Cách Mạng Tháng Mười – Wikipedia Tiếng Việt

Cách mạng Tháng MườiОктябрьская революция
Một phần của Cách mạng Nga và Nội chiến Nga
Lenin diễn thuyết kêu gọi nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng, họa phẩm của Isaak Brodsky
Thời gian7 tháng 11 năm 1917 (lịch cũ: 25 tháng 10)
Địa điểmPetrograd, Cộng hòa Nga
Kết quả

Đảng Bolshevik chiến thắng:

  • Nga Xô viết được thành lập
  • Chính phủ Lâm thời Nga và Cộng hòa Nga bị giải thể
  • Nội chiến Nga khai màn
Tham chiến
Đảng Bolshevik Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tả khuynh Xô viết Petrograd Hồng Vệ binh

Cộng hòa Nga

  • Chính phủ lâm thời Nga
Chỉ huy và lãnh đạo
V. I. Lenin L. D. Trotsky P. Y. Dybenko Nga A. F. Kerensky
  • x
  • t
  • s
Cách mạng Nga
  • Cách mạng Tháng Hai
  • Khủng hoảng Tháng Tư
  • Những ngày Tháng Bảy
  • Binh biến Kornilov
  • Cách mạng Tháng Mười
  • Binh biến Kerensky – Krasnov
  • Binh biến Junker
  • Nội chiến Nga

Cách mạng Tháng Mười,[a] còn được gọi là Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại[b] trong các sử liệu Liên Xô, là một cuộc cách mạng nổ ra ở Petrograd vào ngày 25 tháng 10 năm 1917 theo Lịch Julius được dùng ở Nga lúc bấy giờ, tức ngày 7 tháng 11 theo Lịch Gregorius.

Tổ chức trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng là Ủy ban Quân sự Cách mạng Xô viết Petrograd, bao gồm cả các nhà cách mạng xã hội phái tả. Kết quả của cuộc cách mạng là các lãnh đạo chính phủ Bolshevik lên nắm quyền, thành lập Đại hội đại biểu Xô viết toàn Nga lần thứ II, đại đa số các đại biểu trong đó là những người Bolshevik (Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga) và đồng minh Đảng Cách mạng Xã hội cánh Tả, cũng được hỗ trợ bởi một số tổ chức quốc gia, một phần nhỏ những người Menshevik - những người theo chủ nghĩa quốc tế và một số người vô chính phủ.

Cuộc cách mạng thành công nhờ sự hỗ trợ của nhân dân, đường lối lãnh đạo hiệu quả của Lenin và các lãnh đạo đảng Bolshevik, sự bất lực của Chính phủ lâm thời, nhóm Menshevik và các lực lượng cánh hữu trong việc cạnh tranh với những người Bolshevik[1].

Chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung ương Đảng Bolshevik

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc cho lời kêu gọi cướp chính quyền ngay tức khắc của Vladimir Lenin, các báo cáo hiện tại cho thấy công nhân và binh sĩ mới chỉ ủng hộ sự chuyển giao quyền lực về tay các xô-viết, chứ chưa hẳn là muốn chính biến. Điều này​ khiến giới lãnh đạo Bolshevik phải chuyển hướng sang việc đảm bảo cho Đại hội Xô viết II diễn ra tốt đẹp, và hy vọng là sẽ thuyết phục thành công các xô-viết chuyển giao quyền lực cho họ.

