Cách Mạng Tháng Mười Nga Năm 1917
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Thứ Sáu, 29/11/2024, 05:55 (GMT+7)
Bình luận - Phê phánPhòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
QPTD -Thứ Năm, 04/11/2021, 09:08 (GMT+7)Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Cuộc cách mạng biết tự bảo vệCách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vĩ đại, sâu sắc nhất trong lịch sử. Bởi, đó là “Cuộc cách mạng biết tự bảo vệ”, là ngọn cờ giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột; “ngôi sao chỉ đường” để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Lenin diễn thuyết trong sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân (ảnh tư liệu) |
Kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vũ trang quần chúng, bảo vệ thành quả cách mạng và kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari năm 1871 (chỉ tồn tại 72 ngày do giai cấp công nhân “chưa trưởng thành về chính trị”, khi bảo vệ chính quyền chưa triệt để dẫn đến thất bại), vì vậy, ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của Cách mạng Tháng Mười (25/10/1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã thông qua Sắc lệnh hòa bình, tuyên bố: nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc chiến tranh và đề nghị các nước tham chiến nhanh chóng chấm dứt các hoạt động quân sự, tiến hành đàm phán để đi tới ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. Nhưng các nước đế quốc thuộc phe Hiệp ước đều bỏ qua đề nghị đó, buộc nước Nga Xô viết phải tiến hành đàm phán riêng rẽ và ký Hiệp định đình chiến với Đức, ngày 02/12/1917; theo đó, các hoạt động quân sự chấm dứt và hai bên bắt đầu thảo luận những điều kiện để ký hòa ước. Song, lợi dụng tình trạng còn non yếu của nước Nga Xô viết, tại bàn thương lượng, phái đoàn Đức đã đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: Nga phải chuyển giao cho Đức một vùng lãnh thổ rộng tới 150 nghìn ki lô mét vuông (gồm Ba Lan, Litva và một phần Bêlarút; tách Ucraina khỏi Nga). Tuy nhiên, Trốtky - người dẫn đầu phái đoàn Nga đã không chấp hành chỉ thị của V.I. Lênin là phải ký ngay hòa ước theo những điều kiện của Đức và tuyên bố bác bỏ yêu sách của nước này. Chỉ chờ có vậy, quân đội Đức mở đợt tấn công vào hướng thủ đô Petrograd nhằm lật đổ Chính quyền Xô viết.
Trước tình thế “lâm nguy”, V.I. Lênin gửi điện cho Beclin chấp nhận những yêu sách của Đức, nhưng họ im lặng và tiếp tục tấn công. Cùng lúc đó, nội bộ Đảng Bônsêvích xuất hiện hai nhóm đối lập: đa số Ban Chấp hành Trung ương cùng hai Đảng bộ chủ chốt là Petrograd và Mátxcơva đều không đồng ý với chủ trương ký hòa ước của Lênin. Chỉ sau nhiều lần kiên trì giải thích trên các diễn đàn, Lênin mới nhận được sự chấp nhận có tính ủy thác: được toàn quyền giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình, nhưng không có nghĩa Ban Chấp hành Trung ương đồng ý ký hòa ước. Theo đó, lệnh tổng động viên được công bố, thanh niên nhập ngũ, tiến ngay ra mặt trận; chỉ sau khi bị chặn đứng trước thành Petrograd, Đức mới đồng ý trở lại bàn đàm phán. Ngày 03/3/1918, Hòa ước Brest – Litov được ký kết với những điều kiện nặng nề hơn trước (Nga phải cắt đi một lãnh thổ rộng tới 750 nghìn kilômét vuông; phải giải ngũ quân đội và bồi thường cho Đức 06 tỉ Mác). Theo Lênin, đây là một “hòa ước bất hạnh”, nhưng hết sức cần thiết để giữ vững Chính quyền Xô viết và có được một thời gian hòa bình quý báu để củng cố, chuẩn bị lực lượng. Đúng như dự đoán của Lênin, đầu tháng 11/1918, cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở Đức và giành thắng lợi, nước Nga Xô viết ngay lập tức tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Brest – Litov, quyết tâm khôi phục lại lãnh thổ và dân cư của đất nước theo kịch bản đã dự định. Từ đây, nước Nga bước vào cuộc chiến chống can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc cùng với những cuộc bạo loạn của các tướng tá Bạch vệ. Chỉ sau ba năm (1918 - 1920) chiến đấu ngoan cường dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin và Đảng Bônsêvích, nhân dân các dân tộc Nga lần lượt đánh bại các cuộc nổi loạn và can thiệp vũ trang của kẻ thù, mở ra khả năng mới cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, làm sáng rõ vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng: “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó khăn phức tạp hơn nhiều”1; “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”2; quá trình đó, đôi khi phải chấp nhận một “bước lùi” với những điều kiện cay đắng.
