Cách Mặc Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Không Bị Hăm
Có thể bạn quan tâm
Hăm tã có lẽ là một nỗi ám ảnh khá lớn với các mẹ trong quá trình chăm bé, nhất là bé sơ sinh.
Và nguyên nhân gây hăm thì nhiều, nhưng hầu hết đến từ việc mặc bỉm sai cách.
Vậy hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm dưới đây nhé!
Nội dung chính
- 1. Cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm
- Không mặc bỉm quá chật, quá rộng:
- Không mặc bỉm có thành phần gây kích ứng:
- Chú ý thay rửa cho bé
- Bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay rửa
- 2. Khi bé bị hăm rồi, có nên mặc bỉm nữa không?
1. Cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm
Không mặc bỉm quá chật, quá rộng:
Kích thước của bỉm cực kỳ quan trọng bởi nếu quá rộng, chất thải sẽ nhanh chóng tràn ra ngoài, làm ẩm và bẩn phần kẽ đùi, khoeo chân của bé.
Ngược lại, nếu bỉm quá chật, phần thun sẽ cọ vào đùi và bụng bé, dễ làm tổn thương da, tạo điều kiện cho các vết mẩn ngứa.
Vậy nên, bỉm vừa khít với bé là phù hợp nhất, trẻ sơ sinh lại lớn rất nhanh, nên mẹ phải chú ý để tăng size bỉm cho con.
Bên cạnh đó thì size bỉm cũng có khác nhau giữa các hãng, mẹ dựa trên thực tế con mặc mà cân đối, điều chỉnh.
Không mặc bỉm có thành phần gây kích ứng:
Làn da bé mỏng manh và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố như các chất tạo mùi, các chất bao bề mặt hoặc các tác nhân bên ngoài vô tình dính vào bỉm
Nên nếu mẹ thấy con có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu sau khi đóng bỉm thì nên kiểm tra ngay.
Xuất hiện vệt đỏ, mẩn ngứa hoặc mụn nước thì nhanh chóng thay sang cái khác.
Nếu vẫn không đỡ hoặc con thường xuyên bị hăm, tốt nhất nên đổi loại bỉm khác.
Chú ý thay rửa cho bé
Bỉm được khuyến cáo thay đều đặn sau 3 – 4 tiếng hoặc ngay sau khi bé đi nặng.
Ngoài ra thì mẹ cũng phải để ý vạch báo đầy của bỉm, nhiều khi bỉm đầy trước thời gian, để lâu sẽ làm mông bé bị ẩm, tăng nguy cơ hăm hơn.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, mẹ nên thấm thật khô các vị trí như mông, đùi, kẽ hẹp trước khi mặc bỉm cho bé.
Cũng có thể tranh thủ thời gian giữa mỗi lần thay bỉm, “thả rông” cho bé 10 – 15 phút để phần dưới được thoáng mát và dễ chịu
Bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay rửa
Kem chống hăm là cần thiết để phòng tránh trước nguy cơ hăm tã, chứ không phải chỉ bôi khi bé đã bị hăm.
Nên bôi một lớp thật mỏng, xoa cho thấm đều trước khi đóng bỉm.
Thị trường có nhiều loại kem chống hăm khác nhau, mẹ có thể tham khảo từ người thân đã từng sử dụng để chọn được loại thích hợp cho bé.
Ưu tiên loại kem được nhiều phản hồi tốt và có nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
>> Kinh nghiệm hay:
- Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày
- Kinh nghiệm mua bỉm cho trẻ sơ sinh
- Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
- Bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
2. Khi bé bị hăm rồi, có nên mặc bỉm nữa không?
Có một sự thật là đôi khi mẹ đã rất cẩn thận, thực hiện đầy đủ các bước trên, mà bé vẫn bị hăm.
Bởi yếu tố gây hăm tã ở trẻ còn phụ thuộc một phần vào thời tiết và cơ địa của bé.
Ví dụ vào những khoảng thời gian trời nồm (hiện tượng thời tiết nhiều hơi ẩm và nhiệt độ cao vào tháng 2 – tháng 4 âm), nguy cơ hăm tã sẽ cao hơn.
Thế nên, khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của việc hăm, mẹ cũng đừng tự trách mình vì chăm con không tốt, mà hãy tìm các biện pháp chữa trị cho con nhanh nhất.
Về việc bỏ bỉm khi bé bị hăm là điều đầu tiên được khuyên làm, tuy nhiên, phải đảm bảo giữ cho bé khô ráo bằng cách thay quần ngay mỗi khi bé tè hoặc ị.
Ngoài ra thì:
- Mẹ kết hợp thêm bôi kem trị hăm cho con, thoa lớp mỏng mỗi 1 – 2 giờ/lần cho đến khi dấu hiệu thuyên giảm.
- Có thể kết hợp một vài biện pháp dân gian như tắm rửa cho con bằng nước chè xanh, chè mạn, kinh giới.
- Hạn chế việc sử dụng xà phòng, sữa tắm của bé trong thời gian này, vì có thể gây xót và tăng mức độ tổn thương trên da.
- Đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi vùng da bị hăm không giảm diện tích mà còn lan rộng ra, các vết hăm phồng rộp thành mụn nước, bé quấy khóc không ngừng.
- Lazada
- Shopee
- Tiki
Phía trên đã đề cập những điều cực kỳ phải lưu ý trong cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm.
Mong rằng kiến thức này sẽ hữu ích cho các bố mẹ trong việc phòng tránh và chữa trị vấn đề hăm tã, mẩn ngứa ở trẻ.
>> Các mẹ cũng quan tâm:
- Khi nào nên bỏ bỉm cho bé
- Nên dùng bỉm hay tã giấy cho bé sơ sinh
- Cách làm bỉm vải cho bé
- Hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Từ khóa » Cách đóng Bỉm Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm? Cách Mặc Bỉm đúng Khi Trẻ Bị Hăm
-
Hướng Dẫn đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh ...
-
Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm Không? | Vinmec
-
Những Cách Dùng Bỉm "sai Bét" Của Mẹ Khiến Bé Bị Hăm Da
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh - Bỉm Haru
-
Mách Mẹ Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách - KidsPlaza
-
Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách, Không Tràn, Không Hăm!
-
4 Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Khoa Học Nhất Hiện Nay
-
Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh - Huggies
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Nên Xem ...
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh - Bobby
-
Đóng Bỉm đúng Cách Cho Bé Yêu Không Bị Hăm Da - Familyaz
-
Bí Quyết Giúp Hạn Chế Hăm Tã Cho Trẻ Cực Hiệu Quả
-
Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm? 4 Lưu ý Khi Dùng Bỉm Cho Bé Bị Hăm