Chính phủ Lâm thời Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thềm Đại hội II Xô viết toàn Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Tương quan lực lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồng Vệ binh ở Petrograd

Trong khi Chính phủ dựa phần lớn sức mạnh của mình vào các thiếu sinh quân và ba trung đoàn Cossack đóng tại thủ đô, thì Đảng Bolshevik lại trông cậy vào sức mạnh của Hồng Vệ binh, thủy thủ và binh sĩ.[2]

Diễn biến ở Petrograd

[sửa | sửa mã nguồn]

Đóng cửa nhà in và đụng độ mở màn

[sửa | sửa mã nguồn]
Thủ tướng Chính phủ Lâm thời Nga, Aleksandr Kerensky

Tầm 3 giờ đêm ngày 5 tháng 11 [lịch cũ 23 tháng 10] – rạng sáng ngày 6 tháng 11 [lịch cũ 24 tháng 10], do chưa nhận được hồi âm từ Ủy ban Quân sự Cách mạng, Kerensky và nội các chính phủ tại Cung điện Mùa Đông bèn phê duyệt lệnh bắt khẩn cấp một số thủ lĩnh của Ủy ban, đồng thời hạ lệnh cho đóng cửa hai nhà in Rabochi PutSoldat của Đảng Bolshevik.[3] Tướng Bagratuni điện báo tới các trường quân sự ở Petrograd, các trường sĩ quan ở Peterhof và Gatchina, hạ lệnh điều động thiếu sinh quân đến Quảng trường Cung điện để nhận chỉ thị; đồng thời yêu cầu các đơn vị quân lân cận, bao gồm đoàn pháo binh ngựa kéo Pavlovsk, trung đoàn súng trường Tsarskoe Selo, và Tiểu đoàn Xung kích Phụ nữ Levashova, khẩn trương tiến vào thủ phủ.[4] Hiểu rằng nước đi này sẽ làm dậy sóng chính trường, Kerensky dự tính phân trần sự vụ ở Nghị viện ngay ngày hôm đó.[5]

Tầm 5 rưỡi sáng, một toán thiếu sinh quân của chính phủ ập vào xưởng in hai tờ báo Bolshevik trên Phố Konnogvardeiskaya, phá hoại trang thiết bị, tịch thu ấn phẩm, niêm phong cơ sở và cho người canh giữ bên ngoài.[6] Nhân viên tại đây vội vã chạy sang Viện Smolny – trụ sở của Xô viết Petrograd, Ủy ban Quân sự Cách mạng và Đảng Bolshevik – để báo cáo vụ việc.[7] Một cuộc họp khẩn bao gồm đại biểu của Xô-viết, Ủy ban Quân sự Cách mạng, Đảng Bolshevik và phái Cách mạng Xã hội chủ nghĩa cánh tả, ngay lập tức được triệu tập; họ quy kết hành động của chính phủ là phản cách mạng và loan tin về động thái tiến quân rất đáng nghi hướng về thủ phủ.[8] Bộ chỉ huy Ủy ban Quân sự Cách mạng truyền đi "Chỉ thị 1", khuyến cáo các đơn vị đề cao cảnh giác, sẵn sàng tác chiến.[9] Bất chấp mong muốn của một bộ phận Ủy ban Quân sự Cách mạng và Đảng Bolshevik, ý kiến nổi dậy ngay tức khắc để cướp chính quyền bị bác bỏ, thay vào đó chủ trương hiện thời chỉ nhằm bảo toàn Đại hội Xô viết.[10]

Thiết giáp xa của công nhân Hồng Vệ binh đỗ trước Viện Smolny

Tầm 10 giờ sáng, Kerensky thông cáo cho các bộ trưởng về những biện pháp đã được thi hành nhằm trấn áp Đảng Bolshevik và duyệt lại bài phát biểu trước khi trình bày tại Nghị viện.[11] Vị thủ tướng vẫn tự tin rằng mọi chuyện đang nằm trong tầm kiểm soát; trên thực tế, dân quân của thành phố đã bất tuân lệnh bắt giữ các ủy viên thân Bolshevik trong Ủy ban Quân sự Cách mạng.[11] Cùng ngày, Kerensky đốc thúc thuyên chuyển binh lính thân Chính phủ từ tiền tuyến về thủ đô, hạ lệnh khai trừ ngay lập tức các chính ủy bên trong Ủy ban Quân sự Cách mạng và cấm các doanh trại tự ý điều quân trừ khi có lệnh trực tiếp từ Quân khu Petrograd, song những biện pháp này hầu như đều bất thành.[12] Suốt sáng đến đầu giờ chiều, khá rõ ràng rằng phần lớn dân quân trong thành phố đang tuân lệnh của Xô viết Petrograd chứ không phải của Chính phủ Lâm thời.[12] Hai phe cáo buộc nhau là phản cách mạng và đều tự xưng là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Hai.[13]

