Cách Mạng Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Cách mạng xã hội là gì?
- Ví dụ về cách mạng xã hội là gì?
- Nguyên nhân của cách mạng xã hội là gì?
- Các giai đoạn của cách mạng xã hội
- Vai trò của cách mạng xã hội
Trong lịch sử hình thành và phát triển xã hội trải qua rất nhiều cuộc cách mạng khác nhau. Vậy cách mạng xã hội là gì là băn khoăn của nhiều độc giả quan tâm.
Cách mạng xã hội là gì?
Hiện nay để giải thích cách mạng xã hội là gì có thể dựa theo cách hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội được hiểu là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
Ví dụ về cách mạng xã hội là gì?
Để làm rõ hơn khái niệm cách mạng xã hội bài viết xin đưa ra ví dụ về cách mạng xã hội.
Khi lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày phát triển đến trình độ xã hội hoá cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc. Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị – xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.
Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành. Khi Đảng Cộng sản ra đời toàn bộ hoạt động của Đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản xác lập nhà nước của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
Nguyên nhân của cách mạng xã hội là gì?
Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về tư tưởng, về xã hội…, nhưng nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân sâu xa nhất. Bởi vì, cách mạng xã hội là sự biểu hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời trở thành trở lực đối với sự phát triển xã hội.
Nguyên nhân khách quan, sâu xa của cách mạng xã hội xuất phát từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị – xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng,
Bên cạnh đó cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tức tạo được thời cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.
Các giai đoạn của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội trải qua 2 giai đoạn chính:
Giành chính quyền.
Xây dựng chính quyền mới.
Vai trò của cách mạng xã hội
Bên cạnh việc tìm hiểu cách mạng xã hội là gì cho thấy vai trò của cách mạng xã hội là vô cùng to lớn.
Cách mạng xã hội góp phần vào quá tình thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn.
Cách mạng xã hội là phương thức dẫn đến sự thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội xét cho cùng về mặt kinh tế, là giải quyết sự xung đột giữa lực lượng sản xuất đang phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lạc hậu và lỗi thời.
Về chính trị cách mạng xã hội giải quyết sự xung đột giữa kiến trúc thượng tầng cũ đã lỗi thời với cơ sở kinh tế mới đã được hình thành.
Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hoá – tư tưởng.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Cách mạng xã hội là gì. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Từ khóa » Ví Dụ Về Khái Niệm Cách Mạng Xã Hội
-
Cách Mạng Xã Hội Là Gì? Vai Trò Của Nó Trong Sự Phát Triển Của Xã Hội?
-
Cách Mạng Xã Hội Là Gì?
-
Cách Mạng Xã Hội Là Gì?
-
Cách Mạng Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Mạng Xã Hội: Khái Niệm, Bản Chất, Nguyên Nhân, Nguồn Gốc ...
-
Cách Mạng Xã Hội Là Gì? Cách Mạng Xã Hội Có Nguyên Nhân Khách ...
-
Mạng Xã Hội Là Gì? Những đặc điểm Của Mạng Xã Hội Bạn Nên Biết
-
Mạng Xã Hội Là Gì? Chức Năng, Vai Trò, đặc điểm Và Phân Loại?
-
Tóm Tắt Phần Cách Mạng Xã Hội Thuyết Trình - StuDocu
-
Bản Chất Của Cách Mạng Xã Hội - Cửu Dương Thần Công . Com
-
Nguồn Gốc Của Cách Mạng Xã Hội - Cửu Dương Thần Công . Com
-
Bản Chất Và Vai Trò Của Cách Mạng Xã Hội - Tailieuontap
-
Cách Mạng Khoa Học-công Nghệ Và Tác động Của Nó đến Con Người ...
-
[PDF] 01 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM