưa có khả năng ho khạc.

loại bỏ đờm nhớt cho trẻ bị bệnh hô hấp

Hàng chục ca bệnh đường hô hấp mỗi ngày

Mỗi ngày, khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM tiếp nhận hàng chục phụ huynh đưa trẻ đến khám điều trị bệnh đường hô hấp như: Viêm nghẹt mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường thở, trẻ khó thở, thở khò khè.

Chị Bùi Thị Thanh Thủy, ngụ quận 12, TP HCM có con 3 tháng tuổi đang nằm điều trị nội trú tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM. Bé nhập viện 3 ngày vì viêm phổi, khó bú sữa, ngủ ít, khò khè. Do tình trạng khá nặng, bé được điều trị thuốc kết hợp tập vật lý trị liệu hô hấp. Chị Thủy lo lắng khi thấy con được vỗ rung long đờm. Con khóc, mẹ xót. Tuy nhiên, khi các kỹ thuật viên thực hiện tập vật lý trị liệu, bé đẩy được đàm nhớt ra ngoài, người mẹ mới hết thấp thỏm lo âu. Chị Thủy cho biết, sau khi sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, bé có thể bú sữa, dễ ngủ hơn, đỡ quấy khóc.

Khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, dịch tiết ra là đờm dãi gây bít tắc đường thở khiến trẻ sẽ bị khò khè, khó thở. Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi có tính chất cơ học làm long dịch tiết, long đờm, sau đó dẫn ra các phế quản rộng hơn để thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho và khạc, hoặc dùng máy hút nếu người bệnh không tự ho được.

banner tâm anh quận 7 content

Kỹ thuật vật lý trị liệu làm sạch đờm nhớt

Kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp gồm: Thông mũi họng, rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý, hỉ mũi tống xuất đờm nhớt vùng hầu họng, kích thích hỗ trợ ho, kỹ thuật tăng luồng khí thở ra (AFE) làm sạch đờm nhớt ở phế quản. 

Phương pháp này giúp tống xuất dịch tiết ra khỏi đường hô hấp, giúp khai thông đường thở, cải thiện chức năng hô hấp của trẻ. Từ đó giúp phổi giãn nở tốt hơn, loại bỏ chất thải đờm dãi.

BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, bác sĩ Phục hồi chức năng, khoa Vật lý trị liệu BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, tại BVĐK Tâm Anh TP HCM, bác sĩ phục hồi chức năng sẽ phối hợp với bác sĩ khoa Nhi, kết hợp điều trị thuốc và điều trị vật lý trị liệu hỗ trợ các bệnh đường hô hấp. Các bác sĩ khoa Nhi lên phác đồ thuốc phù hợp, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Song song đó, tiến hành tập hỗ trợ vật lý trị liệu giúp trẻ thở tốt, ngủ dễ, ăn tốt, nhanh lành bệnh.

loại bỏ đờm nhớt cho trẻ
Bệnh nhi được thực hiện vật lý trị liệu tại BVĐK Tâm Anh TP HCM.

Theo bác sĩ Ánh, không phải tất cả các bé mắc bệnh đường hô hấp đều cần áp dụng kỹ thuật vỗ long đờm. Chỉ định được áp dụng trong những trường hợp bệnh lý hô hấp có khả năng để lại những biến chứng do ứ đờm như: Ứ đờm gây tắc nghẽn phổi do trẻ nằm tại giường trong thời gian quá lâu; bệnh nhi mắc phải những bệnh lý mãn tính khiến đàm bị ứ đọng trong đường hô hấp (bại não, thần kinh – cơ, hô hấp mãn tính,…), bị xẹp phổi do ứ đờm, bệnh nhi sau khi phẫu thuật có những biến chứng ứ đờm,…

Hiện nay, phương pháp vật lý trị liệu hô hấp còn được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như: Viêm nghẹt mũi, viêm tiểu phế quản; các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp.

Phần lớn các bé cần tập vật lý trị liệu tầm 3 tháng đến 2 tuổi, khi các em chưa có khả năng tự ho khạc đờm. Các bé sẽ được tập vật lý trị liệu hô hấp với một quy trình kéo dài khoảng 15-20 phút bao gồm các trình tự: bệnh nhi được thông mũi họng bằng nước muối sinh lý, hỉ mũi tống xuất đờm nhớt tại vùng mũi – trên hầu họng ra ngoài, chặn gốc lưỡi giúp đẩy đàm từ vùng hầu họng ra khỏi miệng. Cuối cùng ấn ngực tống xuất đờm nhớt còn lại ở phần gần đường dẫn khí như khí quản và phế quản lớn ra ngoài. 

Chị Bùi Thị Thùy Linh, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, trước khi thực hiện phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ giải thích với gia đình quá trình thực hiện vỗ rung long đờm có thể mang đến tâm lý sợ hãi cho em bé và người nhà. Nhưng sau khi thực hiện, đàm nhớt ứ đọng được đẩy ra ngoài, trẻ dễ chịu thì phụ huynh rất hợp tác thực hiện những lần sau. 

Bác sĩ Ánh cho biết thêm, do bệnh đường hô hấp trẻ mệt mỏi, khó chịu, nghẹt đàm khó thở. Sau khi làm sạch đường thở, tiếng khóc trẻ vang hơn, trẻ dễ chịu ăn giỏi, ngủ sâu. Từ đó trẻ hồi phục tốt hơn, đáp ứng tốt hơn với thuốc điều trị. 

Trước khi được thực hiện vật lý trị liệu, bé được kiểm tra, đánh giá mức độ đàm nhớt, sau đó bác sĩ chỉ định số lần thực hiện. Thường trẻ được thực hiện 1-2 lần mỗi ngày, kéo dài 4-7 ngày. Trẻ cần nhịn ăn, bú sữa từ 30 phút đến 2 giờ trước khi vỗ rung long đờm. 

Liệu trình thực hiện vật lý trị liệu hô hấp sẽ tùy thuộc vào bác sĩ điều trị, thuốc bé đang sử dụng, cơ địa từng bé. Một số bé sẽ nhanh hết đàm, một số bé đáp ứng điều trị chậm hơn. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Bác sĩ Ánh khuyến cáo, phương pháp vật lý trị liệu hô hấp chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện, có bác sĩ điều trị và kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Phụ huynh không tự ý tham khảo các clip hướng dẫn trên mạng xã hội để thực hiện cho con vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Trẻ bị tổn thương niêm mạc mũi, sặc nước muối sinh lý, hoặc có thể bị chấn thương do ba mẹ đẩy đàm nhớt ra ngoài sai cách.

Từ khóa » Cách Vỗ đờm Cho Bé Sơ Sinh