Vào buổi chiều, tin đồn lan truyền rằng, quân chi viện của Chính phủ Lâm thời, hoặc là đã đào ngũ sang Ủy ban Quân sự Cách mạng, hoặc là đã bị chặn đường tiến bởi những người ủng hộ Bolshevik cách xa thành phố.[14] Thủy thủ tuần dương hạm Rạng Đông, bấy giờ đang neo đậu ở hải cảng Pháp – Áo trên sông Neva gần Cung điện Mùa Đông, đã nổi dậy chống sĩ quan chỉ huy và nắm quyền kiểm soát con tàu trước khi nó được lệnh ra khơi.[15] Chính phủ Lâm thời hiện chỉ nắm giữ vài ngàn binh lính trung thành bên trong thành phố – hầu hết là sĩ quan, quân Cossack, thiếu sinh quân và một tiểu đoàn phụ nữ – thất thế trầm trọng khi so với đối phương.[16] Vào buổi trưa, khoảng 200 binh lính đã tập kết tại Quảng trường Cung điện, hội họp với 68 thiếu sinh quân từ Học viện Pháo binh Mikhailovsk hai tiếng sau.

Sự yếu kém của Chính phủ Lâm thời

[sửa | sửa mã nguồn]
Leon Trotsky, nhân tố quan trọng của chính biến Petrograd.

Vào buổi trưa, Nghị viện Lâm thời được triệu tập bởi Nikolai Avksentiev.[17] Tại phiên họp này, Kerensky đề xuất được trao đổi đặc biệt với nghị viện.[18] Trong bài diễn văn kéo dài một tiếng đồng hồ,[17] ông tìm kiếm sự ủng hộ của toàn bộ hội trường sau khi thuật lại các sự kiện trong vài ngày qua, song rốt cuộc phải thất vọng trước sự khước từ thẳng thừng,[19] ngay cả khi phe cánh tả cấp tiến vắng mặt.[20]

Lenin đã tới và Xô-viết đoạt quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp quản Cung điện Mùa Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ tiếng Nga: Октябрьская революция, chuyển tự Oktyabrskaya revolyutsiya, IPA: [ɐkˈtʲabrʲskəjə rʲɪvɐˈlʲutsɨjə].
  2. ^ tiếng Nga: Великая Октябрьская социалистическая революция, chuyển tự Velikaya Oktyabrskaya sotsialisticheskaya revolyutsiya, IPA: [vʲɪˈlʲikəjə ɐkˈtʲabrʲskəjə sətsɨəlʲɪˈsʲtʲitɕɪskəjə rʲɪvɐˈlʲutsɨjə].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shchukina T. V Социал-демократия осенью 1917 года. Ростов-на-Дону, Новочеркасск, Донская область // Giả thiết
  2. ^ Daniels 1997, tr. 108.
  3. ^ Chamberlin 1976, tr. 308; Daniels 1997, tr. 132; Rabinowitch 2017, tr. 420; Wade 2017, tr. 231.
  4. ^ Rabinowitch 2017, tr. 420.
  5. ^ Rabinowitch 2017, tr. 421.
  6. ^ Chamberlin 1976, tr. 308; Daniels 1997, tr. 133; Wade 2017, tr. 232.
  7. ^ Daniels 1997, tr. 133; Wade 2017, tr. 232.
  8. ^ Wade 2017, tr. 232.
  9. ^ Rabinowitch 2017, tr. 423.
  10. ^ Wade 2017, tr. 232-233.
  11. ^ a b Daniels 1997, tr. 136.
  12. ^ a b Rabinowitch 2017, tr. 429.
  13. ^ Wade 2017, tr. 233.
  14. ^ Rabinowitch 2017, tr. 430; Wade 2017, tr. 232.
  15. ^ Chamberlin 1976, tr. 308; Rabinowitch 2017, tr. 429-430.
  16. ^ Chamberlin 1976, tr. 308.
  17. ^ a b Daniels 1997, tr. 137.
  18. ^ Daniels 1997, tr. 138; Rabinowitch 1978, tr. 256Lỗi sfnm: không có mục tiêu: CITEREFRabinowitch1978 (trợ giúp).
  19. ^ Chamberlin 1976, tr. 309; Rabinowitch 1978, tr. 257Lỗi sfnm: không có mục tiêu: CITEREFRabinowitch1978 (trợ giúp).
  20. ^ Wade 2000, tr. 234.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFWade2000 (trợ giúp)

