Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm? 4 Lưu ý Khi Dùng Bỉm Cho Bé Bị Hăm
Có thể bạn quan tâm
Thấy bé bị hăm, mẹ sợ đóng bỉm sẽ làm tình trạng hăm của con nặng hơn, mà không đóng thì giặt giũ cũng vất vả. Vậy trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Câu trả lời ở ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
- 1. 3 lý do mẹ nên đóng bỉm khi bé bị hăm
- 2. Trường hợp đặc biệt mẹ không nên đóng bỉm cho bé
- 3. 4 bí quyết giúp mẹ thoải mái đóng bỉm khi con bị hăm
- 3.1. Vệ sinh vùng da mặc tã đúng cách
- 3.2. Cho vùng da bị hăm “thở” 15 phút trước khi mặc tã mới
- 3.3. Sử dụng xịt hỗ trợ xử lý hăm tã
- 3.4. Chọn loại bỉm chất lượng, thấm hút tốt, thông thoáng, phù hợp với cân nặng của con
- 4. 2 Sai lầm thường gặp của mẹ khi chăm sóc bé bị hăm
- 4.1. Không sử dụng phấn rôm
- 4.2. Không dùng sản phẩm “trị” hăm cấp tốc
1. 3 lý do mẹ nên đóng bỉm khi bé bị hăm
Khi trẻ bị hăm có nên đóng bỉm, rất nhiều mẹ sợ đóng bỉm khi bé bị hăm khiến tình trạng hăm nặng hơn, bé sẽ lâu khỏi hơn nên không dám dùng. Nhưng không phải đâu ạ! Theo chuyên gia, nếu mẹ đóng bỉm đúng cách sẽ không ảnh hưởng gì đến con. Bé chỉ bị hăm nặng hơn nếu mẹ sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc mẹ sử dụng sai cách thôi:
- Bỉm kém chất lượng: Bỉm dày, thấm hút kém sẽ gây bí bách, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Hoặc bỉm có chứa chất lưu hương, chất tẩy trắng hóa học sẽ gây kích ứng khiến bé bị hăm nặng hơn.
- Sử dụng bỉm sai cách: Nước tiểu và phân để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây hăm. Nếu mẹ không thay tã cho bé sau 3 – 4h, bé rất dễ bị hăm. Hoặc có mẹ sử dụng tã chật gây cọ xát, bí bách, tổn thương da con khiến bé dễ bị hăm hơn.
Ngoài ra, nếu sử dụng bỉm đúng cách khi bé bị hăm, mẹ còn tiết kiệm được kha khá thời gian chăm bé, không phải vất vả lau dọn, giặt giũ. Cả mẹ và bé còn được ngủ ngon cả đêm, không phải thức giấc thay quần áo, chăn gối nếu con tè giữa đêm đó ạ!
2. Trường hợp đặc biệt mẹ không nên đóng bỉm cho bé
Chuyên gia khuyên mẹ không nên đóng bỉm nếu vết hăm của bé có dấu hiệu nặng (cấp độ 4, 5): Lở loét, mụn mủ… Vì cũng giống như khi mẹ bị đứt tay hoặc vết thương hở, nếu băng bó kín thì vết thương sẽ bị bí bách, lâu khỏi hơn; lúc này bé cũng vậy. Đóng bỉm tạo môi trường ẩm ướt, khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh hơn, bé hăm tã lâu khỏi hơn đấy ạ!
Cụ thể về dấu hiệu bé bị hăm tã cấp độ 4, 5:
- Vùng da ửng đỏ, xuất hiện mụn mủ rải rác.
- Mụn nước, mụn mủ vỡ ra tạo thành các vết thương hở.
- Bé đau rát, quấy khóc, bỏ ăn, có thể có sốt trên 38 độ C.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ vẫn có thể đóng bỉm vào buổi đêm cho bé bị hăm tã nặng nếu chọn được tã thấm hút tốt, được thiết kế chuyên biệt để đóng đêm là được ạ.