Những bước đi thành công trong tiến trình bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga đã trở thành động lực mạnh mẽ cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản; đồng thời, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế phát triển. Nhờ đó, giai cấp vô sản vững tin bước lên vũ đài chính trị với tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại. Đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Hồ Chí Minh cho rằng: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,... Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”3. Người khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đây là cơ sở tiền đề để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam có hoàn cảnh tương đồng với nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười: nằm trong vòng vây của các thế lực thù địch trong và ngoài nước (quân Tưởng khi sang Việt Nam kéo theo đám phản động người Việt là Đảng Việt Quốc, Việt Cách với mục tiêu “tiêu diệt Cộng sản”; ở miền Nam quân viễn chinh Pháp núp bóng quân Anh để gây hấn, khủng bố, lấn chiếm, mưu toan phá bỏ thành quả cách mạng và ủ mưu đưa quân ra miền Bắc thiết lập trở lại chế độ thực dân cũ). Tuyên bố trước thế giới về tính tất yếu và chính nghĩa của nhiệm vụ tự bảo vệ thành quả cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”4. Thấm nhuần luận điểm của V.I. Lênin “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”; đồng thời, rút ra kinh nghiệm từ bài học bảo vệ thành quả cách mạng của Cách mạng Tháng Mười, Đảng ta đã chủ trương thực hiện nhiều sách lược nhằm bảo vệ vững chắc chính quyền còn non trẻ (khi thì hòa hoãn với Tưởng để chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp, khi lại tạm hòa hoãn với Pháp để đối phó với quân Tưởng), như: sách lược “giao thiệp thân thiện, nhân nhượng, tránh xung đột” với đội quân Trung Hoa Dân quốc; đối với Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Ngày 06/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ; theo đó, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có ngoại giao, quân đội, tài chính và nghị viện riêng,... nằm trong Liên bang Đông Dương và Khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm tiếp nhiệm vụ tước vũ khí và hồi hương quân Nhật. Ngày 09/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Hòa để tiến”, giải thích việc ký Hiệp định sơ bộ và xác định chủ trương hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt. Sự nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp trong việc ký Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) đã thể hiện khát vọng hòa bình và có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Điều này đã khẳng định bản chất cách mạng, khoa học của luận điểm “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” của V.I. Lênin; đồng thời, minh chứng bài học về củng cố và giữ vững chính quyền Xô viết của Cách mạng Tháng Mười Nga là ánh sáng rọi chiếu và trở thành động lực tinh thần để Đảng và Nhân dân ta vững bước tiến lên, vượt qua mọi gian lao, thử thách, làm lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954, tác động mạnh đến phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình lãnh đạo công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ năm 1954 và cả nước từ sau Đại thắng mùa Xuân 1975, vận dụng bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng ta luôn xác định đường lối, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đúng đắn, sáng tạo, bảo đảm cho Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc, tạo cơ sở hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tự bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là “Ánh sáng” soi rọi sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, mà còn định hướng sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sự thật đó là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX, ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, bóp méo lịch sử, mưu toan xóa bỏ tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga với các luận điệu: chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời; chủ nghĩa xã hội đã chấm dứt; Cách mạng Tháng Mười Nga chỉ là “cuộc nổi dậy mang tính chất Nga thuần túy”; việc thiết lập Nhà nước công - nông Xô viết là “đi chệch” quy luật phát triển chung của xã hội loài người, v.v.