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chamberlin, William Henry (1976). The Russian Revolution, 1917-1921: From the Overthrow of the Czar to the Assumption of Power by the Bolsheviks [Cách mạng Nga, 1917-1921: Từ cuộc lật đổ Sa hoàng đến sự nắm quyền của Đảng Bolshevik] (bằng tiếng Anh). New York, Hoa Kỳ: Grosset & Dunlap. ISBN 9780448001883.
  • Corney, Frederick (2018). Telling October: Memory and the Making of the Bolshevik Revolution [Tháng Mười ấn tượng: Ký ức và sự kiến tạo Cách mạng Bolshevik] (bằng tiếng Anh). Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Cornell. ISBN 1501727036.
  • Daniels, Robert Vincent (1997). Red October: the Bolshevik Revolution of 1917 [Tháng Mười Đỏ: Cách mạng Bolshevik 1917] (bằng tiếng Anh). Boston, Hoa Kỳ: Beacon Press. ISBN 9780807056455.
  • Engelstein, Laura (2018). Russia in Flames: War, Revolution, Civil War, 1914–1921 [Nước Nga chìm trong lửa: Chiến tranh, Cách mạng, Nội chiến, 1914–1921] (bằng tiếng Anh). Oxford, Anh: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 9780199794218.
  • Figes, Orlando (2017). A People's Tragedy: The Russian Revolution, 1891–1924 [Bi kịch của nhân dân: Cách mạng Nga, 1891-1924]. Anh: Random House UK. ISBN 9781847924513.
  • Fitzpatrick, Sheila (2017). The Russian Revolution [Cách mạng Nga]. Oxford, Anh: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 9780198806707.
  • Rabinowitch, Alexander (2017). The Bolsheviks Come to Power: The Revolution of 1917 in Petrograd [Đảng Bolshevik lên nắm quyền: Cách mạng 1917 ở Petrograd] (bằng tiếng Anh). Chicago, Hoa Kỳ: Haymarket Books. ISBN 9781608467938.
  • Smith, Stephen Anthony (1985). Red Petrograd: Revolution in the Factories, 1917-1918 [Petrograd Đỏ: Cách mạng trong nhà máy, 1917-1918] (bằng tiếng Anh). Cambridge, Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9780521316187.
  • Wade, Rex A. (2017). The Russian Revolution, 1917 [Cách mạng Nga, 1917] (bằng tiếng Anh). Cambridge, Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9781107571259.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cách mạng Tháng Mười.
  • Kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng 10 Nga Lưu trữ 2011-03-25 tại Wayback Machine
  • "Cách mạng Tháng Mười và vẻ đẹp của tiểu thuyết Nga"
  • John Reed - "Mười ngày rung chuyển thế giới"
  • x
  • t
  • s
Cách mạng và Nội chiến Nga
Sự kiện
Cách mạng
  • Cách mạng Tháng Hai
  • Những ngày Tháng Bảy
  • Binh biến Kornilov
  • Cách mạng Tháng Mười
  • Binh biến Kerensky – Krasnov
  • Binh biến Junker
Nội chiến
  • Nội chiến Nga
  • Chiến tranh giành độc lập Ukraina
    • Chiến tranh Ukraina – Xô viết
