CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911) | Khietlamtn

CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

LSTG Cổ trungNội dung V:  CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

I/ Tình hình Trung Quốc  trước cm.

1/ Sự phát triển kinh tế  TBCN Trung Quốc.

         Đến cuối thế kỷ XIX CNTB ở TQ khá phát triển, sang đầu thế kỷ XX mặc dầu bị nước ngoài chèn ép, kinh tế TBCN ở TQ vẫn có bước phát tiển mới. Trong cac ngành CN nhẹ như dệt, kéo tơ, thuốc lá, sản xuất đồ pha lê, giấy, công nghệ thực phẩm và cả công nghiệp nặng tiêu biểu là ngành mỏ và luyện kim.

2/ Cùng với quá trình phát triển kinh tế về mặt XH, sự phân hóa XH TQ diễn ra sâu sắc, trong dó có sự ra đời và lớn mạnh của g/c TS, sự xuất hiện tầng lớp quý tộc tư sản hóa Trung Quốc.

3/ Lúc này trong XH TQ xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc, mâu thuẫn giữa nhân dân TQ với g/c phong kiến Mãn Thanh và trong đó lực lượng kinh tế dân tộc TQ vừa mới ra đời gặp phải sự xâm nhập của đế quốc, và xâm hãm của triều đình phong kiến nên trong sự phát triển của mình, g/c TS ở TQ dần dàn trở thành một lực lượng tích cực đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế – chính trị và đòi quyền dân tộc.

II/ Hoạt động của Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam Dân.

1/ Sự ra đời của Hưng Trung Hội 1894 do Tôn Trung Sơn sáng lập với cương lĩnh đánh đuổi Mãn Thanh khôi phục Trung Hoa, thành lập “Chính phủ hợp chúng quốc” đây là tổ chức cm của g/c TS và tiểu TS TQ.

2/ Sự thành lập tổ chức “ TQ đồng minh hội” 1905 trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức, hưng trung hội, Hoa Hưng  hội và Quang Phục hội với cương lĩnh tiến bộ hơn so với Hưng Trung hội gồm 4 điểm: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền. Hội thừa nhận CN tam dân do Tôn Trung Sơn đề ra “ Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Một trào lưu tư tưởng  chính trị có nhiều điểm tiến bộ của g/c TS dân tộc TQ thời bấy giờ.

III/ Diễn biến  cm Tân Hợi, kết quả của cm Tấn Hợi.

1/  Từ 1903 – 1911, phong trào bảo vệ đường sắt đã giấy lên và lan sang chống triều đình Mãn Thanh, tẩy chay hàng hóa nước ngoài, đòi thủ tiêu  những hiệp ước bất bình đẳng, phong trào bị đàn áp giữ dội nên đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa Vũ Xương ( Hồ Bắc) sự kiện khởi đầu cm do TQ Đồng Minh hội vào đầu tháng 10/1911, cuộc khởi nghĩa thắng lợi và lan sang  khởi nghĩa đã lan sang các tỉnh miên Nam và miền Trung, đầu tháng 11/1911, quân cm  chiếm Nam Kinh.

2/ Ngày 1/11/1911 chính phủ Nam kinh được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời mở đầu thời nền công hòa Trung Hoa Dân Quốc, đưa Viên Thế Khải ra làm tổng lý nội các.

      Viên Thế Khải âm mưu giải tán chính phủ Nam Kinh dời chính phủ lâm thời lên Bắc Kinh, một mặt điều quân đàn áp cm, mặt khác liên lạc với Nam Kinh đòi làm tổng thống, nên phế truất được ngôi vua Mãn Thanh, gây sức ép với Tôn Trung Sơn, nền quân chủ Man Thanh sụp đổ, sau đó thực hiện lời hứa Tôn Trung Sơn từ chức đi ra nước ngoài ngày 5/2/1912. Viên Thế Khải được bầu làm tổng thống.

– Sau khi năm quyền lực dựa vào sự giúp đỡ của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức cả tinh thần và vật chất, loại các đại biểu cm và tiến bộ trong tham nghị viện, cũng cố quyền lực đại tư sản, đại địa chủ quan liêu quân phiệt, chuẩn bị thời cơ thành lập chính phủ độc tài đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của nhân dân.

  Tháng 3/1913 cm Tân Hơi xem như kết thúc.

IV/ Tính chất và ý nghĩa lịch sử.

1/ CM Tân Hợi là một cuộc cm dân chủ TS do g/c TS Trung Quốc lãnh đạo, nhằm lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, xây dựng nước Trung Hoa mới phát triển theo con đường TBCN.

2/ Hạn chế cuộc cm Tân Hợi là chưa đụng đến vấn đề ruộng đát một trong những vấn đề cơ bản của cm TS. Chế độ cộng hòa chỉ tồn tại trên hình thức cm chưa thủ tiêu hoàn toàn ách thống trị của g/c phong kiến về chính trị cũng như kinh tế, chưa đụng chạm đến các nước đế quốc đang xâu xé TQ.

3/ Tính chất 2 mặt cảu g/c TS Trung Quốc đã làm hạn chế thắng lợi của cm TS Tân Hợi.

4/ Mặc dù vậy cm Tân Hợi  Trung Quốc đã có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc TQ và các nước châu Á và Đông Nam Á trong đó co Việt Nam.

– CM đã kết thúc nền quân chủ chuyên chế Mãn Thanh thống trị trên 200 năm ở TQ. Đồng thời kết thúc nền thống trị của chế độ phong kiến lâu đời, của tầng lớp này. CM đã đưa cộng hòa dân chủ đến rễ trong quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức dân tộc, ý thưc cm.

– Cuộc cm tư tưởng và xã hội cảu Tôn Trung Sơn đã ảnh hưởng đến một số nước ở Đông Nam Á trong đó có ViệtNam, góp phần thức tỉnh nhân dân các nước này trong cuộc đấu tranh độc lập tự do và các quyền dân chủ.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Leave a comment Cancel reply

Δ

Từ khóa » Hình Thức Của Cuộc Cách Mạng Tân Hợi