Song, sự xuyên tạc của họ chỉ là công “dã tràng”. Bởi, thực tiễn đã minh chứng dù thời cuộc có nhiều chuyển biến, nhưng luận điểm “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” vẫn còn nguyên giá trị. Ghi nhớ lời chỉ dẫn của V.I. Lênin “hãy nhớ rằng chúng ta không được phép lơi là một giây phút nào trong việc bảo vệ công nhân và nông dân của ta và bảo vệ những thành quả của họ”5, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kiên định, tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tập trung xây dựng cả tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,… phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”6. Đặc biệt, luôn nhận thức, quán triệt sâu sắc luận điểm của V.I. Lênin: “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”, coi đó là một nguyên tắc bất biến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
PGS, TS. VŨ QUANG VINH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ________________
1 - V.I. Lênin – Toàn tập, Tập 37, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 37.
2 - Sđd, tr. 145.
3 - Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 300.
4 - Sđd, Tập 4, tr. 03.
5 - V.I. Lênin – Toàn tập, Tập 44, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 370 - 371.
6 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 117.
TAGV.I. Lênin,Cách mạng Tháng Mười Nga,tự bảo vệ,giải phóng nhân loại
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm 07/11/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 30/10/2024
“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – sự đòi hỏi phi lý 07/10/2024
Phê phán quan điểm cho rằng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là “thiếu khoa học, không khả thi” 30/09/2024
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội ta 27/09/2024
Luận cứ đanh thép phản bác sự xuyên tạc đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng 26/09/2024
Phản bác luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 16/09/2024
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là “Đảng toàn dân” 28/08/2024
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử” – Luận điệu xuyên tạc lố bịch 19/08/2024
Cách mạng Tháng Tám - chân lý sáng ngời xua tan các luận điệu đen tối 19/08/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Cảnh giác với thủ đoạn “chuyển hóa” thế hệ trẻ của các thế lực thù địchNhằm chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động đã không từ một thủ đoạn nào; trong đó, thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng. Đây là thủ đoạn rất nham hiểm nhằm thúc đẩy “diễn biến” để “chuyển hóa” thế hệ rường cột của nước nhà. Do đó, cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Tin, bài xem nhiềuKhông thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Hai Cuộc Cách Mạng ở Nga Năm 1917
-
Cách Mạng Nga (1917) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Mạng Tháng Mười – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vì Sao Nước Nga Năm 1917 Lại Có Hai Cuộc Cách Mạng?
-
Cuộc Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Tháng Mười Nga Năm 1917 | Hồ Sơ
-
Vì Sao Năm 1917 ở Nước Nga đã Diễn Ra Hai Cuộc Cách Mạng?
-
Hoàn Thành Bảng So Sánh Về Hai Cuộc Cách Mạng ở Nga Năm 1917
-
Ý Nghĩa Của Cách Mạng Tháng Mười Nga đối Với Thực Tiễn ... - FOSCO
-
Vì Sao Nước Nga Năm 1917 Lại Có Hai Cuộc Cách Mạng?
-
Cuộc Cách Mạng Thay đổi Nước Nga - Huyện Tương Dương
-
Vì Sao ở Nước Nga Năm 1917 Lại Có Hai Cuộc Cách Mạng
-
Bài 1: Cách Mạng Tháng Hai Và Sự Sụp đổ Của Chế độ Sa Hoàng Nga
-
Vì Sao ở Nước Nga Năm 1917 Lại Có Hai Cuộc Cách Mạng?
-
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 - Học Kỳ II
-
Nguyên Nhân, Diễn Biến, Kết Quả Của Cách Mạng Tháng Mười Nga