    • Khởi nghĩa Bolshevik Kiev
    • Chiến tranh Ba Lan – Ukraina
  • Nội chiến Phần Lan
    • Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan
  • Heimosodat
  • Chiến tranh Ba Lan – Xô viết
  • Chiến tranh giành độc lập Estonia
  • Chiến tranh giành độc lập Latvia
  • Chiến tranh giành độc lập Litva
  • Hồng quân xâm chiếm Gruzia
  • Chiến tranh Armenia – Azerbaijan
  • Nổi dậy cánh tả chống Bolshevik
    • Chính biến của phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh tả
    • Khởi nghĩa Tambov
    • Phe Đối lập Công nhân
    • Cuộc nổi dậy Kronstadt
  • Can thiệp quân sự
    • Phe Đồng minh
    • Liên minh Trung tâm
    • Siberia
Tổ chức
  • Ủy ban Lâm thời Duma Quốc gia
  • Chính phủ Lâm thời Nga
  • Bạch vệ
  • Các phong trào giành độc lập
  • Xô viết Petrograd
  • Hội đồng Nhân dân Nga Xô viết
  • Hồng quân
  • Ủy ban Quân sự Cách mạng
  • Quốc hội Lập hiến Nga
    • bầu cử 1917
  • Hắc vệ
  • Nghĩa quân Cách mạng Ukraina
  • Quân lục
  • Hồng vệ binh
  • Tổ chức các lực lượng trong cuộc chiến chống phản cách mạng tại Nam Nga
  • Tsentralna Rada
    • Cộng hòa Nhân dân Ukraina
Chính đảng
  • Kadet
  • Nabat
  • Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga
    • Bolshevik
    • Menshevik
  • Đảng Xã hội chủ nghĩa – cách mạng
    • Phái xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh tả
  • Liên minh 17 tháng 10
  • Bund Tổng Lao động Do Thái
Nhân vật
Đế quốc Nga
  • Nikolai II của Nga
Chính phủ lâm thời
  • Georgy Lvov
  • Pavel Milyukov
  • Alexander Guchkov
Bạch vệ
  • Pyotr Wrangel
  • Aleksandr Kolchak
  • Anton Denikin
  • Pyotr Krasnov
  • Nikolai Yudenich
Bolshevik
  • Vladimir Lenin
  • Lev Kamenev
  • Grigory Zinoviev
  • Lev Trotsky
  • Mikhail Frunze
  • Iosif Stalin
  • Semyon Budyonny
  • Yakov Sverdlov
  • Nikolai Bukharin
  • Feliks Dzerzhinsky
  • Aleksey Rykov
Phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh hữu
  • Viktor Chernov
  • Aleksandr Kerensky
  • Boris Savinkov
  • Boris Sokoloff
Phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh tả
  • Yakov Blumkin
  • Boris Kamkov
  • Mark Natanson
  • Maria Spiridonova
  • Alexander Antonov
Phái vô trị chủ nghĩa
  • Nestor Makhno
  • Maria Nikiforova
  • Stepan Petrichenko
  • Lev Chernyi
  • Semen Karetnyk
  • Fedir Shchus
  • Viktor Bilash
  • Fanya Baron
  • Pyotr Kropotkin
Quốc tế
  • Làn sóng cách mạng 1917–1923
  • Cách mạng Đức (1918–1919)
  • Cộng hòa Xô viết Bayern
  • Cộng hòa Xô viết Hungary
  • Cộng hòa Xô viết Slovak
  • Chiến tranh Hungary–Romania
  • Các hội đồng công nhân Ba Lan
  • Chiến tranh Ba Lan–Ukraina
  • Chiến tranh Ba Lan – Xô viết

Từ khóa » Hai Cuộc Cách Mạng ở Nga Năm 1917