Tham khảo thêm: Bỉm Mamamy – đóng xuyên 12h đêm – bé ngủ ngon, mẹ nhàn!
3. 4 bí quyết giúp mẹ thoải mái đóng bỉm khi con bị hăm
Đóng bỉm là giải pháp tiện lợi giúp cả mẹ và bé thoải mái hơn. Vậy làm thế nào để bé được thoải mái sử dụng, không lo hăm nặng hơn? Mẹ kéo xuống bên dưới để xem 4 mẹo nhỏ nhưng cực chất nhé!
3.1. Vệ sinh vùng da mặc tã đúng cách
Trước khi mặc tã mới cho bé, mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã của con. Bởi sau thời gian dài mặc bỉm, mông con bị dính nước tiểu hoặc phân lên nhiều. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển gây hăm nặng hơn cho con.
2 mẹo nhỏ giúp vệ sinh vùng mặc tã an toàn, hiệu quả cho mẹ:
- Mẹ lau theo chiều từ trước ra sau, không làm ngược lại vì dễ kéo chất bẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục của bé.
- Sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn để vừa làm sạch, vừa tạo lớp màng bảo vệ vùng da mặc tã của con tốt hơn.
Mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm khăn ướt 100 tờ của Mamamy đang được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng đảm bảo an toàn cho bé không lo bị mẩn ngứa hay kích ứng.
3.2. Cho vùng da bị hăm “thở” 15 phút trước khi mặc tã mới
Trước khi mặc tã mới, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 15 phút để khô hoàn toàn mẹ nhé. Mặc tã ngay sau khi vệ sinh da khiến bé bị hăm nặng hơn, vì mông bé còn ẩm ướt, vi khuẩn rất dễ sinh sôi, phát triển trong môi trường này đó mẹ ạ!
3.3. Sử dụng xịt hỗ trợ xử lý hăm tã
Để giúp bé nhanh khỏi hăm tã hơn, mẹ sử dụng thêm các loại xịt có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, dưỡng ẩm, kích thích tái tạo da, giúp bé nhanh lành vết thương hơn.
Mẹ có thắc mắc tại sao lại là “xịt” mà không phải là “kem bôi” không ạ? Kem bôi hăm tã trước đây phổ biến hơn, tuy nhiên khi bôi kem, tay mẹ tiếp xúc trực tiếp với vùng da hăm tã nên dễ gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang con. Đồng thời, mẹ có để ý mỗi lần bôi kem, bé lại khóc thét lên vì xót không ạ? Đó là lý do nhiều mẹ thông thái sử dụng loại xịt đấy ạ! Thiết kế dạng xịt phun sương vừa giúp tránh nhiễm khuẩn chéo, vừa dịu nhẹ, không gây đau cho bé.
Mẹo nhỏ: Mẹ chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính, tránh sử dụng xịt có chất lưu hương hóa học, chất chống viêm corticoid… vì gây kích ứng cho bé đấy ạ!
3.4. Chọn loại bỉm chất lượng, thấm hút tốt, thông thoáng, phù hợp với cân nặng của con
Bỉm thường xuyên tiếp xúc với da bé và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hăm nặng hơn nếu mẹ chọn bỉm kém chất lượng. Vậy làm thế nào để chọn được bỉm tốt cho bé bị hăm? 3 bí quyết cho mẹ đây ạ!
- Tã bỉm của thương hiệu uy tín, thành phần an toàn: Mẹ cần lựa chọn tã bỉm có nguồn gốc, chất lượng rõ ràng, đã được các cơ quan có chức năng như Bộ Y Tế, Hội chuyên gia Nhi Khoa đánh giá… kiểm chứng an toàn. Cùng với đó, mẹ tập thói quen đọc kỹ thành phần của bỉm, tránh bỉm có chứa Clo, chất lưu hương hoá học… vì có thể gây kích ứng da con.
- Tã bỉm thấm hút, thông thoáng tốt: Tã bỉm thấm hút kém khiến nước tiểu không được thấm ra ngoài nên sẽ ngấm ngược vào da bé. Cùng với đó, bỉm bí bách, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm dễ phát triển và gây bệnh hăm tã hơn đó ạ. Mẹ ưu tiên chọn bỉm có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng hút nước và giữ nước siêu tốt, giúp mông con khô thoáng lên đến 12h.
- Kích thước bỉm phù hợp với cân nặng của bé: Tã chật gây cọ xát giữa bề mặt tã và da, khiến da bé trầy xước gây hăm tã nặng hơn. Vì vậy, mẹ cần chọn tã vừa hoặc nhỉnh hơn 1 size so với cân nặng của bé để con thoải mái, khỏi hăm nhanh nhất mẹ nhé!
4. 2 Sai lầm thường gặp của mẹ khi chăm sóc bé bị hăm
4.1. Không sử dụng phấn rôm
Nhiều mẹ có thói quen sử dụng phấn rôm để thoa lên vết hăm tã của bé. Tuy nhiên, theo Bác sĩ da liễu chuyên khoa II Trần Thị Thanh Nho, trẻ bị hăm tã không nên dùng phấn rôm vì gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng hăm nặng hơn. Bởi phấn rôm là những hạt có kích thước nhỏ, khi bôi vào da sẽ làm bít lỗ chân lông, ngăn bài tiết mồ hôi và bã nhờn, làm tăng nguy kích ứng, viêm nhiễm.
Ngoài ra, lạm dụng phấn rôm có thể ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục và hệ hô hấp của bé đấy ạ (Theo một nghiên cứu của Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ).
Mẹ xem thêm: Hăm tã có nên dùng phấn rôm
4.2. Không dùng sản phẩm “trị” hăm cấp tốc
Hăm tã là vấn đề ngoài da thông thường, không phải là vấn đề nguy hiểm, chỉ cần mẹ chăm sóc bé cẩn thận, hăm tã sẽ nhanh chóng “bái bai” mẹ con mình thôi.
Tuy nhiên, hầu hết mẹ bỉm đều rất lo lắng và muốn con mình nhanh khỏi nên đã sử dụng các sản phẩm trị hăm “thần tốc”. Những loại kem này thường chứa Corticoid, chất chống viêm có nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, thần kinh. Vì có nhiều tác dụng phụ nên corticoid chỉ được sử dụng theo đúng hướng dẫn và có sự cho phép của bác sĩ. Do đó, mẹ đừng vội vàng, phải xem kỹ các loại kem trước khi bôi để đảm bảo an toàn nhất cho bé nhà mình nhé.
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm hay không phụ thuộc vào mức độ hăm của bé. Với hăm tã nhẹ mẹ có thể đóng bỉm cả ngày, chú ý để mông con được thông thoáng khoảng 15 phút giữa các lần thay tã. Với hăm tã nặng, mẹ chỉ đóng bỉm vào ban đêm thôi nhé! Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ dễ dàng chăm sóc bé bị hăm hơn.
Từ khóa » Cách đóng Bỉm Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm? Cách Mặc Bỉm đúng Khi Trẻ Bị Hăm
-
Hướng Dẫn đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh ...
-
Trẻ Bị Hăm Có Nên đóng Bỉm Không? | Vinmec
-
Những Cách Dùng Bỉm "sai Bét" Của Mẹ Khiến Bé Bị Hăm Da
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh - Bỉm Haru
-
Mách Mẹ Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách - KidsPlaza
-
Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách, Không Tràn, Không Hăm!
-
4 Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Khoa Học Nhất Hiện Nay
-
Cách đóng Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh - Huggies
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Tràn, Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Nên Xem ...
-
Cách đóng Bỉm Không Bị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh - Bobby
-
Đóng Bỉm đúng Cách Cho Bé Yêu Không Bị Hăm Da - Familyaz
-
Bí Quyết Giúp Hạn Chế Hăm Tã Cho Trẻ Cực Hiệu Quả
-
Cách Mặc Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Không Bị Hăm